Lớp Giáo Lý
Bài Học 41: Giáo Lý và Giao Ước 27:1–14: “Làm Điều Đó với Con Mắt Duy Nhất hướng về Vinh Quang của Ta”


“Giáo Lý và Giao Ước 27:1–14: ‘Làm Điều Đó với Con Mắt Duy Nhất Hướng Về Vinh Quang của Ta’”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 27:1–14”, Sách Hướng Dẫn Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài học 41: Giáo Lý và Giao Ước 27–28

Giáo Lý và Giao Ước 27:1–14

“Làm Điều Đó với Con Mắt Duy Nhất Hướng Về Vinh Quang của Ta”

trẻ em dự phần Tiệc Thánh

Sau khi tổ chức Giáo Hội vào tháng Tư năm 1830, sự ngược đãi bắt bớ các tín hữu của Giáo Hội vẫn tiếp tục. Một ngày nọ, khi Joseph Smith đang đi lấy rượu dùng cho Tiệc Thánh, ông đã bị chặn lại bởi một sứ giả thiên thượng, là người đã chia sẻ các lẽ thật nhằm giúp đỡ Các Thánh Hữu. Bài học này có thể giúp học viên chuẩn bị tốt hơn để dự phần Tiệc Thánh với con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Tiệc Thánh

Cân nhắc trưng ra tình huống sau đây. Hãy chia học viên theo cặp với một người làm người bạn trong tình huống đó. Hãy mời các học viên đóng diễn nhanh tình huống này trước khi tiếp tục.

Ngoài ra, hãy mời học viên đưa ra tình huống của riêng các em liên quan đến một người mà không hiểu hoặc chưa có trải nghiệm tốt với Tiệc Thánh.

Người bạn của em nói với em: “Mọi người đều nói rằng Tiệc Thánh rất quan trọng, nhưng tôi không thực sự cảm thấy nó quan trọng với tôi. Tôi có bỏ lỡ điều gì không?”

  • Em có thể đặt ra những câu hỏi nào?

  • Em có thể chia sẻ điều gì?

Hãy mời học viên suy nghĩ về những điều sau đây:

Hãy suy ngẫm về những kinh nghiệm gần đây của em khi dự phần Tiệc Thánh. Những kinh nghiệm của em với Tiệc Thánh có ý nghĩa không? Tại sao có hoặc tại sao không?

Trong khi em nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 27, hãy tìm kiếm những lẽ thật mà có thể hướng dẫn em và những người khác có những trải nghiệm có ý nghĩa và tích cực hơn qua Tiệc Thánh.

Tiệc Thánh: điều gì quan trọng và điều gì không

Vào tháng Tám năm 1830, Newel và Sally Knight đi từ Colesville, New York, đến thăm Tiên Tri Joseph Smith và vợ ông, Emma, ở Harmony, Pennsylvania. Cả Emma và Sally trước đây đều đã chịu phép báp têm, nhưng vì bị một đám đông đàn áp, cả hai đều không được làm lễ xác nhận là tín hữu của Giáo Hội và không được ban cho ân tứ Đức Thánh Linh. Trước khi vợ chồng nhà Knight trở về nhà, Joseph và các bạn của ông quyết định cùng nhau dự phần Tiệc Thánh và thực hiện các lễ xác nhận.

Với điều này trong tâm trí, hãy đọc tiêu đề của Giáo Lý và Giao Ước 27 để xem sự mặc khải này đã được tiếp nhận như thế nào.

Hãy mời học viên chia sẻ những điều các em thấy thú vị. Hãy cân nhắc giải thích rằng vị sứ giả thiên thượng đã chuyển cho họ một sứ điệp từ Đấng Cứu Rỗi. Nếu học viên hỏi tại sao chúng ta sử dụng nước thay vì rượu trong Tiệc Thánh, thì hãy mời các em tìm kiếm một nguyên tắc được tiết lộ trong phần này mà có thể giúp trả lời câu hỏi đó.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 27:1–2, tìm kiếm những điều Joseph đã học được về Tiệc Thánh.

  • Điều gì nổi bật với em? Tại sao?

    Hãy mời một vài học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em. Hãy tìm kiếm những cách cho thấy rằng anh chị em quý trọng câu trả lời của học viên.

    Nếu học viên không thoải mái chia sẻ các lẽ thật, thì hãy cân nhắc hỏi: “Em học được điều gì từ những câu thánh thư này về cách chúng ta nên dự phần Tiệc Thánh?” Khi học viên trả lời, hãy sử dụng lời của các em để viết một nguyên tắc lên trên bảng. Nguyên tắc đó có thể tương tự như sau: chúng ta nên dự phần Tiệc Thánh với con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế, tưởng nhớ Chúa Giê Su Ky Tô và Sự Chuộc Tội của Ngài cho chúng ta.

    Nếu hữu ích, hãy cân nhắc hỏi học viên về những cụm từ nào từ những câu này mà các em muốn suy ngẫm hoặc hiểu rõ hơn. Tài liệu sau đây có thể giúp ích:

  • Em nghĩ việc dự phần Tiệc Thánh với con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế có nghĩa là gì?

Có con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế có nghĩa là tập trung phần thuộc linh vào Đấng Cứu Rỗi và công việc cứu chuộc của Ngài chứ không phải vào bản thân chúng ta (xin xem Marlin K. Jensen, “An Eye Single to the Glory of God”, Ensign, tháng Mười Một năm 1989, trang 27–28). Học viên có thể đọc Giáo Lý và Giao Ước 88:67–68 để nhìn thấy các phước lành đã hứa cho việc có con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế. Học viên cũng có thể chia sẻ những gì các em nghĩ về việc được tràn đầy ánh sáng.

biểu tượng huấn luyện Giúp học viên đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô: Những tài liệu sau đây nhằm giúp học viên đến cùng Đấng Ky Tô qua việc xem Tiệc Thánh và Sự Chuộc Tội của Đấng Ky Tô như những ân tứ cá nhân dành cho các em. Để được huấn luyện thêm về cách khuyến khích học viên đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô, xin xem phần huấn luyện có tiêu đề “Giúp học viên nhận biết tình yêu thương, quyền năng, và lòng thương xót của Chúa trong cuộc sống của họ.” Phần huấn luyện này có trong Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên.

Thiên sứ đã tiết lộ sứ điệp của Đấng Cứu Rỗi là hãy nhớ rằng thể xác của Đấng Cứu Rỗi “đã nằm xuống vì các ngươi” và máu của Ngài “đã đổ ra để tội lỗi của các ngươi được xá miễn” (Giáo Lý và Giao Ước 27:2; phần nhấn mạnh được thêm vào).

Hãy cân nhắc khuyến khích học viên đánh dấu các cụm từ “vì các ngươi” và “tội lỗi của các ngươi.” Các em có thể muốn viết tên của mình trong thánh thư bên cạnh các cụm từ này để cá nhân hóa câu này. Học viên cũng có thể đánh dấu các cụm từ tương tự trong Lu Ca 22:19–20, từ khi Đấng Cứu Rỗi thực hiện Tiệc Thánh cho Các Sứ Đồ của Ngài.

  • Em nghĩ việc tưởng nhớ tới sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi “vì [cá nhân em]” và cho “tội lỗi của [em]” khi em dự phần Tiệc Thánh có nghĩa là gì?

Để biết ví dụ về một người đã nhận ra sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi và Tiệc Thánh là dành cho mỗi cá nhân, xin xem “Để Ta Có Thể Thu Hút Tất Cả Mọi Người Đến cùng Ta” từ phút 7:16 đến 9:14, có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org.

13:39

Một lời tiên tri và một lời hứa

Để nhấn mạnh lời giảng dạy của Ngài, Chúa đã tiên tri rằng Ngài sẽ thực hiện Tiệc Thánh trong tương lai. Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 27:5 để xem lời tiên tri. (Xin xem thêm Lu Ca 22:18.)

Hãy đọc lướt Giáo Lý và Giao Ước 27:6–14 để xem những ai khác sẽ trở lại.

Hãy khuyến khích học viên tưởng tượng sự kiện đó và suy ngẫm về cảm nghĩ của các em về lời hứa của Đấng Cứu Rỗi là Ngài sẽ trở lại và dự phần Tiệc Thánh với các môn đồ của Ngài. Hãy yêu cầu các em suy ngẫm điều các em có thể cảm thấy nếu ở đó. Anh chị em có thể yêu cầu học viên chia sẻ điều mà lời tiên tri này dạy về tầm quan trọng của Tiệc Thánh.

Hãy cẩn thận để không suy đoán về buổi lễ Tiệc Thánh này và cách nó có thể diễn ra.

Hãy tham khảo lời phát biểu của Anh Cả Bruce R. McConkie thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ (1915–1985) trong “Những Nguồn Tài Liệu Bổ Sung.”

  • Việc ở cùng với Đấng Cứu Rỗi có thể ảnh hưởng như thế nào đến em trong khi dự phần Tiệc Thánh?

Áp dụng cho cá nhân

Hãy thực hiện hai hoặc ba trong số các sinh hoạt sau đây để giúp em chuẩn bị dự phần Tiệc Thánh với con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế.

  1. Hãy liệt kê những lẽ thật về Đấng Cứu Rỗi mà em nghĩ sẽ có tác động mạnh mẽ để ghi nhớ trong Tiệc Thánh.

  2. Hãy ghi lại trong nhật ký những kinh nghiệm khi Đấng Cứu Rỗi đã giúp em hoặc một người mà em biết. Giải thích lý do tại sao có thể là hữu ích để ghi nhớ những kinh nghiệm như thế này trong Tiệc Thánh.

  3. Hãy liệt kê các câu thánh thư hoặc các bài thánh ca về Đấng Cứu Rỗi và sự hy sinh của Ngài dành cho em mà em cảm thấy sẽ hữu ích để suy ngẫm trong Tiệc Thánh. Hãy cân nhắc bao gồm một số dòng hoặc cụm từ em thấy đặc biệt hữu ích và lý do tại sao.

  4. Hãy suy ngẫm về bản thân em cần đến sự hy sinh của Đấng Cứu Rỗi ra sao. Điều này có thể bao gồm việc suy ngẫm về các giao ước của riêng em với Chúa và bất kỳ tội lỗi nào bởi điều sai quấy (khi chúng ta làm những điều không nên làm) hoặc bởi không làm điều đúng (khi chúng ta không làm những điều nên làm) mà đòi hỏi sự hối cải.

  5. Hãy liệt kê những điều gây xao lãng em cần tránh trong Tiệc Thánh và lý do tại sao em cảm thấy mình nên tránh những điều đó để có một kinh nghiệm có ý nghĩa hơn với Tiệc Thánh.

  6. Hãy liệt kê những cách khác mà em có thể tập trung vào Đấng Cứu Rỗi trong Tiệc Thánh và lý do tại sao những cách đó có thể là hữu ích.

Hãy mời học viên thảo luận về những điều các em đã học và cảm nhận được khi thực hiện các sinh hoạt mà các em đã chọn.

Hãy mời các em suy ngẫm lại về những kinh nghiệm của chính các em với Tiệc Thánh khi các em thực hiện những điều sau đây:

Thành tâm chọn những điều em sẽ làm để dự phần Tiệc Thánh với con mắt duy nhất hướng về vinh quang của Thượng Đế vào Chủ Nhật sắp tới. Lập kế hoạch về cách thực hiện hành động đó. Suy ngẫm xem việc thực hiện điều này trong một số buổi lễ Tiệc Thánh tiếp theo có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Tìm kiếm sự giúp đỡ của hai Ngài khi em phấn đấu làm theo kế hoạch của mình.

Hãy làm chứng về quyền năng của Đấng Cứu Rỗi mà có thể đến qua giáo lễ của Tiệc Thánh. Cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm mà anh chị em đã có với Tiệc Thánh. Hãy khuyến khích học viên tìm kiếm những kinh nghiệm của riêng các em.