Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 24–30 tháng Một. Môi Se 7: “Chúa Gọi Dân Ngài là Si Ôn”


“Ngày 24–30 tháng Một. Môi Se 7: ‘Chúa Gọi Dân Ngài là Si Ôn,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 24–30 tháng Một. Môi Se 7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
nhiều người tương tác với nhau một cách đầy yêu thương

Love One Another (Hãy Yêu Mến Đồng Loài), tranh do Emma Donaldson Taylor vẽ

Ngày 24–30 tháng Một

Môi Se 7

“Chúa Gọi Dân Ngài là Si Ôn”

Khi anh chị em đọc Môi Se 7, hãy nghĩ về những người anh chị em giảng dạy và làm thế nào anh chị em có thể giúp họ hiểu những điều mà chương này dạy về Si Ôn và các nguyên tắc khác của phúc âm.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Đôi khi một câu hỏi đơn giản và một vài phút suy ngẫm là đủ để giúp mọi người chia sẻ những gì họ đang học ở nhà. Có lẽ anh chị em có thể cho các học viên một vài phút để xem lại Môi Se 7, tìm một câu mà khiến họ cảm thấy biết ơn về các lẽ thật được phục hồi trong sách Môi Se, rồi chia sẻ lẽ thật đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Môi Se 7:16–21, 27, 53, 62–69

Chúng ta có thể xây dựng Si Ôn trong thời kỳ của chúng ta.

  • Thế nào là cách tốt nhất để giới thiệu khái niệm Si Ôn trong lớp học của anh chị em? Một ý kiến có thể là liên lạc với các học viên trong tuần trước buổi học và mời họ mang từ nhà một vật mà họ cảm thấy tượng trưng cho các phẩm chất của những người ở Si Ôn, như được mô tả trong Môi Se 7:18. Trong khi cùng nhau thảo luận câu này, các học viên có thể giải thích ý nghĩa của đồ vật họ mang đến.

    Hình Ảnh
    mọi người đang chào hỏi nhau

    Chúng ta nên cố gắng trở nên “đồng một lòng và một trí” (Môi Se 7:18).

  • Cân nhắc việc yêu cầu các học viên nghĩ về những lúc khi mà họ cảm thấy tình đoàn kết trong gia đình họ hoặc trong lúc phục vụ cùng những người khác trong Giáo Hội hay trong cộng đồng. Người ta đã làm gì để tạo ra tình đoàn kết trong những bối cảnh này? Chúng ta có thể học được điều gì về Si Ôn và tình đoàn kết trong Môi Se 7? (đặc biệt xin xem các câu 16–21, 27, 53, 62–69). Đây là vài đoạn thánh thư khác mà có thể giúp ích: Phi Líp 2:1–4; 4 Nê Phi 1:15–18; Giáo Lý và Giao Ước 97:21; 105:5.

Môi Se 7:28–44

Thượng Đế khóc thương con cái Ngài.

  • Một số người có thể cho rằng Thượng Đế rất xa vời, không thể đến gần được, và thậm chí không quan tâm. Làm thế nào anh chị em có thể sử dụng khải tượng của Hê Nóc để giúp lớp học của mình hiểu rằng Thượng Đế đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống chúng ta và quan tâm đến chúng ta? Anh chị em có thể mời các học viên đọc Môi Se 7:28–44 và liệt kê một số lý do tại sao Thượng Đế khóc thương. Các câu này dạy anh chị em điều gì về cảm nghĩ của Thượng Đế đối với con cái của Ngài? Lời phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể đóng góp cho cuộc thảo luận này.

  • Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình gợi ý suy ngẫm về điều mà Môi Se 7:28–31, 35 dạy về Thượng Đế. Những người mà đã làm điều này ở nhà có thể sẵn lòng chia sẻ suy nghĩ của họ với cả lớp. Hoặc anh chị em có thể mời các học viên suy ngẫm những câu này và thảo luận về các câu đó trong lớp.

Môi Se 7:59–67

Chúa sẽ tái lâm trong những ngày sau cùng.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên của mình khám phá xem Môi Se 7:59–67 giảng dạy điều gì về Sự Tái Lâm của Đấng Cứu Rỗi? Có lẽ anh chị em có thể liệt kê hai hoặc ba lẽ thật hoặc sự kiện từ các câu ở trên bảng và yêu cầu các học viên tra cứu các câu đó và thêm vào bản liệt kê. Tại sao lại là một phước lành để có biên sử về khải tượng của Hê Nóc—một trong những lời tiên tri đầu tiên về Sự Tái Lâm?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Thượng Đế khóc thương con cái Ngài.

Anh Cả Jeffrey R. Holland đã dạy:

“Ở giữa khải tượng lớn lao về nhân loại mà thiên thượng đã mở ra cho ông thấy, Hê Nóc quan sát các phước lành lẫn những thử thách của trần thế, quay nhìn Đức Chúa Cha và sửng sốt khi thấy Ngài đang khóc. Ông nói trong sự ngạc nhiên và sửng sốt cho Đấng quyền bính nhất trong vũ trụ: ‘Tại sao Ngài có thể khóc được?’ …

“Nhìn vào sự kiện của gần như bất cứ thời đại nào, Thượng Đế đáp: ‘Hãy nhìn xem những anh em này của ngươi; chúng là tác phẩm của bàn tay ta. … Ta đã ban cho chúng … [một] lệnh truyền, rằng chúng phải thương yêu lẫn nhau, và chúng phải chọn ta, là Cha của chúng; nhưng này, chúng không có tình nghĩa, và chúng thù hằn chính dòng máu của chúng. … Vậy nên, lẽ nào các tầng trời không khóc, vì thấy những kẻ này bị đau khổ?’ [Môi Se 7:29–33, 37].

“Chỉ một cảnh tượng độc nhất, cảm động đó có tác dụng giảng dạy về bản chất thật của Thượng Đế hơn bất cứ luận án thần học nào có thể giảng dạy được. … Thật là một hình ảnh sâu đậm về lòng thiết tha của Thượng Đế đối với cuộc sống của chúng ta! Đau đớn thay cho một người cha khi con cái của Ngài không chọn Ngài cũng chẳng chọn ‘phúc âm của Thượng Đế’ mà Ngài đã gửi đến! [Rô Ma 1:1]. Thật dễ dàng biết bao để yêu thương một người nào đó mà yêu thương mình một cách đặc biệt!” (“Sự Vĩ Đại của Thượng Đế,” Liahona, tháng Mười Một năm 2003, trang 72).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy khuyến khích các học viên học tập thánh thư tại nhà. Một cách mà anh chị em có thể khuyến khích việc học thánh thư tại nhà là dành ra thời gian cho các học viên chia sẻ những khám phá và sự hiểu biết đến từ việc học tập riêng cá nhân và chung với gia đình của họ. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 29.)

In