Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 28 tháng Ba–Ngày 3 tháng Tư. Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13: “Hãy Kỷ Niệm Ngày Này, Vì Là Ngày Ngươi Ra Khỏi Xứ Ê Díp Tô”


“Ngày 28 tháng Ba–Ngày 3 tháng Tư. Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13: ‘Hãy Kỷ Niệm Ngày Này, Vì Là Ngày Ngươi Ra Khỏi Xứ Ê Díp Tô,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 28 tháng Ba–Ngày 3 tháng Tư. Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Môi Se, A Rôn, và Pha Ra Ôn

Hình ảnh minh họa Môi Se và A Rôn trong cung điện của Pha Ra Ôn, do Robert T. Barrett thực hiện

Ngày 28 tháng Ba–Ngày 3 tháng Tư

Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13

“Hãy Kỷ Niệm Ngày Này, Vì Là Ngày Ngươi Ra Khỏi Xứ Ê Díp Tô”

Khả năng để được Thánh Linh dẫn dắt trong việc giảng dạy của anh chị em sẽ gia tăng rất nhiều khi anh chị em có kinh nghiệm thuộc linh của riêng mình với việc học tập Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Hãy nghĩ ra một hoặc hai câu hỏi mà sẽ khuyến khích các học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm mà họ đã có khi học tập Xuất Ê Díp Tô Ký 7–13 riêng cá nhân và chung với gia đình họ. Ví dụ như, anh chị em có thể hỏi “Anh chị em đã đọc được điều gì trong tuần này mà đã củng cố đức tin của anh chị em nơi Chúa Giê Su Ky Tô?” hoặc “Anh chị em đã đọc được điều gì mà là một phước lành cho gia đình anh chị em?”

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Xuất Ê Díp Tô Ký 7–12

Chúng ta có thể chọn để được mềm lòng.

  • Để giúp các học viên nghĩ về việc họ sẵn sàng hiến dâng lòng mình lên Thượng Đế, anh chị em có thể mời mỗi học viên đọc một trong các đoạn thánh thư sau đây: Xuất Ê Díp Tô Ký 7:14–25; 8:5–15; 8:16–19; 8:20–32; 9:1–7; 9:8–12; 9:22–26; 10:12–15; 10:21–29; 12:29–33. Sau đó họ có thể viết lên trên bảng những từ hoặc cụm từ mô tả cách Pha Ra Ôn phản ứng với mười tai vạ mà Thượng Đế giáng xuống cho dân Ai Cập. (Anh chị em cần phải lưu ý rằng phần hiệu đính của Bản Dịch Joseph Smith cho thấy rằng chính Pha Ra Ôn đã chai đá trong lòng.) Tại sao Pha Ra Ôn đã phản ứng theo cách ông đã làm? Tại sao đôi khi rất khó để hiến dâng lòng và ý muốn của chúng ta lên Thượng Đế? Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô giúp đỡ chúng ta vượt qua những nỗi khó khăn này như thế nào?

  • Bằng cách mang đến lớp một đồ vật cứng và một đồ vật mềm, anh chị em có thể giúp các học viên hiểu cứng lòng và mềm lòng có nghĩa là gì. Anh chị em có thể chuyền tay hai đồ vật này khắp trong lớp, trong khi một người nào đó đọc một trong những đoạn mô tả lòng dạ của Pha Ra Ôn tìm thấy trong Xuất Ê Díp Tô Ký 7–10 (chẳng hạn như Xuất Ê Díp Tô Ký 9:22–35). Tại sao “cứng” là một cách mô tả thích hợp về lòng dạ của Pha Ra Ôn? Những câu này dạy gì về ý nghĩa của việc trở nên mềm lòng? (Nếu hữu ích, các học viên có thể tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc trong một hoặc nhiều hơn các đoạn thánh thư này: 1 Nê Phi 2:16; Mô Si A 3:19; An Ma 24:7–8; 62:41; Ê The 12:27.) Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta trở nên mềm lòng bằng cách nào?

  • Để giúp các học viên nghĩ về lý do tại sao Chúa giáng các tai vạ xuống dân Ai Cập, anh chị em có thể mời mỗi học viên chọn một đoạn tham khảo từ danh sách sau đây và tìm những lý do khả thi: Xuất Ê Díp Tô Ký 3:20; 7:5, 17; 9:14–16; 10:1–2. Anh chị em cũng có thể mời các học viên chia sẻ cách họ đã học được rằng “khắp thế gian chẳng có ai bằng [Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô]” (Xuất Ê Díp Tô Ký 9:14).

Xuất Ê Díp Tô Ký 12

Lễ Vượt Qua và Tiệc Thánh dạy chúng ta về sự giải cứu qua Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Việc Ăn Mừng Lễ Vượt Qua giúp con cái của Y Sơ Ra Ên nhớ rằng Chúa đã giải cứu họ khỏi cảnh tù đày. Để giúp các học viên hiểu biểu tượng của Lễ Vượt Qua, anh chị em có thể vẽ hai cột lên trên bảng có ghi Biểu TượngÝ Nghĩa Có Thể, với một tấm ảnh Chúa Giê Su Ky Tô treo ở trên hai cột này. Các học viên có thể học Xuất Ê Díp Tô Ký 12:1–13 và viết lên trên bảng bất kỳ điều gì từ các câu này mà có thể tượng trưng cho sự giải cứu của chúng ta qua Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó họ cũng có thể thảo luận điều mà các biểu tượng này dạy chúng ta về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi (xin xem bảng trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để có một vài ý tưởng).

    Hình Ảnh
    people taking the sacrament

    Giống như bữa tiệc Lễ Vượt Qua, Tiệc Thánh giúp chúng ta tưởng nhớ đến Đấng Giải Cứu của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Đối với một số người, Tiệc Thánh không phải lúc nào cũng tràn đầy thuộc linh như nó vốn có. Hãy cân nhắc cách mà một cuộc thảo luận về Xuất Ê Díp Tô Ký 12 có thể giúp tất cả các học viên tìm thấy ý nghĩa sâu đậm hơn trong Tiệc Thánh. Ví dụ như, sau khi các học viên ôn lại Xuất Ê Díp Tô Ký 12, anh chị em có thể mời họ chia sẻ những gì mà dân Y Sơ Ra Ên từ thời kỳ đó có thể đã nói nếu một người con trai hoặc con gái của họ hỏi họ về Lễ Vượt Qua có ý nghĩa gì đối với họ. Sau đó các học viên có thể thảo luận điều gì mà họ có thể nói nếu một người nào đó hỏi họ rằng Tiệc Thánh có ý nghĩa gì đối với họ, kể cả những hiểu biết sâu sắc họ học được từ Lễ Vượt Qua. Anh chị em có thể cho các học viên thời gian để suy ngẫm điều mà họ có thể làm để tưởng nhớ tới Đấng Cứu Rỗi hằng ngày.

Hình Ảnh
additional resources icon

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Lễ Vượt Qua dạy chúng ta về Đấng Cứu Rỗi.

Biểu Tượng

Ý Nghĩa Có Thể

Biểu Tượng

Chiên con (Xuất Ê Díp Tô Ký 12: 3–5)

Ý Nghĩa Có Thể

Chúa Giê Su Ky Tô

Biểu Tượng

Huyết trên mày cửa (Xuất Ê Díp Tô Ký 12:7)

Ý Nghĩa Có Thể

Máu chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô, là Đấng giải cứu chúng ta

Biểu Tượng

Ăn thịt chiên con (Xuất Ê Díp Tô Ký 12:8)

Ý Nghĩa Có Thể

Làm cho Đấng Cứu Rỗi thành một phần của cuộc sống chúng ta

Biểu Tượng

Rau đắng (Xuất Ê Díp Tô Ký 12:8)

Ý Nghĩa Có Thể

Nỗi cay đắng của sự tù đày (tội lỗi)

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy lắng nghe. “Lắng nghe là một hành động yêu thương. … Cầu xin Cha Thiên Thượng giúp các anh chị em hiểu được điều mà học viên của các anh chị em nói. Khi chú ý kỹ đến các thông điệp được nói ra và không nói ra của họ, anh chị em sẽ hiểu rõ hơn các nhu cầu, mối quan tâm, và ước muốn của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 34).

In