Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 21–27 tháng Ba. Xuất Ê Díp Tô Ký 1–6: “Ta Nhớ Lại Sự Giao Ước của Ta”


“Ngày 21–27 tháng Ba. Xuất Ê Díp Tô Ký 1–6: ‘Ta Nhớ Lại Sự Giao Ước của Ta,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 21–27 tháng Ba. Xuất Ê Díp Tô Ký 1–6,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Môi Se và bụi gai cháy

Moses and the Burning Bush (Môi Se và Bụi Gai Cháy), tranh do Harry Anderson họa

Ngày 21–27 tháng Ba

Xuất Ê Díp Tô Ký 1–6

“Ta Nhớ Lại Sự Giao Ước Của Ta”

Khi anh chị em đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 1–6, hãy nghĩ đến những người mà anh chị em giảng dạy. Lẽ thật nào trong các chương này có nhiều khả năng là có ý nghĩa đối với họ? Anh chị em sẽ giúp họ khám phá các lẽ thật này bằng cách nào?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Một ý tưởng để khuyến khích các học viên để chia sẻ những điều họ đang học là viết một câu hỏi giống như sau lên trên bảng: Khi anh chị em đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 1–6, anh chị em nhận thấy điều gì mà anh chị em chưa nhận thấy trước đây? Mời các học viên chia sẻ câu trả lời của họ.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Xuất Ê Díp Tô Ký 1–2

Chúa Giê Su Ky Tô là Đấng Giải Cứu của chúng ta.

  • Mặc dù danh của Đấng Cứu Rỗi không được nhắc tới trong Xuất Ê Díp Tô Ký 1–2, câu chuyện này có thể giúp các học viên xây đắp đức tin nơi sứ mệnh của Ngài để giải cứu chúng ta khỏi cảnh tù đày. Các học viên có thể tìm những từ hoặc cụm từ trong Xuất Ê Díp Tô Ký 1–2 mô tả những nỗi gian khổ mà dân Y Sơ Ra Ên gặp phải. Những lời mô tả này giống với sự tù đày thuộc linh hoặc những nỗi gian khổ khác mà chúng ta gặp phải như thế nào? Con cái của Y Sơ Ra Ên đã tìm kiếm sự giải cứu như thế nào, và Thượng Đế đã đáp ứng họ như thế nào? (xin xem thêm Xuất Ê Díp Tô Ký 2:23–25; 3:7–8). Làm thế nào để chúng ta trông cậy vào quyền năng của Thượng Đế khi chúng ta cần được giải cứu? Thượng Đế đáp ứng lời khẩn cầu xin giúp đỡ của chúng ta như thế nào? Các học viên có thể tìm kiếm thêm những hiểu biết sâu sắc trong sứ điệp của Chủ Tịch Russell M. Nelson “Nhận Được Quyền Năng của Chúa Giê Su Ky Tô trong Cuộc Sống của Chúng Ta” (Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 39–42).

    Hình Ảnh
    Hài đồng Môi Se trong giỏ

    Moses in the Bulrushes (Môi Se trong Đám Sậy), © Providence Collection/giấy phép từ goodsalt.com

Xuất Ê Díp Tô Ký 3–4

Khi chúng ta làm công việc của Chúa, chúng ta có thể có được quyền năng của Chúa.

  • Đại cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình gợi ý tra cứu Xuất Ê Díp Tô Ký 3–4 để tìm hiểu cách Chúa đáp ứng cho những mối lo âu của Môi Se về công việc giải cứu dân Y Sơ Ra Ên khỏi cảnh nô lệ. Nếu các học viên trong lớp học của anh chị em đã thực hiện sinh hoạt này ở nhà, thì hãy mời họ chia sẻ điều họ học được. Hoặc anh chị em có thể thực hiện sinh hoạt này cùng cả lớp. Cụ thể là các học viên có thể tra cứu Xuất Ê Díp Tô Ký 3:11–18; 4:1–17, tìm kiếm những mối lo âu của Môi Se và sự đáp ứng của Chúa cho từng mối lo âu đó. Làm thế nào sự đáp ứng của Chúa có thể giúp chúng ta khi chúng ta nghi ngờ khả năng của mình để làm công việc của Ngài?

Xuất Ê Díp Tô Ký 3:5

Chúng ta cần cho thấy lòng tôn kính đối với những sự việc và nơi chốn thánh thiện.

  • Làm thế nào anh chị em có thể lấy tấm gương của Môi Se để gây cảm hứng cho một cuộc thảo luận về cách chúng ta nên thể hiện đối với những sự việc thiêng liêng? Ví dụ như, sau khi cùng nhau đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 3:5, anh chị em có thể trưng bày những vật thiêng liêng hoặc tranh vẽ những điều thiêng liêng (chẳng hạn như thánh thư hoặc đền thờ) và những đồ vật thông thường hoặc ảnh chụp những thứ thông thường (chẳng hạn như những cuốn sách thế tục hoặc các tòa nhà bình thường). Các học viên có thể nói về những vật khác mà họ cho là thiêng liêng và chia sẻ cách họ bày tỏ sự tôn kính đối với những vật này (xin xem thêm Lê Vi Ký 19:30; Giáo Lý và Giao Ước 6:10–12). Tại sao Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta coi những vật thiêng liêng với lòng tôn kính?

Xuất Ê Díp Tô Ký 5:4–9, 20–23; 6:1–13

Mục đích của Chúa sẽ được làm tròn theo kỳ định của Ngài.

  • Có thể rất nản lòng khi các nỗ lực chân thành của chúng ta để làm điều tốt lành dường như thất bại—có lẽ một người bạn không đáp ứng nỗ lực phục sự của chúng ta hoặc những lời cầu nguyện cho một đứa con ương ngạnh dường như không được đáp ứng. Để học về một kinh nghiệm tương tự mà Môi Se đã có, các học viên có thể đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 5:4–9, 20–23. Chúa đã giúp Môi Se vượt qua cảm giác chán nản như thế nào? (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 6:1–13). Các học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm khi mà họ không thấy kết quả ngay lập tức từ những nỗ lực của họ để phục vụ Chúa. Kinh nghiệm của Môi Se trong các chương này dạy chúng ta điều gì về cách chúng ta có thể đáp ứng trong những trường hợp tương tự? (Xin xem thêm “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”)

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chúng ta phục vụ người khác cho Chúa.

Chủ Tịch Joy D. Jones kể về cách chị và chồng chị đã phục vụ trung tín trong một chỉ định phục sự nhưng lại không thấy thành công từ những nỗ lực của họ. Vợ chồng chị suy ngẫm và cầu nguyện để được hướng dẫn. Khi kể lại sự đáp ứng cho những lời cầu nguyện của họ, Chủ Tịch Jones nói:

“Chúng tôi nhận biết rằng mình đã chân thành cố gắng phục vụ gia đình này và phục vụ vị giám trợ, nhưng chúng tôi phải tự hỏi liệu chúng tôi có thực sự phục vụ vì tình yêu mến dành cho Chúa không. Vua Bên Gia Min làm rõ nghĩa sự phân biệt này khi ông nói: “Này, tôi nói cho các người hay, vì tôi đã nói với các người là tôi đã dành hết những ngày tháng của đời mình để phục vụ các người, tôi không muốn khoe khoang, vì tôi làm thế là để phục vụ Thượng Đế’ [Mô Si A 2:16; sự nhấn mạnh được thêm vào].

“Vậy Vua Bên Gia Min thực sự phục vụ ai? Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi. Việc biết được người nàolý do tại sao để phục vụ người khác sẽ giúp chúng ta hiểu rằng sự thể hiện cao quý nhất của tình yêu thương là sự tận tụy với Thượng Đế” (“Vì Ngài,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 50).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Chia sẻ những kinh nghiệm thuộc linh. Một cách để mời gọi ảnh hưởng của Thánh Linh vào lớp học của anh chị em là khuyến khích các học viên chia sẻ điều mà Đức Thánh Linh đã dạy họ khi họ học thánh thư trong tuần này.

In