Kinh Cựu Ước năm 2022
Ngày 4–10 tháng Bảy. 2 Các Vua 2–7: “Trong Y Sơ Ra Ên Có Tiên Tri”


“Ngày 4–10 tháng Bảy. 2 Các Vua 2–7: ‘Trong Y Sơ Ra Ên Có Tiên Tri,’” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: Kinh Cựu Ước năm 2022 (năm 2021)

“Ngày 4–10 tháng Bảy. 2 Các Vua 2–7,” Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Trường Chủ Nhật: năm 2022

Hình Ảnh
Ê Li Sa cho tôi tớ thấy xe bằng lửa

Hình ảnh minh họa Ê Li Sa cho tôi tớ thấy xe bằng lửa, © Review & Herald Publishing/được phép của goodsalt.com

Ngày 4–10 tháng Bảy

2 Các Vua 2–7

“Trong Y Sơ Ra Ên Có Tiên Tri”

Khi anh chị em chuẩn bị để giảng dạy, hãy đọc 2 Các Vua 2–7 để tìm kiếm nguồn cảm hứng cho cuộc sống của riêng mình. Sau đó hãy lắng nghe thúc giục về những sứ điệp mà sẽ ban phước cho các học viên trong lớp của anh chị em.

Ghi Lại Những Ấn Tượng Của Anh Chị Em

Hình Ảnh
hình biểu tượng chia sẻ

Mời Chia Sẻ

Đôi khi học viên cần thời gian để ôn lại vắn tắt các chương mà họ đã đọc trước khi họ có thể chia sẻ những hiểu biết sâu sắc từ việc học thánh thư riêng của họ. Cố gắng dành ra một vài phút để làm việc này vào lúc bắt đầu lớp học; sau đó mời học viên chia sẻ một điều gì đó mà họ học được.

Hình Ảnh
hình biểu tượng giảng dạy

Giảng Dạy Giáo Lý

2 Các Vua 2–6

Thượng Đế có thể làm nhiều phép lạ trong cuộc sống chúng ta.

  • Trong khi anh chị em thảo luận về những phép lạ trong 2 Các Vua 2–6, có thể là hữu ích để yêu cầu học viên định nghĩa từ phép lạ. Anh chị em có thể chia sẻ hiểu biết sâu sắc này của Chủ Tịch Howard W. Hunter: “[Phép lạ] là sự thể hiện về quyền năng [của Thượng Đế] mà chúng ta không thể giải thích hay hoàn toàn hiểu thấu được. … Những dấu hiệu và phép mầu này được thể hiện rõ nhất trong cuộc đời và giáo vụ của Chúa Giê Su Ky Tô, chính là Vị Nam Tử của Thượng Đế. Nhưng thật là đầy sửng sốt và diệu kỳ thay, nhiều phép lạ của Đấng Ky Tô chỉ là những sự phản ảnh của nhiều phép mầu lớn lao hơn nữa mà Đức Chúa Cha của Ngài đã thực hiện trước Ngài và vẫn tiếp tục thực hiện xung quanh chúng ta. … Sẽ luôn luôn có rất nhiều phép lạ nếu chúng ta chịu nhìn và lắng nghe” (“The God That Doest Wonders,” Ensign, tháng Năm năm 1989, trang 15–16). Những hiểu biết sâu sắc này giúp chúng ta thấy được bàn tay của Thượng Đế trong cuộc sống mình như thế nào?

  • Cân nhắc yêu cầu các học viên liệt kê một số phép lạ được mô tả trong 2 Các Vua 2–6. Chúng ta học được điều gì về Chúa từ các phép lạ này? Học viên cũng có thể sẵn lòng nói về những phép lạ—lớn hay nhỏ—mà họ hoặc gia đình họ đã kinh nghiệm được. Làm thế nào chúng ta có thể nhận ra các phép lạ của Thượng Đế trong cuộc sống mình—kể cả những phép lạ mà khác với những gì chúng ta hy vọng?

  • Học viên có thể được soi dẫn khi so sánh một số phép lạ Ê Li Sê đã thực hiện với các phép lạ mà Chúa Giê Su Ky Tô đã thực hiện (xin xem 2 Các Vua 4:8–37Lu Ca 7:11–16; 2 Các Vua 4:42–44Giăng 6:1–13; 2 Các Vua 5:1–15Lu Ca 17:11–19). Các phép lạ này dạy chúng ta điều gì về Đấng Cứu Rỗi và các vị tiên tri của Ngài?

2 Các Vua 5:1–19

Nếu chúng ta khiêm nhường và biết vâng lời, thì Chúa Giê Su Ky Tô có thể chữa lành chúng ta.

  • Một bài học chúng ta có thể rút ra từ câu chuyện về Na A Man được chữa lành khỏi bệnh phong là tầm quan trọng của sự khiêm nhường. Để bắt đầu một cuộc thảo luận, anh chị em có thể viết lên trên bảng Tính kiêu ngạo của Na A ManTính khiêm nhường của Na A Man. Học viên có thể tra cứu 2 Các Vua 5:1–19 và viết lên trên bảng các cụm từ minh họa tính kiêu ngạo hoặc tính khiêm nhường của Na A Man. Đôi khi chúng ta giống như Na A Man như thế nào? Đôi khi chúng ta giống như các tôi tớ của ông như thế nào? Chúng ta đã dần biết được những điều mà Na A Man đã biết được như thế nào?

  • Một bài học khác mà chúng ta có thể rút ra từ câu chuyện này là giá trị của việc vâng lời Thượng Đế trong những điều nhỏ nhặt. Anh chị em có thể bắt đầu bằng cách đọc 2 Các Vua 5:9–12 và hỏi suy nghĩ của học viên về lý do tại sao Na A Man “trở đi và giận dữ” (câu 12). Tại sao đôi khi chúng ta muốn làm “việc khó” mà Thượng Đế yêu cầu, thay vì làm những việc tầm thường? (câu 13). Giá trị của việc làm những điều tầm thường này là gì?

2 Các Vua 6:8–23

“Những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó.”

  • Chúng ta đều có những giây phút khi chúng ta cảm thấy cô đơn hoặc sợ hãi. Cân nhắc cách mà việc thảo luận về câu chuyện trong 2 Các Vua 6:8–23 có thể giúp cho học viên mà cảm thấy như vậy. Anh chị em có thể bắt đầu đơn giản bằng cách hỏi học viên xem điều gì gây ấn tượng cho họ về các câu này. Họ cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm khi mà “Đức Giê Hô Va mở mắt [họ] ra” (câu 17) và giúp họ thấy được rằng họ không hề đơn độc (xin xem thêm “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung”). Bằng cách nào chúng ta có thể giúp nhau “[không] sợ”? (câu 16).

Hình Ảnh
hình biểu tượng những nguồn tài liệu bổ sung

Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung

“Mở mắt thuộc linh của chúng ta.”

Khi đề cập đến câu chuyện trong 2 Các Vua 6:8–23, Anh Cả Ronald A. Rasband đã nói:

“Chúng ta có thể không có những xe bằng lửa được gửi đến để xua tan nỗi sợ hãi của chúng ta và chiến thắng kẻ độc ác, nhưng bài học thật là rõ ràng. Chúa ở với chúng ta, lưu tâm đến chúng ta và ban phước cho chúng ta theo những cách mà chỉ có Ngài mới có thể làm được. Lời cầu nguyện có thể mời gọi sức mạnh và sự mặc khải rằng chúng ta cần tập trung ý nghĩ của mình vào Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh chuộc tội của Ngài. Chúa đã biết rằng đôi khi chúng ta sẽ cảm thấy sợ hãi. Tôi cũng như anh chị em đã từng sợ hãi. … Trong Giáo Hội này, chúng ta có thể có ít người so với cách mà thế gian quan niệm về mức độ ảnh hưởng, nhưng khi chúng ta mở mắt thuộc linh của mình ra, thì ‘những người ở với chúng ta đông hơn những người ở với chúng nó’ [2 Các Vua 6:16]” (“Chớ Bối Rối,” Liahona, tháng Mười Một năm 2018, trang 18–19).

Cải Thiện Việc Giảng Dạy Của Chúng Ta

Nói cho học viên hãy tham khảo thánh thư. Khi nào có thể, hãy khuyến khích học viên tìm đến thánh thư và những lời của các vị tiên tri tại thế để được hướng dẫn, giải đáp những thắc mắc, và hỗ trợ. Lời của Thượng Đế là nguồn lẽ thật lớn lao nhất. (Xin xem Giảng Dạy theo Cách của Đấng Cứu Rỗi, trang 21.)

In