Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 25 tháng Tư–ngày 1 tháng Năm. Xuất Ê Díp Tô Ký 24; 31–34: “Chính Mình Ta Sẽ Đi Cùng Ngươi”


“Ngày 25 tháng Tư–ngày 1 tháng Năm. Xuất Ê Díp Tô Ký 24; 31–34: ‘Chính Mình Ta Sẽ Đi Cùng Ngươi,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 25 tháng Tư–ngày 1 tháng Năm. Xuất Ê Díp Tô Ký 24; 31–34,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Đức Giê Hô Va hiện đến cùng Môi Se và các trưởng lão Y Sơ Ra Ên

Hình ảnh minh họa Đức Giê Hô Va hiện đến cùng Môi Se và 70 trưởng lão Y Sơ Ra Ên, do Jerry Harston thực hiện

Ngày 25 tháng Tư–ngày 1 tháng Năm

Xuất Ê Díp Tô Ký 24; 31–34

“Chính Mình Ta Sẽ Đi Cùng Ngươi”

Hãy để cho những lời sau đây của Anh Cả Jeffrey R. Holland hướng dẫn sự chuẩn bị để giảng dạy của anh chị em: “Hầu hết mọi người không đến nhà thờ chỉ để tìm kiếm một vài sự kiện phúc âm mới mẻ. … Họ đến tìm kiếm một kinh nghiệm thuộc linh. … Họ muốn đức tin của họ được củng cố và hy vọng của họ được đổi mới” (“A Teacher Come from God,” Ensign, tháng Năm năm 1998, trang 26).

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Học viên có thể tưởng tượng một người bạn nói rằng “Tôi không đọc Kinh Cựu Ước; dường như nó không liên quan đến cuộc sống của tôi.” Hãy yêu cầu họ đáp lại bằng cách chia sẻ một điều gì đó họ thấy là có ý nghĩa trong khi họ học Kinh Cựu Ước gần đây.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Xuất Ê Díp Tô Ký 31:12–17

Chúng ta tôn trọng ngày Sa Bát như là một dấu hiệu về sự cam kết của chúng ta đối với Chúa.

  • Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách hỏi học viên xem họ đã bao giờ phải giải thích cho một người trong gia đình hoặc một người bạn lý do tại sao họ coi ngày Chủ Nhật khác biệt với những ngày khác. Mời họ chia sẻ những điều mà họ đã nói hoặc những điều họ có thể nói trong tương lai. Việc đọc Xuất Ê Díp Tô Ký 31:12–17 hoặc lời phát biểu trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” có thể cho họ thêm ý tưởng. Những lựa chọn của chúng ta trong ngày Sa Bát cho thấy rõ lòng cam kết của chúng ta với Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Mặc dù những hình phạt được mô tả trong Xuất Ê Díp Tô Ký 31:14–15 không áp dụng ngày nay, nhưng chúng có nhấn mạnh đến cảm nghĩ của Chúa về ngày Sa Bát. Tại sao lệnh truyền này lại quan trọng như vậy? Thảo luận về các đoạn thánh thư sau đây có thể giúp ích: Xuất Ê Díp Tô Ký 31:12–17; Ê Sai 58:13–14; Giáo Lý và Giao Ước 59:9–13.

    Hình Ảnh
    mọi người đang đi trước cửa nhà thờ

    Bằng cách tôn trọng ngày Sa Bát, chúng ta bày tỏ tình yêu thương đối với Chúa.

Xuất Ê Díp Tô Ký 32; 34:1–17

Tội lỗi là chối bỏ Thượng Đế, nhưng Ngài mở ra con đường để quay trở lại.

  • Để giúp học viên suy ngẫm và cá nhân hóa câu chuyện trong Xuất Ê Díp Tô Ký 32, trước tiên hãy yêu cầu họ tự mình xem lại chương này hoặc theo nhóm. Sau đó yêu cầu một vài học viên đảm nhận vai trò của dân Y Sơ Ra Ên là những người đã trở nên thiếu kiên nhẫn khi chờ đợi Môi Se và quyết định làm một bức tượng bằng vàng. Những cảm nghĩ nào có thể đã dẫn dắt họ tới việc thờ phượng hình tượng? Các học viên khác trong lớp có thể thử thuyết phục họ hãy luôn trung thành với Chúa và vị tiên tri của Ngài. Học viên có thể nói về điều gì gây cảm ứng cho họ để tuân giữ các giáo lệnh. Chúng ta có thể làm gì để giúp đỡ những người mà có thể gặp khó khăn trong việc tuân giữ các giao ước của họ?

  • Khi người ta đọc Kinh Cựu Ước, đôi khi họ ngạc nhiên trước hình phạt khắt khe mà Chúa đã quy định về tội lỗi. Xuất Ê Díp Tô Ký 34:1–9 có thể giúp họ thấy rằng mặc dù Thượng Đế không dung túng tội lỗi, Ngài cũng đầy lòng thương xót, tha thứ cho tất cả những ai hối cải. Có lẽ học viên có thể đọc đoạn này và suy ngẫm những câu hỏi giống như sau: Chúng ta học được điều gì về Chúa từ các câu này? Tại sao chúng ta cần phải biết những điều đó về Ngài? Anh chị em cũng có thể nêu ra rằng Bản Dịch Joseph Smith, Xuất Ê Díp Tô Ký 34:7 (trong Xuất Ê Díp Tô Ký 34:7, cước chú e) giải thích rằng Thượng Đế sẽ không “dẹp loạn.” Điều này có thể có nghĩa là gì? Có lẽ học viên có thể chia sẻ họ đã chứng kiến lòng thương xót của Thượng Đế như thế nào. Làm sao mà Thượng Đế có thể vừa là hoàn toàn thương xót lẫn hoàn toàn công bình? (xin xem An Ma 42:13–15).

  • Xuất Ê Díp Tô Ký 34:6–17 có thể được xem là lời dạy nhằm giúp dân Y Sơ Ra Ên hối cải tội thờ hình tượng (được mô tả trong Xuất Ê Díp Tô Ký 32). Chúng ta tìm thấy điều gì trong các câu này mà có thể đã giúp cho dân Y Sơ Ra Ên hối cải? Chúng ta học được điều gì về Chúa và sự hối cải từ lời dạy này?

Xuất Ê Díp Tô Ký 33:11–17

Chúng ta cần sự hiện diện của Thượng Đế trong cuộc sống mình.

  • Làm thế nào anh chị em sẽ giúp học viên áp dụng những điều Chúa phán cho Môi Se trong Xuất Ê Díp Tô Ký 33:11–17? Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách xem lại những việc mà Thượng Đế vẫn cần Môi Se làm tròn (xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 33:1–3). Chúng ta tìm thấy điều gì trong các câu 11–17 mà sẽ củng cố và an ủi Môi Se? Học viên có thể nghĩ đến một điều gì đó mà Thượng Đế muốn họ làm—chẳng hạn như làm tròn một chức vụ kêu gọi trong Giáo Hội, một trách nhiệm trong gia đình, hoặc một cơ hội phục sự. Sau đó họ có thể đọc lại các câu đó. Chúng ta đạt được hiểu biết sâu sắc nào về cách mà Thượng Đế sẽ hỗ trợ chúng ta?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Ngày Sa Bát là một dấu hiệu.

Chủ Tịch Russell M. Nelson giải thích: “Khi còn rất trẻ, tôi đã nghiên cứu các bản liệt kê mà những người khác đã lập ra về những việc cần làm và những việc không được làm vào ngày Sa Bát. Mãi cho đến sau này tôi đã học được từ thánh thư rằng hành động và thái độ của tôi về ngày Sa Bát tạo thành một dấu hiệu giữa tôi và Cha Thiên Thượng [xin xem Xuất Ê Díp Tô Ký 31:13; Ê Xê Chi Ên 20:12, 20]. Với sự hiểu biết đó, tôi không còn cần bản liệt kê về những việc cần làm và không nên làm. Khi tôi phải đưa ra một quyết định về một sinh hoạt có thích hợp cho ngày Sa Bát hay không, tôi chỉ cần tự hỏi: ‘Tôi muốn dâng lên Thượng Đế dấu hiệu gì?’ Câu hỏi đó làm cho sự lựa chọn của tôi về ngày Sa Bát rất rõ ràng” (“Ngày Sa Bát Là Ngày Vui Thích,” Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 130).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Giảng dạy bằng Thánh Linh. “Mục đích tột bậc của mọi điều mà một giảng viên phúc âm làm—mỗi câu hỏi, mỗi câu thánh thư, mỗi sinh hoạt—là mời Thánh Linh đến để xây đắp đức tin và mời tất cả mọi người đến cùng Đấng Ky Tô” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 10).

In