Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 31 tháng Một–Ngày 6 tháng Hai. Sáng Thế Ký 6–11; Môi Se 8: “Nô Ê Được Ơn Trước Mặt Đức Giê Hô Va”


“Ngày 31 tháng Một–Ngày 6 tháng Hai. Sáng Thế Ký 6–11; Môi Se 8: ‘Nô Ê Được Ơn Trước Mặt Đức Giê Hô Va,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 31 tháng Một–Ngày 6 tháng Hai. Sáng Thế Ký 6–11; Môi Se 8,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Nô Ê, gia đình ông, các thú vật, con tàu, và cầu vồng

Hình ảnh minh họa Nô Ê rời khỏi con tàu, do Sam Lawlor thực hiện

Ngày 31 tháng Một–Ngày 6 tháng Hai

Sáng Thế Ký 6–11; Môi Se 8

“Nô Ê Được Ơn Trước Mặt Đức Giê Hô Va”

Đại cương này nhấn mạnh đến các nguyên tắc được tìm thấy trong Sáng Thế Ký 6–11Môi Se 8, nhưng đây không phải là các nguyên tắc duy nhất mà anh chị em có thể tập trung vào trong khi giảng dạy. Hãy tin tưởng vào những thúc giục thuộc linh mà anh chị em nhận được khi học thánh thư.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cân nhắc việc mời các học viên chia sẻ một sứ điệp thuộc linh cho thời kỳ của chúng ta từ câu chuyện về Nô Ê hoặc Tháp Ba Bên. Khuyến khích họ chia sẻ một đoạn thánh thư hỗ trợ sứ điệp này.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Sáng Thế Ký 6–8; Môi Se 8

Sẽ có sự an toàn thuộc linh khi noi theo vị tiên tri của Chúa.

  • Sự tà ác trong thời Nô Ê có thể nhắc nhở chúng ta về sự tà ác chúng ta thấy xung quanh mình thời nay. Để giúp các học viên được lợi ích từ các bài học trong câu chuyện về Nô Ê, anh chị em có thể viết lên trên bảng Những Lời Cảnh BáoNhững Điều Trấn An. Các học viên có thể xem lại Sáng Thế Ký 6–8 hoặc Môi Se 8:13–30 và tìm một điều gì đó họ cảm thấy là một lời cảnh báo quan trọng cho thời kỳ của chúng ta và điều gì đó họ cho là trấn an (xin xem thêm “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Họ có thể viết những điều mà họ tìm được dưới tiêu đề thích hợp trên bảng. Tại sao câu chuyện về Nô Ê có giá trị đối với chúng ta ngày nay?

Sáng Thế Ký 9:8–17

Những biểu hiệu hoặc biểu tượng giúp chúng ta nhớ tới các giao ước của mình với Chúa.

  • Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình đề nghị đọc Sáng Thế Ký 9:8–17 và suy ngẫm cách mà các biểu hiệu hoặc biểu tượng có thể được dùng để nhắc nhở về các giao ước của chúng ta. Để giúp các học viên chia sẻ ý nghĩ của họ, anh chị em có thể mang đến lớp một vài đồ vật nhắc nhở chúng ta về những điều quan trọng—như là một chiếc nhẫn cưới, một lá cờ tổ quốc, hoặc một tấm thẻ tên truyền giáo—và so sánh những vật này với “biểu hiệu” của cầu vồng. Bản Dịch Joseph Smith, Sáng Thế Ký 9:21–25 (trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư) dạy chúng ta điều gì về biểu hiệu này? Thượng Đế sử dụng biểu hiệu hoặc biểu tượng như thế nào để giúp chúng ta nhớ tới các giao ước của mình?

Sáng Thế Ký 11:1–9

Cách duy nhất để lên được thiên thượng là noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Câu chuyện về dân Ba Bên xây một cái tháp cho thấy một sự tương phản đầy thú vị so với câu chuyện về Hê Nóc và dân ông xây dựng Si Ôn, mà các học viên đã học tuần trước. Cả hai nhóm người đều đang cố gắng để lên được thiên thượng nhưng theo những cách thức khác nhau. Anh chị em có thể mời các học viên liệt kê lên trên bảng bất kỳ điều gì họ nhớ được về dân Si Ôn (xin xem Môi Se 7:18–19, 53, 62–63, 69) và điều gì họ học được từ Sáng Thế Ký 11:1–9Hê La Man 6:26–28 về dân cư tại tháp Ba Bên. Họ tìm được những điểm khác biệt nào? Những điều này dạy cho chúng ta điều gì về nỗ lực của riêng mình để trở về nơi hiện diện của Thượng Đế?

    Hình Ảnh
    tháp Ba Bên

    Hình minh họa Tháp Ba Bên, do David Green thực hiện

  • Thành cổ Ba Bên không còn nữa, nhưng vẫn còn đó tính kiêu hãnh và thói ham mê vật chất thế gian mà nó tượng trưng. Để giúp các học viên áp dụng những bài học từ Tháp Ba Bên vào cuộc sống của họ, hãy bắt đầu bằng cách mời họ xem lại Sáng Thế Ký 11:1–9. Sau đó anh chị em có thể phân phát những mẩu giấy và mời các học viên viết những điều người ta làm mà khiến họ xa rời Thượng Đế; ở mặt bên kia của mẩu giấy, họ có thể viết những điều mà người ta làm để đến gần Thượng Đế hơn. Giới trẻ có thể thích xếp nhóm những tờ giấy đầu tiên ở trên bảng thành hình cái tháp và nhóm thứ hai xếp thành hình đền thờ. Thượng Đế ban cho chúng ta điều gì để giúp chúng ta “đến tận trời”? (“Sáng Thế Ký 11:4; xin xem thêm Giăng 3:16). Anh chị em có thể hát một bài thánh ca về đề tài này, như là bài “Càng Gần Chúa Hơn” (Hymns, số 100).

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Những Bài Học từ Nô Ê.

Chủ Tịch Henry B. Eyring đã nói:

“Thất bại trong việc nghe theo lời dạy của vị tiên tri sẽ làm suy yếu sức mạnh của chúng ta để làm theo lời dạy được soi dẫn trong tương lai. Thời điểm tốt nhất để quyết định giúp Nô Ê đóng tàu là lần đầu tiên ông ấy yêu cầu. Với mỗi lần ông ấy yêu cầu sau đó, thì mỗi lời từ chối hành động sẽ làm suy yếu sự nhạy cảm với Thánh Linh. Và vì thế mỗi lần lời yêu cầu của ông sẽ dường như càng thêm ngốc nghếch, cho đến khi trời đổ mưa. Nhưng đã quá trễ.

“Mỗi lần trong cuộc sống của mình khi tôi chọn trì hoãn làm theo lời khuyên dạy được soi dẫn hoặc quyết định rằng tôi là một ngoại lệ, tôi tiến đến việc biết rằng tôi đã đặt bản thân vào con đường nguy hiểm. Mỗi lần tôi lắng nghe lời khuyên dạy của các vị tiên tri, cảm thấy các lời đó vững chắc trong lời cầu nguyện, và rồi làm theo, thì tôi nhận thấy mình tiến bước đến sự an toàn” (“Finding Safety in Counsel,” Ensign, tháng Năm năm 1997, trang 25).

Tại sao Thượng Đế gửi xuống Trận Hồng Thủy?

Một số người tự hỏi về công lý của Thượng Đế khi Ngài gửi xuống trận hồng thủy để “hủy diệt loài người” (Sáng Thế Ký 6:7). Anh Cả Neal A. Maxwell giải thích rằng vào lúc xảy ra Trận Đại Hồng Thủy, “sự đồi bại trở nên tồi tệ đến mức nó giới hạn quyền tự quyết của con người để sống ngay chính, vì thế sẽ không công bằng nếu gửi linh hồn xuống thế gian” (We Will Prove Them Herewith [năm 1982], trang 58).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Dành thời gian để suy ngẫm. Những câu hỏi hay đòi hỏi phải có sự suy ngẫm, tra cứu, và soi dẫn. Cho các học viên một vài phút để suy ngẫm một câu hỏi trước khi yêu cầu câu trả lời. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 31–34.)

In