Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 7–13 tháng Ba. Sáng Thế Ký 37–41: “Giô Sép Được Đức Giê Hô Va Phù Hộ”


“Ngày 7–13 tháng Ba. Sáng Thế Ký 37–41: ‘Giô Sép Được Đức Giê Hô Va Phù Hộ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 7–13 tháng Ba. Sáng Thế Ký 37–41,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Giô Sép ở Ai Cập đang bị giam cầm

Hình minh họa Giô Sép ở Ai Cập đang bị giam cầm, tranh do Jeff Ward họa

Ngày 7–13 tháng Ba

Sáng Thế Ký 37–41

“Giô Sép Được Đức Giê Hô Va Phù Hộ”

Anh chị em không cần phải dạy hết tất cả các sinh hoạt trong đại cương này. Trong khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy, hãy cầu nguyện rằng Thánh Linh sẽ giúp anh chị em biết sinh hoạt nào (nếu có) trong đại cương này sẽ đáp ứng tốt nhất nhu cầu của lớp học của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để khuyến khích các học viên chia sẻ những điều họ học được trong khi họ học thánh thư riêng cá nhân và chung với gia đình, anh chị em có thể mời họ tìm một cụm từ trong Sáng Thế Ký 37–41 mà nói rõ một bài học hoặc một nguyên tắc họ cảm thấy là quan trọng.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Sáng Thế Ký 37:1–28; 39; 40:1–19; 41:9–45

“Giô Sép Được Đức Giê Hô Va Phù Hộ” trong nghịch cảnh của ông.

  • Giống như Giô Sép, các học viên trong lớp của anh chị em có thể gặp phải những thử thách khó khăn. Để giúp cả lớp tìm được nguồn cảm hứng trong tấm gương của Giô Sép, anh chị em có thể chia học viên ra thành ba nhóm và yêu cầu mỗi nhóm ôn lại một trong các đoạn thánh thư sau đây: Sáng Thế Ký 39; 40:1–19; hoặc 41:9–45. Sau đó mỗi nhóm có thể chia sẻ những cách thức mà Chúa đã ở cùng Giô Sép trong những thử thách của ông. Nếu thích hợp, các học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm khi mà Chúa đã ở cùng với họ trong một thử thách đầy khó khăn. Làm thế nào chúng ta có thể học cách nhìn nhận rõ hơn sự hiện diện của Chúa trong cuộc sống của mình?

  • Bài học với đồ vật này có thể giúp minh họa cách chúng ta có thể vượt qua nghịch cảnh: để một đồ vật nhẹ, như là một quả bóng nhỏ bằng nhựa, vào đáy của một cái hộp có đổ gạo hoặc đậu khô đầy khoảng nửa hộp. Mời một người nào đó lắc nhẹ cái hộp cho đến khi quả bóng nổi lên trên. Giô Sép cũng giống như quả bóng như thế nào? Các học viên có thể chia sẻ những ví dụ khi Chúa giúp Giô Sép vượt qua nghịch cảnh trong Sáng Thế Ký 37:5–11; 39; 40:1–19; 41:9–45. Họ cũng có thể chia sẻ những lúc khi mà Chúa đã giúp họ trong những cách thức tương tự.

  • Anh chị em có thể mời các học viên hát hoặc đọc lời của một bài thánh ca nói về việc chọn điều đúng, chẳng hạn như “Hãy Làm Điều Tốt” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 34). Sau đó các học viên có thể tìm thấy những hiểu biết sâu sắc hoặc các cụm từ trong Sáng Thế Ký 37:1–28; 39; 40:1–19; 41:9–45 mà minh họa các sứ điệp trong bài thánh ca. Giô Sép đã được ban phước như thế nào, bất kể nghịch cảnh của mình, khi ông làm điều ngay chính? Có khi nào Chúa đã ban phước cho chúng ta giữa những lúc gặp nghịch cảnh vì chúng ta làm điều ngay chính không?

Sáng Thế Ký 37:5–11; 40; 41:1–38

Nếu chúng ta trung tín, thì Chúa sẽ hướng dẫn chúng ta và soi dẫn chúng ta.

  • Mặc dù không phải ai cũng nhận được sự mặc khải cá nhân qua những giấc chiêm bao, nhưng có những điều chúng ta có thể học được về sự mặc khải từ những kinh nghiệm của Giô Sép, các tôi tớ của Pha Ra Ôn, và Pha Ra Ôn. Anh chị em có thể mời các học viên ôn lại Sáng Thế Ký 37:5–11; 40:5–8; 41:14–25, 37–38 và chia sẻ bất kỳ điều gì họ học được về sự mặc khải. Anh chị em cũng có thể mời họ chia sẻ điều gì đã giúp họ chuẩn bị để nhận được, thấu hiểu được, và hành động theo điều mặc khải.

    Hình Ảnh
    Giô Sép ở trong tù đang giải nghĩa điềm chiêm bao

    Joseph Interpreting the Butler and Baker’s Dreams (Giô Sép Đang Giải Nghĩa Những Điềm Chiêm Bao của Người Quản Gia và Quan Dâng Bánh), tranh do François Gérard họa

Sáng Thế Ký 39:1–20

Và với sự giúp đỡ của Chúa, chúng ta có thể tránh được cám dỗ.

  • Anh chị em có thể mời các học viên chia sẻ điều họ học được về việc chống lại cám dỗ khi họ đọc Sáng Thế Ký 39 trong tuần này. Giô Sép đã làm gì để khắc phục được cám dỗ? (xin xem các câu 7–12). Cân nhắc việc yêu cầu các học viên lập một bản liệt kê những điều chúng ta có thể làm để trông cậy vào quyền năng của Thượng Đế khi chúng ta đương đầu với những cám dỗ. (Các học viên có thể tìm những ý tưởng trong Ma Thi Ơ 4:1–11 hoặc trong thánh thư được liệt kê dưới phần “Cám Dỗ” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư [scriptures.ChurchofJesusChrist.org].)

  • Làm thế nào anh chị em có thể lấy tấm gương của Giô Sép để giúp các học viên chống lại cám dỗ phạm tội tình dục? Ngoài việc ôn lại Sáng Thế Ký 39:1–20, các học viên có thể ôn lại phần “Sự Trong Sạch về Mặt Tình Dục” (trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ [năm 2011], trang 35–37). Họ có thể chia sẻ điều họ học về việc chống lại ý nghĩ, lời nói, và hành động dẫn đến tội lỗi tình dục. Việc ôn lại phần “Sự Hối Cải” (trong Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ, trang 28–29) có thể giúp các học viên hiểu cơ hội mà Chúa Giê Su Ky Tô ban cho chúng ta để hối cải.

Sáng Thế Ký 41:15–57

Chúng ta cần phải chuẩn bị cho những khó khăn có thể xảy ra.

  • Anh chị em có thể mời một học viên trong lớp mô tả các giấc mơ của Pha Ra Ôn (xin xem Sáng Thế Ký 41:15–24) và một học viên khác chia sẻ những lời giải nghĩa của Giô Sép (xin xem các câu 25–32). Giô Sép được đề nghị làm điều gì? (xin xem các câu 33–36, 47–49). Câu chuyện này có những bài học gì cho thời kỳ của chúng ta? (xin xem lời khuyên của Chủ Tịch Gordon B. Hinckley trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”).

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chuẩn bị cho những thời gian khó khăn.

Chủ Tịch Gordon B. Hinckley đã nói: “Tôi khuyến khích anh chị em nên có mức độ vừa phải trong việc chi tiêu của mình; kỷ luật tự giác trong việc mua sắm để tránh nợ nần trong một mức độ có thể được. Hãy trả hết nợ càng nhanh càng tốt. … Hãy có tiền tiết kiệm, dù là rất ít” (“To the Boys and to the Men,” Ensign, tháng Mười Một năm 1998, trang 54).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Lắng nghe là một hành động yêu thương. “Cầu xin Cha Thiên Thượng giúp anh chị em hiểu được điều mà học viên của anh chị em nói. Khi chú ý kỹ đến các thông điệp được nói ra và không nói ra của họ, các anh chị em sẽ hiểu rõ hơn các nhu cầu của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 34).

In