Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 27 tháng Mười Hai–Ngày 2 tháng Một. Môi Se 1; Áp Ra Ham 3: “Đây Là Công Việc của Ta và Sự Vinh Quang của Ta”


“Ngày 27 tháng Mười Hai–Ngày 2 tháng Một. Môi Se 1; Áp Ra Ham 3: ‘Đây Là Công Việc của Ta và Sự Vinh Quang của Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 27 tháng Mười Hai–Ngày 2 tháng Một. Môi Se 1; Áp Ra Ham 3,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
hình ảnh các vì sao trong không gian

Ngày 27 tháng Mười Hai–Ngày 2 tháng Một

Môi Se 1; Áp Ra Ham 3

“Đây Là Công Việc của Ta và Sự Vinh Quang của Ta”

Khi anh chị em đọc Môi Se 1Áp Ra Ham 3, hãy mở rộng tâm trí và tấm lòng của mình đối với những ấn tượng từ Thánh Linh. Ngài sẽ soi dẫn anh chị em với những ý nghĩ và ý tưởng mà sẽ giúp anh chị em chuẩn bị để giảng dạy.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các học viên trong lớp học của anh chị em có thể có những kinh nghiệm kỳ diệu khi đọc Môi Se 1Áp Ra Ham 3 ở nhà. Bằng cách nào anh chị em sẽ tạo ra cơ hội cho các học viên để chia sẻ những kinh nghiệm này? Có thể đơn giản như đặt các câu hỏi như sau: Điều gì đã gây ấn tượng cho anh chị em khi anh chị em đọc thánh thư trong tuần này? Điều gì làm anh chị em ngạc nhiên? Điều gì khiến anh chị em ngừng lại và suy nghĩ? Điều gì đã giúp anh chị em cảm thấy gần gũi với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Môi Se 1:1–10, 37–39; Áp Ra Ham 3:22–26

Là con cái của Thượng Đế, chúng ta có một số mệnh thiêng liêng.

  • Các lẽ thật đã được mặc khải trong các khải tượng của Môi Se và của Áp Ra Ham có thể có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn của chúng ta và khả năng của chúng ta để vượt qua những thử thách của cuộc đời. Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên trong lớp học của mình khám phá ra các lẽ thật này trong Môi Se 1Áp Ra Ham 3? Một ý kiến là chia lớp học ra thành nhiều nhóm và giao cho mỗi nhóm một trong các đoạn sau đây: Môi Se 1:1–10; Môi Se 1:37–39; Áp Ra Ham 3:22–26. Mỗi nhóm có thể tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi chẳng hạn như “Tôi là ai?” “Tại sao tôi ở đây?” và “Thượng Đế muốn tôi trở thành người như thế nào?” Sau khi đã thấy có đủ thời gian, các nhóm này có thể chia sẻ câu trả lời của họ. Các câu trả lời này có thể ảnh hưởng đến những cử chỉ hằng ngày của chúng ta như thế nào?

    Hình Ảnh
    Chúa Giê Su Ky Tô ở giữa các vì sao

    Đấng Ky Tô và Sự Sáng Tạo, tranh do Robert T. Barrett họa

Môi Se 1:12–23

Chúng ta có thể chống lại ảnh hưởng của Sa Tan.

  • Sự chạm trán của Môi Se với Sa Tan, được tìm thấy trong Môi Se 1:12–23, mang đến những bài học mà có thể giúp các học viên trong lớp học của anh chị em khi họ đương đầu với cám dỗ hoặc sự lừa gạt của kẻ nghịch thù. Chúng ta có thể học hỏi được gì từ phản ứng của Môi Se? Có thể có ý nghĩa nếu các học viên chia sẻ ý kiến và khích lệ để giúp đỡ nhau nhận ra và chống lại các nỗ lực của Sa Tan.

  • Một bài học từ kinh nghiệm của Môi Se là Sa Tan cám dỗ chúng ta bằng cách ngụy tạo lẽ thật và quyền năng của Thượng Đế. Để giúp các học viên hình dung ra điều này, anh chị em có thể mang đến lớp một vài đồ vật là phiên bản giả của những đồ vật khác, như một cái cây giả hoặc một con búp bê. Làm sao chúng ta biết được những thứ này là giả? Một số những điều giả dối mà Sa Tan sử dụng ngày nay để cám dỗ chúng ta là gì? Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra và từ chối những điều đó? (Để học cách Môi Se đã làm điều này, xin xem Môi Se 1:13–18.) Chúa giúp chúng ta trong các nỗ lực của chúng ta như thế nào? (xin xem Môi Se 1:24–26).

Áp Ra Ham 3:22–28

Cuộc sống này là cơ hội của chúng ta để cho thấy rằng chúng ta sẽ làm những gì Thượng Đế truyền lệnh.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên thấy được cuộc sống của họ là một cơ hội để chứng tỏ lòng trung thành của họ đối với các lệnh truyền của Thượng Đế? Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách yêu cầu họ nói về những kinh nghiệm mà họ đã có khi họ phải thể hiện sự thành thạo trong một kỹ năng—chẳng hạn như trong trường học, tại sở làm, hoặc trong một đội thể thao. Họ có thể nói về những điều họ được đòi hỏi phải làm để tự chứng tỏ mình. Những kinh nghiệm này giống với những kinh nghiệm được mô tả trong Áp Ra Ham 3:24–26 như thế nào? Các kinh nghiệm đó khác nhau như thế nào? Làm thế nào để chúng ta bao gồm Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi trong những nỗ lực của chúng ta để tự “chứng tỏ” mình? (Áp Ra Ham 3:25). Làm thế nào việc biết được rằng chúng ta ở đây để tự chứng tỏ rằng mình vâng lời ảnh hưởng đến cách chúng ta ứng phó với những thử thách của cuộc đời?

  • Chúng ta còn học được điều gì nữa từ Áp Ra Ham 3:22–28 về cuộc sống tiền dương thế, hoặc “trạng thái thứ nhất”? (câu 26). Tại sao các lẽ thật này có giá trị đối với chúng ta?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chớ nghi ngờ những gì đã được mặc khải cho anh chị em.

Anh Cả Jeffrey R. Holland đã dạy điều này về kinh nghiệm của Môi Se trong Môi Se 1: “Sứ điệp của Môi Se dành cho anh chị em ngày nay là: Đừng để mất cảnh giác. Đừng cho rằng một sự mặc khải lớn lao, một khoảnh khắc được soi dẫn kỳ diệu nào đó, sự mở đầu một con đường đầy cảm hứng, là hoàn tất. … Một khi đã có sự soi dẫn rồi, thì hãy coi chừng bị cám dỗ để rút lui khỏi một điều tốt. Nếu điều đó đã đúng khi anh chị em cầu nguyện về điều đó và tin tưởng điều đó và sống cho điều đó, thì điều đó phải đúng bây giờ. Đừng bỏ cuộc khi bị áp lực thêm. Chắc chắn là đừng nhượng bộ cho kẻ muốn phá hủy hạnh phúc của anh chị em. Hãy đối mặt với những lý do khiến anh chị em nghi ngờ. Hãy vượt qua những nỗi sợ hãi của mình. ‘Vậy chớ bỏ lòng dạn dĩ mình.’[Hê Bơ Rơ 10:35]. Hãy tiếp tục đi theo con đường này và nhìn ngắm vẻ đẹp của cuộc sống mở ra cho anh chị em” (“Cast Not Away Therefore Your Confidence,” Ensign, tháng Ba năm 2000, trang 7, 9).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy giúp các học viên khám phá các lẽ thật trong thánh thư. Trước khi mời các học viên đọc một đoạn thánh thư, anh chị em có thể yêu cầu họ tìm kiếm hoặc cân nhắc một điều gì đó cụ thể. Ví dụ như, họ có thể tìm kiếm một điều gì đó họ học được về Đấng Cứu Rỗi hoặc một điều gì đó họ muốn chia sẻ với một người thân trong gia đình. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 21.)

In