Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 14–20 tháng Ba. Sáng Thế Ký 42–50: “Đức Chúa Trời Lại Toan Làm Điều Ích”


“Ngày 14–20 tháng Ba. Sáng Thế Ký 42–50: ‘Đức Chúa Trời Lại Toan Làm Điều Ích,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 14–20 tháng Ba. Sáng Thế Ký 42–50,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Giô Sép ở Ai Cập

Hình ảnh minh họa Giô Sép ở Ai Cập, do Robert T. Barrett thực hiện

Ngày 14–20 tháng Ba

Sáng Thế Ký 42–50

“Đức Chúa Trời Lại Toan Làm Điều Ích”

Anh Cả David A. Bednar nói, “Sự hiểu biết thuộc linh mà anh chị em và tôi đã được phước nhận được … đơn giản là không thể được ban cho một người khác” (“Seek Learning by Faith,” Ensign, tháng Chín năm 2007, trang 67). Làm thế nào anh chị em sẽ giúp các học viên đạt được sự hiểu biết thuộc linh cho bản thân họ?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Cho các học viên cơ hội để chia sẻ một điều gì đó mà họ thấy là có ý nghĩa trong khi họ học thánh thư riêng cá nhân hoặc chung với gia đình, anh chị em có thể đặt các câu hỏi như sau vào lúc bắt đầu lớp học: Câu nào trong các chương này làm cho anh chị em chú ý? Anh chị em thấy mình đọc câu nào nhiều hơn một lần? Anh chị em đã chia sẻ câu nào với một người nào đó? Câu nào dẫn đến một cuộc thảo luận sâu sắc với gia đình hoặc bạn bè của anh chị em?

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Sáng Thế Ký 45:1–15; 50:15–21

Sự tha thứ mang đến bình an.

  • Trước khi anh chị em bắt đầu một cuộc thảo luận về những điều mà kinh nghiệm của Giô Sép dạy về sự tha thứ, có thể là hữu ích để mời một người nào đó kể tóm lược câu chuyện trong Sáng Thế Ký 37; 39–45. Tại sao có thể rất khó để Giô Sép tha thứ cho các anh của ông? Những kinh nghiệm hoặc thái độ nào có thể đã mang đến sức mạnh cho Giô Sép để tha thứ? (xin xem, ví dụ, Sáng Thế Ký 45:1–15 hoặc 50:15–21). Tấm gương của Giô Sép giúp chúng ta trở nên dễ tha thứ hơn như thế nào?

    Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta tha thứ cho người khác như thế nào?

  • Các phước lành nào đến từ việc Giô Sép tha thứ cho các anh của ông? Có thể là thú vị khi so sánh các mối quan hệ trong gia đình của Gia Cốp vào lúc bắt đầu câu chuyện (xin xem, ví dụ, Sáng Thế Ký 37:3–11) với tình trạng của họ vào cuối câu chuyện (xin xem Sáng Thế Ký 45:9–15; 50:15–21). Sự tha thứ đóng vai trò gì trong sự thay đổi trong gia đình Giô Sép? Sự việc có thể sẽ khác biệt ra sao nếu Giô Sép không sẵn lòng tha thứ? Anh chị em có thể mời các học viên đề nghị những cách thức mà câu chuyện này có thể giúp các gia đình ngày nay khắc phục sự tranh chấp và ganh tị.

Sáng Thế Ký 45:5–11; Bản Dịch Joseph Smith, Sáng Thế Ký 50:24–38 (trong Phần Giúp Đỡ Học Tập)

Những công việc của Giô Sép, Môi Se, và Joseph Smith làm chứng về sứ mệnh của Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Với thêm sự hiểu biết về phúc âm phục hồi, chúng ta biết rằng Giô Sép, là người đã cứu gia đình ông khỏi nạn đói, cũng đã tiên tri về các phước lành lớn lao mà một ngày kia sẽ có được qua Môi Se và Joseph Smith. Và tất cả các vị tiên tri này đều hướng chúng ta đến Đấng Giải Cứu Vĩ Đại của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô. Để giúp các học viên nhìn thấy Đấng Cứu Rỗi trong các giáo vụ của ba vị tiên tri này, anh chị em có thể vẽ một biểu đồ lên trên bảng tương tự như biểu đồ được tìm thấy trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Các học viên có thể cùng nhau điền vào biểu đồ đó. Sau đó họ có thể thêm vào những cột mô tả công việc của Giô Sép ở Ai Cập, Môi Se, và Joseph Smith, sử dụng những điều họ học được từ Sáng Thế Ký 45:5–11Bản Dịch Joseph Smith, Sáng Thế Ký 50:24–38 (trong Phần Giúp Đỡ Học Tập). Những giáo vụ của các vị tiên tri này làm chứng và hướng tới sứ mệnh của Đấng Cứu Rỗi như thế nào? (Để có một số ví dụ về những điểm tương đồng giữa cuộc đời của Giô Sép ở Ai Cập và cuộc đời của Đấng Cứu Rỗi, xin xem Sáng Thế Ký 37:3Ma Thi Ơ 3:17; Sáng Thế Ký 37:26–28Ma Thi Ơ 26:14–16; Sáng Thế Ký 45:5–7Lu Ca 4:18; và Sáng Thế Ký 47:12Giăng 6:35; xin xem thêm Môi Se 6:63.)

    Hình Ảnh
    Giô Sép ở Ai Cập thấy khải tượng về việc Joseph Smith nhận được các bảng khắc bằng vàng

    Hình ảnh minh họa Giô Sép ở Ai Cập, do Paul Mann thực hiện

Sáng Thế Ký 50:19–21

Thượng Đế có thể giúp chúng ta tìm được ý nghĩa trong những lúc thử thách của mình.

  • Mặc dù có thể không rõ ràng đối với ông trong khi trải qua những thử thách gay go nhất, nhưng cuối cùng Giô Sép đã có thể nhìn lại về những nghịch cảnh của ông ở Ai Cập và thấy rằng “Đức Chúa Trời lại toan làm điều ích” (Sáng Thế Ký 50:20). Nếu chúng ta có thể viếng thăm Giô Sép khi ông đang ở dưới cái hố hoặc ở trong tù, thì chúng ta có thể đã an ủi ông như thế nào? Ý nghĩ được bày tỏ trong Sáng Thế Ký 50:19–21 có thể giúp chúng ta trong những lúc gặp thử thách như thế nào? Có lẽ các học viên có thể sẵn sàng kể về những cách thức mà Thượng Đế đã ban phước cho họ, thậm chí qua những kinh nghiệm khó khăn mà họ gặp phải. Giáo Lý và Giao Ước 122 thêm điều gì vào sự hiểu biết của chúng ta về nguyên tắc này?

Hình Ảnh
additional resources icon

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Cuộc đời của các vị tiên tri làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô và sứ mệnh của Ngài.

Cuộc đời của Giô Sép ở Ai Cập, Môi Se, và Joseph Smith có thể nhắc chúng ta nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô. Các học viên có thể điền vào biểu đồ này và sau đó thêm vào các cột về việc Giô Sép ở Ai Cập (xin xem Sáng Thế Ký 45:5–11), Môi Se (xin xem Bản Dịch Joseph Smith, Sáng Thế Ký 50:24, 29, 34–36 [trong Phần Hướng Dẫn Học Tập]), và Joseph Smith (xin xem Bản Dịch Joseph Smith, Sáng Thế Ký 50:26–28, 30–33 [trong Phần Hướng Dẫn Học Tập]).

Chúa Giê Su Ky Tô

Ai đã được giải cứu?

Họ được giải cứu khỏi cái gì?

Điều gì đã được thực hiện để giải cứu họ?

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Đặt ra các câu hỏi để mời làm chứng. Việc đặt ra những câu hỏi khuyến khích học viên chia sẻ chứng ngôn của họ có thể là một cách hiệu quả để mời Thánh Linh. Ví dụ như, khi giảng dạy Sáng Thế Ký 45:1–15, anh chị em có thể hỏi một câu hỏi như “Anh chị em đã có được các phước lành nào vì đã tha thứ cho một người nào đó không?” (xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 32).

In