Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 16–22 tháng Năm. Phục Truyền Luật Lệ Ký 6–8; 15; 18; 29–30; 34: “Khá Giữ Lấy Mình, Kẻo Ngươi Quên Đức Giê Hô Va”


“Ngày 16–22 tháng Năm. Phục Truyền Luật Lệ Ký 6–8; 15; 18; 29–30; 34: ‘Khá Giữ Lấy Mình, Kẻo Ngươi Quên Đức Giê Hô Va,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 16–22 tháng Năm. Phục Truyền Luật Lệ Ký 6–8; 15; 18; 29–30; 34,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Môi Se đứng trên núi

Hình ảnh minh họa Môi Se trên Núi Nê Bô, © Providence Collection/được phép của goodsalt.com

Ngày 16–22 tháng Năm

Phục Truyền Luật Lệ Ký 6–8; 15; 18; 29–30; 34

“Khá Giữ Lấy Mình, Kẻo Ngươi Quên Đức Giê Hô Va”

Môi Se được soi dẫn để giảng dạy cho con cái của Y Sơ Ra Ên dựa trên nhu cầu của họ (xin xem Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:1). Khi anh chị em học Phục Truyền Luật Lệ Ký, hãy tìm kiếm sự soi dẫn để biết phải dạy các nguyên tắc nào, dựa trên nhu cầu của học viên.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Bởi vì Phục Truyền Luật Lệ Ký có chứa đựng những lời nói cuối cùng của Môi Se dành cho các con cái của Y Sơ Ra Ên, nên anh chị em có thể mời học viên chia sẻ một điều gì đó họ tìm thấy trong Phục Truyền Luật Lệ Ký mà họ muốn bao gồm trong những lời nói cuối cùng dành cho con cháu của họ. Khi họ chia sẻ, hãy yêu cầu họ giải thích lý do tại sao họ chọn những lời đó.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4–7, 20–25; 8:2–5, 11–17; 29:18–20; 30:6–10, 15–20

Chúa muốn chúng ta yêu mến Ngài với tất cả tấm lòng của mình.

  • Trong suốt sách Phục Truyền Luật Lệ Ký, có những đoạn mà có thể thúc giục chúng ta suy nghĩ về tình trạng thuộc linh của tấm lòng chúng ta. Để giúp học viên chia sẻ suy nghĩ của họ về những đoạn này, anh chị em có thể vẽ một hình trái tim lên trên bảng. Sau đó chia các đoạn thánh thư sau đây cho các học viên: Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4–7, 20–25; 8:2–5, 11–17; 29:18–20; 30:6–10, 15–20. Mời học viên viết đoạn thánh thư tham khảo ở bên trong hình trái tim nếu đoạn đó dạy về điều gì đó mà chúng ta nên có trong lòng mình hoặc viết đoạn tham khảo đó bên ngoài hình trái tim nếu nó dạy về một điều gì đó mà chúng ta cần phải tránh. Dâng hết tấm lòng của chúng ta lên Cha Thiên Thượng có nghĩa là gì?

  • Làm thế nào để chúng ta giải thích cho gia đình mình và những người khác lý do chúng ta vâng theo các giáo lệnh của Thượng Đế? Sau khi suy ngẫm câu hỏi này, học viên có thể đọc Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4–7, 20–25 hoặc lời phát biểu trong phần “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung” và chia sẻ suy nghĩ của họ. Những sự hiểu biết sâu sắc này ảnh hưởng như thế nào đến cảm nghĩ của chúng ta về các giáo lệnh hoặc giao ước?

Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4–9, 20–25

“Khá ân cần dạy dỗ [lời của Chúa] cho con cái ngươi.”

  • Đôi khi thật là hữu ích để nghe những ý tưởng về cách thức những người khác giảng dạy và học hỏi phúc âm trong nhà của họ. Việc thảo luận cách học viên noi theo lời khuyên bảo trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 6:4–9, 20–25 có thể tạo cho lớp học của anh chị em cơ hội để học hỏi lẫn nhau. Chúng ta làm gì để giảng dạy và “nói đến” (câu 7) lời của Thượng Đế như được mô tả trong các câu này? Chúng ta có thể chia sẻ những kinh nghiệm nào mà Chúa đã hướng dẫn chúng ta trong các nỗ lực của mình?

Phục Truyền Luật Lệ Ký 15:1–15

Việc giúp đỡ người hoạn nạn gồm có những bàn tay rộng lượng và tấm lòng thành dâng.

  • Chúng ta vẫn chưa đến cái ngày mà “chẳng nên có kẻ nghèo nàn” (Phục Truyền Luật Lệ Ký 15:4), nên các nguyên tắc về việc giúp đỡ người nghèo khó trong Phục Truyền Luật Lệ Ký 15 vẫn còn có giá trị, ngay cả khi những lối thực hành cụ thể về nợ nần và đầy tớ đã thay đổi. Anh chị em có thể mời học viên xem lại các câu 1–15 và tìm các nguyên tắc về việc giúp đỡ người nghèo khó và hoạn nạn mà họ muốn thảo luận. Những câu hỏi như sau có thể giúp ích cho cuộc thảo luận: Ý nghĩa của việc “sè tay mình ra” cho người hoạn nạn là gì? (các câu 8, 11). Tấm lòng của chúng ta đóng vai trò nào trong việc giúp đỡ người khác? (xin xem các câu 7, 9–10). Chúng ta có thể học được điều gì về việc giúp đỡ người hoạn nạn từ tấm gương của Chúa? (xin xem câu 15).

Phục Truyền Luật Lệ Ký 29:9; 30:15–20

Chúa mời gọi chúng ta hãy chọn lựa giữa “sự sống và phước lành, sự chết và tai họa.”

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Chúng ta tuân giữ các giao ước của mình vì chúng ta yêu mến Thượng Đế.

Chủ Tịch Linda K. Burton đã dạy:

“Trong số tất cả các lý do tại sao chúng ta phải siêng năng hơn trong việc tuân giữ giao ước của mình, thì lý do này là có sức thuyết phục hơn cả—tình yêu thương. …

“‘Nếu chúng ta hoàn toàn biết ơn những phước lành thuộc về mình qua sự chuộc tội đã được thực hiện vì chúng ta, thì không có điều gì Chúa có thể đòi hỏi ở chúng ta mà chúng ta sẽ không thiết tha và sẵn lòng làm’ [Joseph Fielding Smith, “Importance of the Sacrament Meeting,” Relief Society Magazine, tháng Mười năm 1943, trang 592]. Theo như câu nói này của Chủ Tịch Joseph Fielding Smith, việc tuân giữ giao ước là một cách để bày tỏ tình yêu thương của chúng ta đối với Sự Chuộc Tội vô hạn, khó hiểu của Đấng Cứu Rỗi và Đấng Cứu Chuộc của chúng ta và tình yêu thương trọn vẹn của Cha Thiên Thượng” (“Quyền Năng, Niềm Vui và Tình Yêu Thương Đến từ Việc Tuân Giữ Giao Ước,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 114).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Hãy lắng nghe. “Lắng nghe là một hành động yêu thương. … Cầu xin Cha Thiên Thượng giúp các anh chị em hiểu được điều mà học viên của các anh chị em nói. Khi chú ý kỹ đến các thông điệp được nói ra và không nói ra của họ, anh chị em sẽ hiểu rõ hơn các nhu cầu, mối quan tâm, và ước muốn của họ” (Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 34).

In