Lớp Giáo Lý
Bài Học 5—Giáo Lý và Giao Ước 1:30–33: “Giáo Hội Sinh Động và Chân Chính Duy Nhất”


“Bài Học 5—Giáo Lý và Giao Ước 1:30–33: ‘Giáo Hội Sinh Động và Chân Chính Duy Nhất,’” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 1:30–33,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 5: Giáo Lý và Giao Ước 1

Giáo Lý và Giao Ước 1:30–33

“Giáo Hội Sinh Động và Chân Chính Duy Nhất”

Hình Ảnh
logo chính thức của Giáo Hội

Trong lời nói đầu của Ngài dành cho sách Giáo Lý và Giao Ước, Chúa đã phán truyền tầm quan trọng của Giáo Hội mới được phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô. Ngài phán Giáo Hội là “giáo hội sinh động và chân chính duy nhất trên khắp thế gian” (Giáo Lý và Giao Ước 1:30). Bài học này nhằm giúp học viên cảm nhận tầm quan trọng của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô với tư cách là giáo hội chân chính duy nhất.

Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Giáo Hội của Chúa

Để bắt đầu bài học, anh chị em có thể chia sẻ câu hỏi sau đây và các câu kèm theo và mời một số học viên chia sẻ câu trả lời của các em.

Tại sao một số người có thể đồng ý hoặc không đồng ý với những câu sau?

  1. Tôi không nghĩ rằng tôi cần một giáo hội.

  2. Tất cả các giáo hội đều chân chính như nhau.

  3. Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là giáo hội chân chính duy nhất.

Anh chị em có thể yêu cầu học viên yên lặng đánh giá quan điểm của mình về câu này.

Với rất nhiều tôn giáo và ý kiến khác nhau, thật khó để biết điều nào là đúng. Chúa đã ban cho chúng ta sự hướng dẫn qua thánh thư để giúp chúng ta có niềm tin vào những gì là chân chính và biết những gì Ngài muốn cho chúng ta.

Trong lời mở đầu cho sách Giáo Lý và Giao Ước, Chúa đã mặc khải một lời cảnh cáo “cho tất cả mọi người” (Giáo Lý và Giao Ước 1:4). Là một phần trong sứ điệp của Ngài, Ngài đã đưa ra một lời tuyên phán rõ ràng về Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 1:30, và tìm kiếm xem Chúa mô tả Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào.

Giáo Lý và Giao Ước 1:30 là một đoạn thông thạo giáo lý. Cân nhắc mời học viên đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách thức riêng biệt để các em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó.

  • Các em đã tìm thấy điều gì?

“Giáo hội sinh động và chân chính duy nhất trên khắp thế gian”

Cân nhắc mời học viên đánh dấu vào thánh thư của các em cụm từ trong tiêu đề ở trên. Hãy dành một chút thời gian để giúp các học viên hiểu Giáo Hội vừa chân chính vừa sinh động có nghĩa là gì. Sinh hoạt sau đây là một cách các em có thể thực hiện điều này:

Vẽ hai cột lên bảng. Hãy mời học viên nghiên cứu tờ giấy phát tay và đánh dấu các cụm từ mà giúp các em hiểu Giáo Hội vừa là “chân chính” vừa “sinh động” như thế nào.

Giáo Hội Chân Chính và Sinh Động

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả David A. Bednar

Chúa đã phán rằng Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là “giáo hội [sinh động] và chân chính duy nhất trên khắp thế gian” (GL&GƯ 1:30). Giáo Hội được phục hồi này là chân chính vì là Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi; Ngài là “đường đi, lẽ thật, và sự sống” (Giăng 14:6). Và đây là một giáo hội [sinh động] là nhờ vào những công việc và ân tứ của Đức Thánh Linh. (David A. Bednar, “Nhận Được Đức Thánh Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 97)

Chủ Tịch Dallin H. Oaks thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn đã dạy:

Hình Ảnh
Chủ Tịch Dallin H. Oaks

Ba đặc điểm—(1) giáo lý trọn vẹn, (2) quyền năng của chức tư tế, và (3) lời chứng của Chúa Giê Su Ky Tô—giải thích lý do tại sao Thượng Đế đã phán rằng … đây là Giáo Hội sinh động và chân chính duy nhất trên khắp mặt đất này. …

Phúc âm được phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô là toàn diện, phổ quát, nhân từ và chân chính. …

Nhờ có quyền năng của chức tư tế, các vị lãnh đạo và các tín hữu được ủy quyền hợp lệ của Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô được trao quyền để thực hiện các giáo lễ chức tư tế được đòi hỏi, chẳng hạn như phép báp têm, ân tứ Đức Thánh Linh và ban phước Tiệc Thánh.

Các chìa khóa của chức tư tế, được nắm giữ bởi vị tiên tri yêu dấu của chúng ta … cũng như mọi vị tiên tri và Chủ Tịch khác của Giáo Hội, cho phép ông ấy nhận được sự mặc khải thay cho toàn thể Giáo Hội. Giáo Hội này là “sinh động” bởi vì chúng ta có những vị tiên tri tiếp tục ban cho chúng ta lời của Chúa mà cần thiết cho thời đại chúng ta.

Lý do thứ ba tại sao chúng ta là Giáo Hội chân chính duy nhất là bởi vì chúng ta có được lẽ thật mà đã được mặc khải về thiên tính của Thượng Đế và mối quan hệ của chúng ta với Ngài, do đó chúng ta có một chứng ngôn độc nhất về Chúa Giê Su Ky Tô. (Dallin H. Oaks, “The Only True and Living Church,” New Era, tháng Tám năm 2011, trang 3–5)

Hãy mời học viên chia sẻ những gì các em đã đánh dấu. Các em có thể viết những gì mình tìm thấy vào hai cột trên bảng. Hãy cân nhắc hỏi các học viên xem Chúa ban phước cho chúng ta như thế nào qua từng khía cạnh của Giáo Hội của Ngài mà các em đã đánh dấu. Để giúp học viên hiểu quan điểm của Chủ Tịch Oaks về lời chứng độc nhất của chúng ta về Đấng Ky Tô, hãy cân nhắc yêu cầu các em nghĩ đến những lẽ thật đã được học về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô qua Tiên Tri Joseph Smith, Sách Mặc Môn hoặc các vị tiên tri hiện đại. Các em có thể thêm suy nghĩ của mình vào cột “Chân Chính”.

Nếu cần, hãy giúp học viên hiểu rằng lời chứng của Chúa tuyên phán Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô là “giáo hội sinh động và chân chính duy nhất” không có nghĩa là các giáo hội khác không có bất kỳ lẽ thật nào.

Các Phước Lành trong Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô

Sau khi tuyên phán Giáo Hội là “giáo hội sinh động và chân chính duy nhất”, Đấng Cứu Rỗi đã đưa ra một số lý do tại sao Ngài phục hồi Giáo Hội của Ngài. Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 1:31–33, và tìm kiếm những gì Ngài đã dạy.

Học viên có thể quay sang một người bạn và tóm tắt những gì các em học được từ những câu này. Các em cũng có thể thảo luận về câu hỏi sau đây với nhau.

  • Giáo hội sinh động và chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô giúp các em quay về với Ngài để được tha thứ như thế nào?

Cho học viên một cơ hội bày tỏ những gì các em đã học được trong bài học này. Một cách để làm điều này là yêu cầu học viên viết phản hồi cho tình huống sau vào nhật ký học tập của mình. Khi hoàn thành, cân nhắc mời một vài học viên chia sẻ những điều các em đã viết.

Hãy tưởng tượng ai đó hỏi các em điều gì khiến cho giáo hội của các em khác biệt với những giáo hội khác. Các em có thể trả lời người này theo cách có thể giúp họ muốn biết thêm về Giáo Hội như thế nào? Các em có thể bao gồm những điều sau đây trong câu trả lời của mình:

  1. Những gì các em học được ngày hôm nay từ lời chứng của Chúa về Giáo Hội của Ngài và các em cảm thấy thế nào về lời chứng đó

  2. Những cách các em đã cảm nhận hoặc thấy rằng Giáo Hội là chân chính hoặc sinh động

  3. Các phước lành mà các em đã có được với tư cách là tín hữu của Giáo Hội của Đấng Ky Tô

Anh chị em có thể kết thúc bằng cách chia sẻ lời chứng của chính mình về các phước lành của giáo hội sinh động và chân chính của Chúa Giê Su Ky Tô và việc thuộc vào giáo hội đã giúp anh chị em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn như thế nào.

Học thuộc lòng

Anh chị em có thể muốn giúp học viên ghi nhớ phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong bài học này và ôn lại chúng trong các bài học trong tương lai. Cụm từ thánh thư then chốt là “giáo hội sinh động và chân chính duy nhất.” Ý tưởng cho các sinh hoạt học thuộc lòng nằm ở tài liệu phụ lục trong “Các Sinh Hoạt Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý.”

In