Kinh Tân Ước năm 2023
Ngày 13–19 tháng Ba. Ma Thi Ơ 11–12; Lu Ca 11: “Ta Sẽ Cho Các Ngươi Được Yên Nghỉ”


“Ngày 13–19 tháng Ba. Ma Thi Ơ 11–12; Lu Ca 11: ‘Ta Sẽ Cho Các Ngươi Được Yên Nghỉ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Tân Ước năm 2023 (năm 2022)

“Ngày 13–19 tháng Ba. Ma Thi Ơ 11–12; Lu Ca 11,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2023

Chúa Giê Su đứng trong đám mây

Be Not Afraid (Chớ Sợ), tranh do Michael Malm họa

Ngày 13–19 tháng Ba

Ma Thi Ơ 11–12; Lu Ca 11

“Ta Sẽ Cho Các Ngươi Được Yên Nghỉ”

Đọc Ma Thi Ơ 11–12Lu Ca 11 trong tuần trước khi anh chị em dạy bài học. Làm như vậy sẽ cho anh chị em thời gian để suy ngẫm và nhận được sự mặc khải về điều gì cần chú trọng vào trong lớp học.

hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Việc áp dụng các nguyên tắc chúng ta tìm được trong thánh thư vào cuộc sống của mình là một cách thức quan trọng để trải nghiệm quyền năng của lời Thượng Đế. Khuyến khích học viên chia sẻ những điều họ tìm được trong khi học thánh thư tuần này mà họ có thể áp dụng vào cuộc sống của mình. Việc chia sẻ một ví dụ về cách anh chị em đã áp dụng thánh thư có thể giúp truyền cảm hứng cho các học viên chia sẻ ví dụ của riêng họ.

hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Ma Thi Ơ 11:28–30

Chúa Giê Su Ky Tô sẽ cho chúng ta được yên nghỉ khi chúng ta trông cậy nơi Ngài.

  • Trong Ma Thi Ơ 11:28–30, Đấng Cứu Rỗi dạy rằng Ngài sẽ giúp chúng ta mang những gánh nặng của mình nếu chúng ta chấp nhận lời mời của Ngài “Hãy gánh lấy ách của ta” (câu 29). Để giúp học viên hiểu rõ hơn lời hứa này, anh chị em có thể cho xem hình ảnh một cái ách (xin xem đại cương tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình) và chia sẻ những sự thật như sau: những cái ách được thiết kế để giúp động vật mang tải được đồ vật nặng hoặc hoàn thành công việc, và ách thường phù hợp với riêng từng con vật. Các chi tiết này thêm điều gì cho sự hiểu biết của chúng ta về Ma Thi Ơ 11:28–30? Chúng ta tìm thấy những lời mời nào trong các câu này? Các phước lành nào đã được hứa cho chúng ta? Anh chị em cũng có thể chia sẻ lời hứa của Chủ Tịch Russell M. Nelson có trong mục “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

  • Chúng ta đều có những gánh nặng mà có thể được làm vơi nhẹ qua quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô. Để khuyến khích thảo luận về đề tài này, anh chị em có thể mời các học viên đọc và thảo luận Ma Thi Ơ 11:28–30 với một người nào đó trong lớp học. Họ có thể gồm vào các câu hỏi giống như sau trong cuộc thảo luận của họ: Một số ví dụ về những gánh nặng mà một người có thể mang là gì? Chúng ta cần phải làm gì để đến cùng Đấng Ky Tô? Việc tự mình gánh lấy ách của Đấng Ky Tô có nghĩa là gì? Anh chị em cảm thấy Đấng Cứu Rỗi đã làm nhẹ gánh nặng của anh chị em như thế nào khi tìm đến Ngài? Các học viên có thể tìm thêm những hiểu biết sâu sắc trong sứ điệp của Anh Cả David A. Bednar “Mang Những Gánh Nặng của Họ Một Cách Dễ Dàng” (Liahona, tháng Năm năm 2014, trang 87–90).

những người đàn ông coi thường các môn đồ đang đi qua cánh đồng lúa mì

The Disciples Eat Wheat on the Sabbath (Các Môn Đồ Ăn Lúa Mì vào Ngày Sa Bát), tranh do James Tissot họa

Ma Thi Ơ 12:1–13

Ngày Sa Bát là một ngày để làm điều tốt.

  • Để giúp giữ ngày Sa Bát được thánh, những người Pha Ri Si đưa ra những luật lệ nghiêm khắc và các truyền thống do con người lập ra, mà cuối cùng làm lu mờ đi sự hiểu biết của họ về mục đích thật sự của ngày Sa Bát. Để bắt đầu một cuộc thảo luận về lý do tại sao Chúa ban cho chúng ta ngày Sa Bát, anh chị em có thể mời các học viên xem lại Ma Thi Ơ 12:1–13. Các câu chuyện này giảng dạy điều gì về mục đích của ngày Sa Bát? Chúng ta có thêm những sự hiểu biết sâu sắc nào khác về ngày Sa Bát trong Xuất Ê Díp Tô Ký 31:16–17; Ê Sai 58:13–14; và Giáo Lý và Giao Ước 59:9–13? Mối liên hệ của chúng ta với Đấng Cứu Rỗi đã thay đổi như thế nào khi chúng ta cố gắng giữ cho ngày của Ngài được thánh?

  • Trong khi người Pha Ri Si nhấn mạnh nhiều luật lệ chi tiết về ngày Sa Bát, Đấng Cứu Rỗi dạy một nguyên tắc cơ bản: “Trong ngày Sa Bát có phép làm việc lành” (Ma Thi Ơ 12:12). Những nguyên tắc nào khác giúp chúng ta giữ ngày Sa Bát được thánh? (xin xem câu phát biểu của Chủ Tịch Russell M. Nelson trong mục “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Tại sao các nguyên tắc lại hữu hiệu hơn các bản liệt kê gồm các luật lệ khi chúng ta cố gắng phát triển sự tự lực về mặt thuộc linh?

  • Sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Ngày Sa Bát Là Ngày Vui Thích” (Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 129–132) và các video về những lời khuyên dạy của Anh Cả Jeffrey R. Holland trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể được thêm vào cuộc thảo luận về ngày Sa Bát.

hình biểu tượng các nguồn tài liệu

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Cùng mang ách với Chúa Giê Su Ky Tô.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Anh chị em đến cùng Đấng Ky Tô để được mang ách cùng với Ngài và với quyền năng của Ngài, để anh chị em không phải một mình mang gánh nặng của cuộc đời. Anh chị em đang kéo ách của cuộc đời cùng với Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc của thế gian, và bỗng nhiên những vấn đề của anh chị em, dù có nghiêm trọng đến mấy, đều trở nên nhẹ nhàng hơn” (“The Mission and Ministry of the Savior: A Discussion with Elder Russell M. Nelson,” Ensign, tháng Sáu năm 2005, trang 18).

“Tôi muốn dâng lên Thượng Đế dấu hiệu nào?”

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy: “Khi tôi phải đưa ra một quyết định về một sinh hoạt có thích hợp cho ngày Sa Bát hay không, tôi chỉ cần tự hỏi: ‘Tôi muốn dâng lên Thượng Đế dấu hiệu gì?’ Câu hỏi đó làm cho sự lựa chọn của tôi về ngày Sa Bát rất rõ ràng” (“Ngày Sa Bát Là Ngày Vui Thích,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 130).

Các phước lành của việc tuân giữ ngày Sa Bát.

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Khuyến khích việc chia sẻ. “Mỗi cá nhân trong lớp của các anh chị em là một nguồn dồi dào về chứng ngôn, những sự hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm với việc sống theo phúc âm. Hãy mời họ chia sẻ với nhau và nâng đỡ nhau” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 5).