Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 10–16 tháng Một. Sáng Thế Ký 3–4; Môi Se 4–5: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va


“Ngày 10–16 tháng Một. Sáng Thế Ký 3–4; Môi Se 4–5: Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 10–16 tháng Một. Sáng Thế Ký 3–4; Môi Se 4–5,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
A Đam và Ê Va đi cùng nhau

Adam and Eve (A Đam và Ê Va), tranh do Douglas M. Fryer họa

Ngày 10–16 tháng Một

Sáng Thế Ký 3–4; Môi Se 4–5

Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va

Khi anh chị em chuẩn bị giảng dạy về Sáng Thế Ký 3–4Môi Se 4–5, hãy nghĩ về những câu hỏi hoặc sinh hoạt nào mà có thể giúp các học viên hiểu rõ hơn về Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các học viên có thể xem tóm lược lại Sáng Thế Ký 3–4 hoặc Môi Se 4–5, chọn một câu nổi bật đối với họ, và chia sẻ câu đó với người nào đó ngồi gần. Sau đó một vài học viên có thể chia sẻ một sự hiểu biết sâu sắc với lớp học.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Môi Se 4:1–13; 5:1–12

Chúng ta cần quyền tự quyết và sự tương phản để phát triển.

  • Bởi vì quyền tự quyết—quyền mà Thượng Đế ban cho để lựa chọn—là một phần cơ bản của cuộc sống trần thế, nên đôi khi chúng ta xem đó là điều hiển nhiên. Để gia tăng lòng biết ơn của các học viên về ân tứ này, họ có thể đọc và thảo luận Môi Se 4:1–4. Các câu này dạy điều gì về tầm quan trọng của quyền tự quyết? Tại sao kế hoạch của Thượng Đế sẽ bị phá hủy nếu chúng ta không có quyền tự quyết? Đoạn trích dẫn trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể cung cấp một số hiểu biết sâu sắc.

  • Có lẽ các học viên đã nghiên cứu sứ điệp của Chủ Tịch Dallin H. Oaks “Tương Phản trong Mọi Sự Việc” (Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 114–117) như là một phần của việc học tập riêng cá nhân hoặc chung với gia đình của họ tuần này. Trong tuần, anh chị em có thể cân nhắc việc mời một vài người đến lớp sẵn sàng chia sẻ một điều gì đó từ sứ điệp này mà đã giúp họ hiểu Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va (đặc biệt xin xem các phần I và II). Tại sao Cha Thiên Thượng cho phép chúng ta trải nghiệm “sự tương phản trong mọi sự việc”? (xin xem 2 Nê Phi 2:11–16). Anh chị em có thể mời các học viên đọc Giáo Lý và Giao Ước 29:39–40 và thảo luận lý do tại sao những cám dỗ của Sa Tan lại cần thiết trong kế hoạch của Thượng Đế. Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô giúp đỡ chúng ta như thế nào khi chúng ta đối mặt với cám dỗ?

    Hình Ảnh
    Ê Va đang cầm trái cây

    Leaving Eden (Rời Khỏi Vườn Ê Đen), tranh do Annie Henrie Nader vẽ

Môi Se 4:4–12; 5:13–33

Sa Tan tìm cách “để lừa gạt và làm mù quáng” chúng ta.

  • Môi Se 4:4–12; 5:13–33 có thể giúp các học viên trong lớp học của anh chị em nhận ra một số cách thức mà Sa Tan cám dỗ chúng ta làm điều xấu xa. Anh chị em có thể mời một nửa lớp đọc Môi Se 4:4–12 và nửa còn lại đọc Môi Se 5:13, 18–33. Trong khi đọc, học viên có thể liệt kê những cách thức mà Sa Tan đã cố gắng cám dỗ A Đam và Ê Va cùng con cái của họ. Nó cố gắng cám dỗ chúng ta với những điều tương tự này ngày nay như thế nào? Làm thế nào Cha Thiên Thượng có thể giúp chúng ta chống lại những sự lừa gạt của Sa Tan?

Sáng Thế Ký 3:1–7; Môi Se 4:22–31; 5:4–15

Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô mang đến niềm hy vọng và sự cứu chuộc khỏi Sự Sa Ngã.

  • Chúng ta càng hiểu rõ những hậu quả của Sự Sa Ngã, thì chúng ta càng biết ơn nhiều hơn Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Các học viên có thể tìm kiếm những hậu quả của Sự Sa Ngã trong Sáng Thế Ký 3:1–7; Môi Se 4:22–31 và liệt kê những điều họ tìm được lên trên bảng. Sau đó học viên cũng có thể tra cứu Môi Se 5:4–12, 14–15 để học về kế hoạch của Thượng Đế để cứu chuộc chúng ta khỏi những hậu quả đó (xin xem thêm 2 Nê Phi 2:19–25; An Ma 12:22–34) và liệt kê những điều họ tìm được lên trên bảng. Họ cũng có thể chia sẻ những điều gây ấn tượng cho họ về chứng ngôn của A Đam và của Ê Va về Chúa Giê Su Ky Tô được tìm thấy trong các câu 10–12. Chúng ta cảm thấy như thế nào về kế hoạch của Thượng Đế sau khi đọc các câu thánh thư này?

  • Câu chuyện về niềm hy vọng và sự cứu chuộc của A Đam và Ê Va có thể khích lệ các học viên khi họ gặp khó khăn trong cuộc sống. Cân nhắc việc mời họ tìm kiếm những từ và cụm từ trong Môi Se 5:7–12 diễn tả niềm hy vọng mà A Đam và Ê Va cảm thấy khi họ biết được rằng Đấng Cứu Rỗi có thể cứu chuộc cho họ. Có khi nào chúng ta cảm nhận được niềm hy vọng tương tự như những gì A Đam và Ê Va cảm nhận không? Cân nhắc việc mời các học viên chia sẻ những bài thánh ca ưa thích của họ mà thể hiện niềm hy vọng đến được qua Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Anh chị em có thể cùng hát một vài bài thánh ca này với nhau.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chúng ta có thể tự mình lựa chọn.

Anh Cả Dale G. Renlund đã dạy:

“Mục tiêu của Cha Thiên Thượng trong việc nuôi nấng con cái Ngài không phải bảo con cái Ngài làm điều gì ngay chính; mà chính là bảo con cái Ngài chọn làm điều gì ngay chính và cuối cùng sẽ trở nên giống như Ngài. Nếu Ngài chỉ đơn giản muốn chúng ta vâng lời, thì Ngài sẽ dùng những phần thưởng và hình phạt mà ngay lập tức gây ảnh hưởng tới các hành vi của chúng ta.

“Nhưng Thượng Đế không mong muốn con cái Ngài trở thành ‘những con vật cưng’ được huấn luyện và biết vâng lời, là những con vật sẽ không làm hỏng những vật dụng của Ngài trong phòng thượng thiên. Không, Thượng Đế muốn con cái Ngài trưởng thành về mặt thuộc linh và tham gia với Ngài trong công việc gia đình này” (“Ngày Nay Hãy Chọn Ai,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 104).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tạo thêm sự tham gia của học viên. Nhiều sinh hoạt có thể được thực hiện cho chung cả lớp, trong các nhóm nhỏ, hoặc theo cặp. Hãy sử dụng các phương pháp khác nhau để cho phép cả những người mà có thể không có cơ hội được tham gia. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 33–34.)

In