Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 18–24 tháng Tư. Xuất Ê Díp Tô Ký 18–20: “Chúng Tôi Xin Làm Mọi Việc Đức Giê Hô Va Đã Phán Dặn”


“Ngày 18–24 tháng Tư. Sáng Thế Ký 18–20: ‘Chúng Tôi Xin Làm Mọi Việc Đức Giê Hô Va Đã Phán Dặn,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 18–24 tháng Tư. Xuất Ê Díp Tô Ký 18–20,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
núi

Một ngọn núi ở Ai Cập theo truyền thống được cho là Núi Si Nai.

Ngày 18–24 tháng Tư

Xuất Ê Díp Tô Ký 18–20

“Chúng Tôi Xin Làm Mọi Việc Đức Giê Hô Va Đã Phán Dặn”

Hãy đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 18–20, và ghi lại những ấn tượng anh chị em nhận được về cách giúp đỡ các học viên trong lớp của anh chị em học hỏi từ các chương này. Thậm chí những ấn tượng đơn giản có thể mang đến những kinh nghiệm học hỏi đầy ý nghĩa.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Để mời các học viên chia sẻ những điều họ học được, anh chị em có thể viết lên trên bảng 18, 19,20—các chương mà họ đọc trong Xuất Ê Díp Tô Ký tuần này. Mời các học viên viết vào bên cạnh mỗi số chương số của câu thánh thư mà họ muốn thảo luận từ chương đó. Trong khi các học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của họ, hãy hỏi các học viên khác xem liệu họ có hiểu biết sâu sắc nào về cùng đoạn thánh thư đó không.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Xuất Ê Díp Tô Ký 18:13–26

Chúng ta có thể giúp “san bớt gánh cho nhẹ” khi làm công việc của Chúa.

  • Anh chị em có thể khuyến khích lớp học của mình thảo luận về lời khuyên bảo mà Giê Trô đưa ra cho Môi Se (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 18:13–26) bằng cách yêu cầu họ tưởng tượng ra rằng họ đang trò chuyện với một người nào đó đang cảm thấy rằng chức vụ kêu gọi của họ trong Giáo Hội, những bổn phận gia đình, hoặc những trách nhiệm khác là “nặng nề quá sức” và người ấy sẽ “bị đuối” (Xuất Ê Díp Tô Ký 18:18). Lời khuyên trong Xuất Ê Díp Tô Ký 18:13–26 có thể giúp ích như thế nào? Chúng ta có thể chia sẻ lời khuyên bảo nào nữa từ những kinh nghiệm cá nhân của mình?

  • Việc nói về Xuất Ê Díp Tô Ký 18:13–26 có thể tạo ra một cơ hội để thảo luận về cách mà việc phục sự có thể giúp chúng ta “san bớt gánh cho nhẹ” với các vị lãnh đạo của chúng ta trong công việc của Chúa (Xuất Ê Díp Tô Ký 18:22). Những đặc tính nào Giê Trô đã đề nghị Môi Se tìm kiếm nơi những người phục vụ với tư cách là “trưởng cai trị” của dân chúng? (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 18:21). Tại sao những đặc tính này lại quan trọng trong các nỗ lực của chúng ta để phục sự lẫn nhau? Bằng cách nào việc phục sự cho mọi người trong gia đình, các tín hữu Giáo Hội, và người khác giúp “san bớt gánh nặng” của các vị lãnh đạo Giáo Hội chúng ta? Là một phần của cuộc thảo luận của anh chị em, anh chị em có thể cho xem một trong các video liên quan được tìm thấy tại ministering.ChurchofJesusChrist.org.

    Hình Ảnh
    người đàn ông đang bắt tay một phụ nữ

    Phục sự người khác là một cách mà chúng ta có thể tham gia trong công việc của Chúa.

Xuất Ê Díp Tô Ký 20:2–11

Chúng ta cần đặt Chúa lên hàng đầu trong cuộc sống của chúng ta.

  • Anh chị em có thể nghĩ ra một công việc mà sẽ có hiệu quả nhiều hơn khi chúng ta hoàn thành các bước quan trọng nhất trước tiên không? (Ví dụ có thể gồm có giải một phương trình toán học hoặc làm theo công thức nấu ăn). Chia sẻ với cả lớp một số ví dụ mà anh chị em quen thuộc, và mời họ nghĩ về ví dụ của riêng họ. Việc hoàn thành các bước quan trọng nhất trước tiên liên quan tới các giáo lệnh trong Xuất Ê Díp Tô Ký 20:2–11 như thế nào? Các giáo lệnh dạy chúng ta điều gì về việc đặt Thượng Đế lên hàng đầu trong cuộc sống chúng ta? Điều gì mà chúng ta có thể bị cám dỗ để đặt lên trước Ngài? (Để có một số ví dụ, xin xem lời phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”) Việc ôn lại Xuất Ê Díp Tô Ký 20:2–11 có thể giúp các học viên trong lớp học của anh chị em suy ngẫm về cam kết của họ để đặt Thượng Đế lên hàng đầu.

Xuất Ê Díp Tô Ký 20:2–17

Thượng Đế giàu lòng thương xót.

  • Làm thế nào anh chị em có thể giúp các học viên trong lớp học của mình hiểu tầm quan trọng của Mười Điều Giáo Lệnh trong thời kỳ của chúng ta? Anh chị em có thể chia lớp học ra thành các cặp và mời họ đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 20:2–17 rồi sau đó thảo luận về việc tuân theo mỗi giáo lệnh này ban phước cho họ, gia đình họ, và mọi người xung quanh họ như thế nào. Cha Thiên Thượng hứa với chúng ta những phước lành nào vì đã vâng theo các giáo lệnh của Ngài? (xin xem, ví dụ, Mô Si A 2:41). Các giáo lệnh này cho thấy tình yêu thương của Thượng Đế dành cho chúng ta như thế nào?

Hình Ảnh
additional resources icon

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Không có các thần khác.

Chủ Tịch Spencer W. Kimball đã dạy rằng có nhiều điểm tương đồng giữa việc thờ hình tượng thời xưa với hành vi của con người ngày nay. Ông nói:

“Thờ hình tượng là một trong những tội lỗi nghiêm trọng nhất. …

“Các thần tượng hiện đại hoặc tà thần có thể thể hiện dưới hình thức như quần áo, nhà cửa, công việc kinh doanh, máy móc, xe cộ, du thuyền, và nhiều đồ vật chất khác làm xao lãng khỏi con đường dẫn đến Thượng Đế. …

“Những thứ vô hình chỉ là những thần tượng sẵn sàng. Bằng cấp, danh dự, và địa vị có thể trở thành thần tượng. …

“Nhiều người xây nhà và trang trí nhà cửa, mua xe hơi trước—rồi mới thấy là họ ‘không thể trả nổi’ tiền thập phân. Họ thờ phượng ai? Chắc hẳn không phải là Chúa của trời và đất. …

“Nhiều người thờ phượng việc săn bắn, chuyến đi câu cá, những kỳ nghỉ, những chuyến đi chơi và ăn uống ngoài trời vào cuối tuần. Những người khác có thần tượng là các trận đấu thể thao, bóng chày, bóng bầu dục, trận đấu bò hay chơi gôn. …

“Thế nhưng một hình tượng khác mà đàn ông thờ phượng là quyền lực và uy thế … Những thần tượng này về quyền lực, sự giàu sang, và thế lực đòi hỏi nhiều và cũng thực sự giống như những con bò vàng của con cái Y Sơ Ra Ên trong vùng hoang dã” (Teachings of Presidents of the Church: Spencer W. Kimball [năm 2006], trang 146–47).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Tập trung vào một vài nguyên tắc. “Có nhiều điều để thảo luận trong mỗi bài học, nhưng không cần phải dạy hết mọi điều trong một tiết học để làm cảm động lòng của một người nào đó—thường là một hoặc hai nguyên tắc chính yếu là đủ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 7).

In