Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 2–8 tháng Năm. Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40; Lê Vi Ký 1; 16; 19: “Thánh cho Chúa”


“Ngày 2–8 tháng Năm. Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40; Lê Vi Ký 1; 16; 19: ‘Thánh cho Chúa,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 2–8 tháng Năm. Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40; Lê Vi Ký 1; 16; 19,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Đền Thờ São Paulo Brazil

Ngày 2–8 tháng Năm

Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40; Lê Vi Ký 1; 16; 19

“Thánh cho Chúa”

Khi có những kinh nghiệm đầy ý nghĩa trong việc học thánh thư, thì anh chị em sẽ có thể giảng dạy và làm chứng khi nhóm họp với các học viên vào ngày Chủ Nhật. Chúng ta có thể làm gì để khuyến khích học viên làm giống như vậy?

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Các chương trong phần đọc tuần này sử dụng các dấu hiệu để dạy về Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh chuộc tội của Ngài. Anh chị em có thể bắt đầu bài học bằng cách mời học viên viết hoặc vẽ lên trên bảng những gì họ tìm được trong Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40 hoặc Lê Vi Ký 1; 16; 19 mà đã dạy họ về Đấng Cứu Rỗi. Mời họ kể về điều họ đã học được.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40

Chúa muốn chúng ta trở nên thánh thiện giống như Ngài.

  • Khi học viên học Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40 tuần này, họ có thể đã suy ngẫm cách mà những yếu tố của đền tạm thời xưa hướng suy nghĩ của họ tới Chúa Giê Su Ky Tô. Nếu họ đã suy ngẫm về điều đó, hãy khuyến khích họ chia sẻ suy nghĩ của họ. Cái bảng trong đề cương của tuần này trong tài liệu Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình có thể giúp ích cho cuộc thảo luận này. Anh chị em cũng có thể nói về việc những dấu hiệu này đã kết nối với đền tạm dạy điều gì về việc trở nên thánh thiện hơn. Chúa Giê Su Ky Tô giúp chúng ta trở nên thánh thiện hơn bằng cách nào?

  • Đối với nhiều người, ý tưởng về việc trở nên thánh thiện hơn có thể dường như khó để thực hiện được. Làm thế nào anh chị em sẽ giúp học viên hiểu rằng việc trở nên thánh thiện là một phần của kế hoạch của Cha Thiên Thượng dành cho chúng ta? Anh chị em có thể cùng nhau đọc lời phát biểu của Chủ Tịch Henry B. Eyring trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.” Trở nên thánh thiện có nghĩa là gì? Các đền thờ ngày sau của chúng ta và công việc mà chúng ta làm ở đó giúp chúng ta trở nên thánh thiện hơn như thế nào? (xin xem thêm Giáo Lý và Giao Ước 84:19–24; 109:6–26; 128:15–18). Sau đó anh chị em có thể yêu cầu học viên chia sẻ cách mà những điều này đã giúp họ—hoặc những người họ biết—trở nên thánh thiện hơn.

  • Đền tạm của dân Y Sơ Ra Ên trong vùng hoang dã cũng giống như các đền thờ ngày sau của chúng ta trong nhiều phương diện. Anh chị em có thể mời học viên liệt kê những điều họ học được về đền tạm trong Xuất Ê Díp Tô Ký 35–40 mà nhắc nhở họ về những điều chúng ta trải nghiệm được trong đền thờ. Nếu họ cần giúp đỡ, anh chị em có thể nêu ra cho họ các câu trong Xuất Ê Díp Tô Ký 40 đề cập đến bức màn che, bàn thờ, trang phục thiêng liêng, lễ thanh tẩy, và lễ xức dầu. Đền thờ giúp chúng ta đến cùng Đấng Ky Tô như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để chú trọng thời gian của chúng ta vào Ngài khi ở trong đền thờ?

Lê Vi Ký 1:1–9; 16

Qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể được tha thứ.

  • Mặc dù ý tưởng về việc dâng thú vật làm của lễ có thể dường như xa lạ đối với chúng ta ngày nay, nhưng có nhiều điều chúng ta có thể học được từ lối thực hành này về sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Để bắt đầu thảo luận, anh chị em có thể trưng bày những bức tranh về Đấng Cứu Rỗi trong vườn Ghết Sê Ma Nê và trên cây thập tự (xin xem Sách Họa Phẩm Phúc Âm, các số 56, 57). Học viên có thể chia sẻ những từ mà họ cảm thấy liên quan tới sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Sau đó mời học viên ôn lại Lê Vi Ký 1:1–9 hoặc Lê Vi Ký 16, mà mô tả về việc dâng thú vật làm của lễ, và tìm những từ mà họ cảm thấy cũng liên quan tới sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi. Những của lễ hy sinh thời xưa giúp chúng ta hiểu rõ hơn Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào? Học viên có thể hát một bài thánh ca về Đấng Cứu Rỗi và chia sẻ cảm nghĩ của họ về Ngài.

    Hình Ảnh
    dân chúng thời xưa mang các của lễ đến để dựng đền tạm

    Các con cái của Y Sơ Ra Ên dâng của lễ cho đền tạm với “lòng thành dâng” (Xuất Ê Díp Tô Ký 35:5). Hình ảnh minh họa do Corbert Gauthier thực hiện, © Lifeway Collection/giấy phép của goodsalt.com

  • Có thể là hữu ích để cho học viên so sánh những sự hy sinh mà Chúa đòi hỏi trong thời Kinh Cựu Ước với những sự hy sinh mà Ngài đòi hỏi chúng ta ngày nay. Chẳng hạn, họ có thể liệt kê những cách thức để hy sinh cho Chúa và công việc của Ngài, như phục vụ trong các chức vụ kêu gọi, đóng góp của lễ nhịn ăn, làm công việc lịch sử gia đình, hoặc phục sự lẫn nhau. Sau đó anh chị em có thể cùng nhau đọc Lê Vi Ký 1:1–9 và mời học viên tìm kiếm những yếu tố của các của lễ được mô tả trong các câu này mà có thể liên quan đến những của lễ mà Chúa đòi hỏi chúng ta dâng hiến ngày nay (xin xem 3 Nê Phi 9:19–20; Giáo Lý và Giao Ước 64:34). Chúng ta có thể học được điều gì từ Môi Se 5:7 về cách chúng ta nên nhìn nhận những sự hy sinh của chúng ta cho công việc của Chúa?

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

Thượng Đế có thể làm cho chúng ta được thánh thiện.

Chủ Tịch Henry B. Eyring dạy rằng:

“Hạnh phúc lớn lao hơn đến từ việc trở nên thánh thiện hơn của cá nhân. … Thánh thư dạy chúng ta rằng trong số nhiều điều khác, chúng ta có thể được thánh hóa và trở nên thánh thiện hơn khi chúng ta thực hành đức tin nơi Đấng Ky Tô, cho thấy là mình biết vâng lời, hối cải, hy sinh vì Ngài, tiếp nhận các giáo lễ thiêng liêng, và tuân giữ các giao ước của mình với Ngài. …

Bài thánh ca ‘More Holiness Give Me [Cần Nhiều Thánh Thiện Nơi Tôi]’ [Hymns, số 131] đề nghị một cách để cầu xin sự giúp đỡ để trở nên thánh thiện hơn. Tác giả đã sáng suốt đề nghị rằng sự thánh thiện mà chúng ta tìm kiếm là một ân tứ từ một Thượng Đế nhân từ, ban cho chúng ta theo thời gian, sau khi chúng ta đã làm tất cả những gì chúng ta có thể làm” (“Sự Thánh Thiện và Kế Hoạch Hạnh Phúc,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 100–101, 103).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Sử dụng âm nhạc thiêng liêng. Các sứ điệp trong các bài thánh ca có thể củng cố giáo lý trong thánh thư. Ví dụ, việc hát một bài thánh ca như “Cần Nhiều Thánh Thiện Nơi Tôi” (Hymns, số 131) hoặc “Lòng Cảm Kích Vô Cùng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, trang 22) có thể củng cố một số sứ điệp được giảng dạy trong Lê Vi Ký 1619.

In