Lớp Giáo Lý
Bài Học 6—Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38: “Dẫu bằng Chính Tiếng Nói của Ta hoặc bằng Tiếng Nói của Các Tôi Tớ Ta thì Cũng Như Nhau”


“Bài Học 6—Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38: ‘Dẫu bằng Chính Tiếng Nói của Ta hoặc bằng Tiếng Nói của Các Tôi Tớ Ta thì Cũng Như Nhau’”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38”, Lớp Giáo Lý và Giao Ước

Bài Học 6: Giáo Lý và Giao Ước 1

Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38

“Dẫu bằng Chính Tiếng Nói của Ta hoặc bằng Tiếng Nói của Các Tôi Tớ Ta thì Cũng Như Nhau”

Hình Ảnh
Chúa Giê Su Ky Tô

Để kết thúc lời tựa đầy soi dẫn của Ngài cho Sách Giáo Lệnh (nay là sách Giáo Lý và Giao Ước), Chúa đã làm chứng rằng Ngài phán cùng chúng ta qua các vị tiên tri của Ngài. Bài học này có thể giúp học viên nghiên cứu những lời của Chúa qua thánh thư và qua lời của các vị tiên tri ở thời hiện đại.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Tại sao chúng ta muốn nghe lời Chúa?

Hãy yêu cầu học viên nhắm mắt lại và tưởng tượng tình huống sau đây trong khi suy ngẫm về các câu hỏi dưới đây. Mời học viên chia sẻ câu trả lời của các em nếu chúng không quá riêng tư.

Hãy tưởng tượng rằng các em có cơ hội ở trong cùng một căn phòng với Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô.

  • Tại sao các em muốn nói chuyện với Ngài và lắng nghe Ngài?

  • Các em muốn Đấng Cứu Rỗi thảo luận hoặc hướng dẫn cho mình về những đề tài nào? Tại sao?

  • Các em nghĩ kinh nghiệm này có thể ảnh hưởng như thế nào đến mình?

Khi các em nghiên cứu bài học này, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh để giúp các em biết cách có thể nghe những lời của Đấng Cứu Rỗi và những lời đó có thể ban phước cho cá nhân mình ra sao.

Cách để nghe Đấng Cứu Rỗi trong cuộc sống của chúng ta

Đấng Cứu Rỗi yêu thương chúng ta và muốn chúng ta liên tục cố gắng để nghe tiếng nói của Ngài. Ở cuối lời tựa của sách Giáo Lý và Giao Ước, Đấng Cứu Rỗi nhấn mạnh một số cách thức mà Ngài phán cùng chúng ta.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38, tìm kiếm những cách thức mà Ngài phán cùng chúng ta. Có thể hữu ích khi nhớ rằng từ “giáo lệnh” đề cập đến Sách Giáo Lệnh (hoặc Giáo Lý và Giao Ước).

Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38 là một đoạn thông thạo giáo lý. Cân nhắc mời học viên đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để các em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

  • Các em học được điều gì từ những câu này?

    Anh chị em có thể yêu cầu học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của các em. Các em có thể đề cập rằng Chúa phán cùng chúng ta qua thánh thư và các vị tiên tri của Ngài. Nếu các em không làm như vậy thì hãy cân nhắc trưng ra một quyển Giáo Lý và Giao Ước, hình ảnh của các vị tiên tri ở thời hiện đại, và một bức tranh về Đấng Cứu Rỗi và hỏi xem những vật này có điểm gì chung theo như Giáo Lý và Giao Ước 1:38. Hãy cân nhắc mời học viên đánh dấu một cụm từ mà dạy lẽ thật sau đây: dẫu bằng chính tiếng nói của Ngài hoặc bằng tiếng nói của các tôi tớ Ngài thì cũng như nhau.

    Nếu hữu ích, hãy viết những câu sau đây lên trên bảng và mời học viên đọc một hoặc hai trong số những câu đó, tìm kiếm những điều mà câu đó dạy để xác nhận lẽ thật ở trên: Phục Truyền Luật Lệ Ký 18:18; Giáo Lý và Giao Ước 18:33–36; 21:4–6. Học viên có thể muốn ghi lại những câu này dưới dạng phần tham khảo chéo với Giáo Lý và Giao Ước 1:38.

  • Tại sao đôi khi việc muốn nghiên cứu lời của Chúa có thể khó khăn?

  • Làm thế nào mà lẽ thật chúng ta có thể nhận ra, hoặc các cụm từ khác trong Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38, thôi thúc các em nghiên cứu lời của Chúa?

Tại sao chúng ta muốn nghiên cứu lời của Ngài

Chị Carol F. McConkie, cựu cố vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Thiếu Nữ, đã dạy:

Hình Ảnh
Chị Carol F. McConkie

[Các vị tiên tri ngày sau] nói trong danh của Đấng Ky Tô. Họ nói tiên tri trong danh Đấng Ky Tô. Họ làm tất cả mọi điều trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta nghe thấy tiếng nói của Chúa và cảm nhận được tình thương yêu của Đấng Cứu Rỗi trong lời nói của họ. (Carol F. McConkie, “Sống Theo Những Lời Nói của Các Vị Tiên Tri”, Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 77)

  • Các em thích hoặc học được gì lời phát biểu này?

    Hãy cho học viên thời gian để suy ngẫm câu hỏi sau đây trước khi yêu cầu các học viên tình nguyện chia sẻ. Khi học viên suy ngẫm, hãy cân nhắc chia sẻ một ví dụ cá nhân mà các em có thể liên hệ đến bản thân mình. Việc làm như vậy có thể giúp các em nghĩ ra các ví dụ khác.

  • Có khi nào các em (hoặc người nào đó mà các em biết) cảm thấy rằng mình đã nhận được một sứ điệp từ Chúa qua thánh thư hoặc qua lời nói của các vị tiên tri ở thời hiện đại?

Thực hành

Sinh hoạt sau đây nhằm giúp học viên đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn trong khi nghiên cứu những lời của các tôi tớ Ngài. Hãy đảm bảo cho học viên nhiều thời gian để hoàn thành sinh hoạt đó và chia sẻ suy nghĩ của các em sau đó.

  1. Hãy dành vài phút để tìm kiếm một số câu thánh thư sau đây và lời nói của các vị tiên tri ở thời hiện đại. Khi các em nghiên cứu, hãy hình dung Chúa đang phán những lời này với các em. (Đây là một kỹ năng học tập hữu ích mà các em có thể sử dụng bất cứ khi nào các em học thánh thư.) Hãy cân nhắc đánh dấu những điều có ý nghĩa với các em.

    Giáo Lý và Giao Ước 6:34–37; 10:5; 19:23; 27:15–18; 58:26–28; 68:5–6; 78:18–19; 82:10; 98:1–3; 112:10. (Hoặc chọn các câu khác trong Giáo Lý và Giao Ước.)

    Nếu anh chị em cảm thấy sẽ phù hợp hơn với nhu cầu của học viên của mình thì thay vì chọn những câu sau đây, hãy cân nhắc soạn ra một số trích dẫn gần đây từ các vị tiên tri mà đặc biệt áp dụng cho học viên của anh chị em. Hãy đảm bảo có một vài cuốn tạp chí Liahona số phát hành đại hội trung ương gần nhất.

  2. Hãy nghiên cứu một phần hoặc toàn bộ bài nói chuyện tại đại hội trung ương gần đây mà các em cảm thấy sẽ giúp ích cho cá nhân mình.

    Hãy mời một vài học viên chia sẻ những kinh nghiệm của mình. Các câu hỏi sau đây có thể hữu ích:

  3. Các em đã học được điều gì?

  4. Việc tưởng tượng Đấng Cứu Rỗi đang phán những lời đó với mình đã ảnh hưởng như thế nào đến sự học hỏi của các em?

  5. Việc làm điều này thường xuyên trong khi học tập cá nhân ảnh hưởng ra sao đến mối quan hệ của các em với Đấng Cứu Rỗi?

Khi học viên chia sẻ, hãy tìm các cách thức để nhấn mạnh rằng Chúa vẫn phán cùng chúng ta qua thánh thư và các vị tiên tri tại thế.

Để kết thúc bài học, hãy viết vào nhật ký học tập những điều các em muốn làm để đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn qua lời các tôi tớ của Ngài. Một số ý tưởng có thể là:

  • Thường xuyên nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước như thể Chúa đang phán cùng em.

  • Lắng nghe lời của các vị tiên tri khi em chuẩn bị đi học vào buổi sáng hoặc đi ngủ vào buổi tối hoặc trong một khoảng thời gian khác hữu ích hơn cho mình.

Học thuộc lòng

Anh chị em có thể muốn giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong Giáo Lý và Giao Ước 1:37–38 và ôn lại trong các bài học trong tương lai. Cụm từ thánh thư then chốt là “Dẫu bằng chính tiếng nói của ta hoặc bằng tiếng nói của các tôi tớ ta thì cũng như nhau.” Ý tưởng cho các sinh hoạt học thuộc lòng nằm ở tài liệu phụ lục trong “Các Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý.”

In