Bài Học 4—Giáo Lý và Giao Ước 1: “Tiếng Nói của Chúa Phán Ra cho Các Nơi Tận Cùng của Trái Đất”
“Bài Học 4—Giáo Lý và Giao Ước 1: ‘Tiếng Nói của Chúa Phán Ra cho Các Nơi Tận Cùng của Trái Đất’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)
“Giáo Lý và Giao Ước 1”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý
“Tiếng Nói của Chúa Phán Ra cho Các Nơi Tận Cùng của Trái Đất”
Trước khi Sách Giáo Lệnh được in ra, mà sau này trở thành một phần của sách Giáo Lý và Giao Ước, Tiên Tri Joseph Smith đã cầu xin Chúa ban một lời mở đầu cho cuốn sách này. Để đáp lại, Chúa đã mặc khải những điều bây giờ là Giáo Lý và Giao Ước tiết 1 như là một lời giới thiệu về những lời mặc khải cho thế gian. Bài học này có thể giúp học viên hiểu tại sao Chúa lại đưa ra lời cảnh cáo thế gian.
Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện
“Tiếng nói cảnh cáo”
Hãy tưởng tượng rằng một người bạn đang đưa ra quyết định sẽ dẫn đến hậu quả tiêu cực.
Tại sao các em muốn cảnh báo cho người bạn của mình về quyết định này?
Đấng Cứu Rỗi cũng đưa ra một “tiếng nói cảnh cáo” (Giáo Lý và Giao Ước 1:4). Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:
Tại sao Đấng Cứu Rỗi có thể cảnh cáo chúng ta? Tại sao Ngài lại có thể đích thân cảnh cáo các em? Bằng cách nào?
Việc này dạy cho các em điều gì về Ngài?
Khi học bài học này, hãy tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi sau.
Tiếng nói cảnh cáo của Thượng Đế dành cho tất cả mọi người
Cho đến tháng Mười Một năm 1831, Tiên Tri Joseph Smith đã ghi lại hơn 60 điều mặc khải từ Chúa. Tuy nhiên, có ít tín hữu Giáo Hội nhận được bản sao của những lời mặc khải. Dưới sự hướng dẫn của Vị Tiên Tri, những lời mặc khải được biên soạn thành một quyển sách thánh thư mới gọi là Sách Giáo Lệnh, mà sau này trở thành một phần của sách Giáo Lý và Giao Ước. Khi cuốn sách sắp được in, Joseph đã cầu xin Chúa ban cho phần giới thiệu về cuốn sách. Đáp lại, ông đã nhận được qua sự mặc khải tiết 1, mà được Chúa gọi là “lời nói đầu của ta” (Giáo Lý và Giao Ước 1:6) cho quyển thánh thư mới này.
Hãy sử dụng thánh thư để trả lời các câu hỏi sau đây:
Đấng Cứu Rỗi cảnh cáo ai ngày nay? (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 1:1–4, 34–36; có thể hữu ích khi biết rằng “vị nể” [câu 35] là ưu ái người này hơn người khác).
Tiếng nói cảnh cáo của Chúa là bằng chứng về tình thương yêu của Ngài
Trong Giáo Lý và Giao Ước 1, Đấng Cứu Rỗi tiết lộ một số lý do Ngài đưa ra lời cảnh cáo thế gian. Khi nghiên cứu, hãy suy ngẫm xem làm thế nào mà những lý do này có thể là bằng chứng về việc Đấng Cứu Rỗi đang ban phước cho chúng ta.
Chọn một trong những lý do các em thấy Chúa phán truyền chúng ta, và trả lời một hoặc hai câu hỏi sau đây:
Làm thế nào mà lý do này là bằng chứng về tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi? Làm thế nào mà lý do này có thể được coi là một phước lành?
Các em đã có kinh nghiệm về phước lành này khi nào, hoặc tại sao các em muốn có phước lành này trong cuộc sống của mình?
Tại sao cả thế gian cần phước lành này?
Đấng Cứu Rỗi cảnh báo cho chúng ta bằng cách nào trong thời đại của chúng ta?
Hãy hình dung về bài học của các em vào Chủ Nhật này, giảng viên mời các em dành vài phút để chia sẻ lý do tại sao Chúa cảnh cáo chúng ta ngày nay. Hãy suy ngẫm xem làm thế nào các em sẽ chia sẻ sứ điệp này với cả lớp một cách có ý nghĩa. Chuẩn bị một tài liệu phát tay, ảnh meme, áp phích hoặc phương pháp sáng tạo khác để chia sẻ sứ điệp này với cả lớp. Xin hãy đưa vào những điều sau đây:
Một câu trong Giáo Lý và Giao Ước 1 chia sẻ ít nhất một lý do Chúa cảnh cáo tất cả mọi người
Một ví dụ về lời cảnh cáo của Chúa cho chúng ta trong thời đại chúng ta (Nếu các em chọn Chúa cảnh cáo chúng ta về những thử thách và tội lỗi của thế gian [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 1:15–17], thì các em có thể chia sẻ một câu từ thánh thư hoặc lời của một vị tiên tri ở thời hiện đại, là người cảnh báo chúng ta về những cám dỗ thời hiện đại.)
Những suy nghĩ và cảm nhận của các em về việc Chúa chia sẻ những sứ điệp cảnh cáo cho chúng ta ngày nay. Các em cũng có thể kèm theo một kinh nghiệm.