Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 9–15 tháng Năm. Dân Số Ký 11–14; 20–24: “Chớ Dấy Loạn cùng Đức Giê Hô Va, và Đừng Sợ”


“Ngày 9–15 tháng Năm. Dân Số Ký 11–14; 20–24: ‘Chớ Dấy Loạn cùng Đức Giê Hô Va, và Đừng Sợ,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 9–15 tháng Năm. Dân Số Ký 11–14; 20–24,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
thung lũng sa mạc

Ngày 9–15 tháng Năm

Dân Số Ký 11–14; 20–24

“Chớ Dấy Loạn cùng Đức Giê Hô Va, và Đừng Sợ”

Một trong những cách tốt nhất để biết phải tập trung vào điều gì trong lớp học là hỏi học viên điều gì họ thấy là có ý nghĩa trong khi học thánh thư. Làm như thế sẽ cho biết điều gì là quan trọng đối với họ và điều gì họ sẵn sàng để học.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Đôi khi tất cả những gì cần thiết để khuyến khích học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc từ việc học tập của họ là hỏi một câu hỏi đơn giản như “Đức Thánh Linh đã dạy anh chị em điều gì khi anh chị em đọc thánh thư tuần này?” Sau đó cho họ thời gian để suy ngẫm và trả lời.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Dân Số Ký 12

Lên tiếng chống lại vị tiên tri của Chúa tức là xúc phạm đến Chúa.

  • Việc đọc Dân Số Ký 12 có thể giúp học viên hiểu mức độ nghiêm trọng của việc lên tiếng chống lại vị tiên tri của Chúa. Anh chị em có thể mời học viên đọc chương này và nói về cảm nghĩ của Chúa về các tôi tớ của Ngài. Dựa trên các câu 1–2, anh chị em nghĩ việc lên tiếng chống lại vị tiên tri của Chúa nghĩa là gì? Những nguy hiểm khi làm như vậy là gì? Chúng ta có thể học được điều gì từ những hành động của Môi Se và dân Y Sơ Ra Ên trong các câu 13 và 15?

Dân Số Ký 12:3

“Môi Se là người rất khiêm hòa (nhu mì).”

  • Một số người có thể ngạc nhiên khi đọc thấy rằng một vị tiên tri vững mạnh như Môi Se, là người đã đứng trước Pha Ra Ôn và làm nhiều phép lạ tuyệt vời với quyền năng của Chúa, lại cũng “rất khiêm hòa (nhu mì).” Anh chị em có thể sử dụng Dân Số Ký 12:3 để bắt đầu một cuộc thảo luận về nhu mì thực sự có nghĩa là gì. Anh chị em có thể tham khảo định nghĩa trong “Nhu Mì” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org). Anh chị em cũng có thể cùng với cả lớp tìm kiếm những chỗ cho thấy tính nhu mì của Môi Se trong Dân Số Ký 12.

  • Chúng ta có thể học hỏi được từ những bằng chứng nào khác về tính nhu mì của Môi Se? (Xin xem, ví dụ, Xuất Ê Díp Tô Ký 18:13–25; Dân Số Ký 11:26–29; Hê Bơ Rơ 11:24–27; Môi Se 1:10–11). Anh chị em cũng có thể đọc và thảo luận cách Đấng Cứu Rỗi biểu lộ tính nhu mì (xin xem Ma Thi Ơ 11:29; 27:11–14; Lu Ca 22:41–42; Giăng 13:4–5). Những tấm gương của Môi Se và của Đấng Cứu Rỗi—hoặc của những người chúng ta biết—dạy chúng ta điều gì về tính nhu mì? Tại sao Thượng Đế muốn chúng ta phải trở nên nhu mì?

Dân Số Ký 13–14

Với đức tin nơi Chúa, chúng ta có thể có hy vọng cho tương lai.

  • Khi anh chị em thảo luận câu chuyện về 12 người dân Y Sơ Ra Ên do thám vùng đất hứa và đưa ra báo cáo của họ, hãy cân nhắc hỏi học viên xem họ cảm thấy câu chuyện này có thể áp dụng cho những hoàn cảnh mà họ đối phó như thế nào. Để giúp đỡ, anh chị em có thể mời học viên liệt kê những điều trong Dân Số Ký 13:23–33 mà có thể được so sánh với một điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta. Ví dụ, đất hứa có thể tượng trưng cho một điều gì đó Chúa muốn chúng ta hoàn thành, chùm nho có thể là các phước lành, kẻ hình vóc cao lớn có thể là những thử thách mà chúng ta sẽ gặp phải, và vân vân. Khuyến khích học viên chia sẻ những gì họ cảm thấy là Chúa có thể muốn họ học được từ câu chuyện này.

    Hình Ảnh
    những người đàn ông cho Môi Se thấy trái cây

    Mười người dân Y Sơ Ra Ên do thám đều sợ hãi; Giô Suê và Ca Lép có đức tin. © Lifeway Collection/được phép của goodsalt.com

Dân Số Ký 21:4–9

Nếu chúng ta tìm đến Chúa Giê Su Ky Tô trong đức tin, thì Ngài có thể chữa lành cho chúng ta về phần thuộc linh.

  • Để giúp học viên thảo luận câu chuyện trong Dân Số Ký 21:4–9 và xây đắp đức tin của họ nơi Đấng Cứu Rỗi, anh chị em có thể viết những câu hỏi như sau đây lên trên bảng: Con rắn bằng đồng tượng trưng cho điều gì? Những vết rắn cắn có thể tượng trưng cho điều gì? Tại sao một số người từ chối không chịu nhìn vào con rắn bằng đồng? Làm thế nào chúng ta có thể “nhìn vào” nó ngày nay? Học viên có thể chia sẻ câu trả lời mà họ tìm được khi họ đọc Dân Số Ký 21:4–9; 1 Nê Phi 17:40–41; An Ma 33:18–22; và Hê La Man 8:13–15. Một số những điều tầm thường nào mà Đấng Cứu Rỗi mời gọi chúng ta làm để nhận được sự chữa lành của Ngài? Tại sao đôi khi rất khó để làm những điều tầm thường như vậy? (xin xem “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” để có ý kiến về điều này). Có lẽ học viên có thể chia sẻ việc làm những điều này đã mang quyền năng của Đấng Cứu Rỗi vào cuộc sống của họ như thế nào.

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

“Những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường.”

Anh Cả L. Whitney Clayton kể về một vị giám trợ là người đã khuyên bảo các tín hữu trong tiểu giáo khu của ông mà đang gặp nhiều khó khăn thử thách trong cuộc sống:

“Lời khuyên của vị ấy cho các tín hữu trong tiểu giáo khu thường gồm có việc tập trung vào những thực hành đơn giản của đức tin, như là nghiên cứu Sách Mặc Môn[,] … đóng tiền thập phân và tận tâm phục vụ trong Giáo Hội. Tuy nhiên, thường thì phản ứng của họ đối với vị ấy là nỗi hoài nghi: ‘… Có điều nào trong các việc đó có liên quan gì đến các vấn đề mà tôi đang đối phó đây chứ?’

“… Những người đang cố ý làm ‘những chuyện nhỏ nhặt và tầm thường’ [An Ma 37:6]—tuân theo những cách thức dường như không quan trọng—được ban phước với đức tin và sức mạnh để đi xa hơn các hành vi vâng phục thực sự và trên thực tế, có thể dường như hoàn toàn không liên quan gì đến các hành vi đó” (“Người Biểu Chi, Hãy Vâng Theo Cả,” Liahona, tháng Năm năm 2017, trang 98).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy tập trung vào những điều quan trọng nhất. Việc đề cập đến mọi câu chuyện hoặc mọi nguyên tắc là điều không thể thực hiện được. Hãy tuân theo Thánh Linh, và cân nhắc nhu cầu của học viên trong khi anh chị em quyết định sử dụng thời gian trong lớp học như thế nào. Hãy nhớ rằng mái gia đình, chứ không phải là lớp học, mới là trọng tâm của việc học hỏi phúc âm.

In