Lớp Giáo Lý
Bài Học 57—Giáo Lý và Giao Ước 42:29–39: Được Dâng Hiến cho Chúa


“Bài Học 57—Giáo Lý và Giao Ước 42:29–39: Được Dâng Hiến cho Chúa,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 42:29–39,” Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 57: Giáo Lý và Giao Ước 41–44

Giáo Lý và Giao Ước 42:29–39

Được Dâng Hiến cho Chúa

đôi bàn tay của Đấng Cứu Rỗi

Một nhóm tín hữu Giáo Hội sống trong trang trại của Isaac và Lucy Morley có một ước muốn lớn lao là sống theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và chăm sóc lẫn nhau. Qua Tiên Tri Joseph Smith, Chúa mặc khải luật dâng hiến để giúp các Thánh Hữu chăm sóc cho người nghèo khó. Bài học này có thể giúp học viên gia tăng ước muốn sống theo luật dâng hiến.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

“Các ngươi là đôi tay ta”

Chủ Tịch Dieter F. Uchtdorf, khi đó thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, đã chia sẻ những điều sau đây:

2:3

“You Are My Hands”

As disciples of Jesus Christ, our Master, we are called to support and heal rather than condemn.

Anh Cả Dieter F. Uchtdorf

Có câu chuyện kể rằng trong trận đánh bom một thành phố trong Đệ Nhị Thế Chiến, một bức tượng lớn của Chúa Giê Su Ky Tô bị hư hại nặng. Khi những người dân thành phố đó tìm ra được bức tượng ấy giữa đống gạch vụn thì họ thương tiếc vì bức tượng ấy từng là biểu tượng yêu dấu về đức tin của họ và về sự hiện diện của Thượng Đế trong cuộc sống của họ.

Các chuyên viên đã có thể sửa chữa lại phần lớn bức tượng đó, nhưng đôi tay của bức tượng bị hư hại nặng đến nỗi không thể nào sửa chữa lại được. Một số người đề nghị mướn một nhà điêu khắc làm đôi tay mới, nhưng những người khác lại muốn để y như vậy—một điều nhắc nhở thường xuyên về thảm cảnh chiến tranh. Cuối cùng, bức tượng không có tay. Tuy nhiên, những người dân trong thành phố đó đã thêm những dòng chữ này vào phần đế của bức tượng Chúa Giê Su Ky Tô: “Các ngươi là đôi tay ta.” (Dieter F. Uchtdorf, “Các Ngươi Là Đôi Tay Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2010, trang 68)

  • Em thấy điều gì nổi bật từ câu chuyện này?

  • Chúng ta có thể là đôi tay của Chúa Giê Su Ky Tô trong những phương diện nào?

Hãy mời học viên viết “đôi tay của Ngài” hoặc đồ theo một bàn tay của các em vào nhật ký ghi chép việc học tập. Hãy mời các em suy ngẫm về mong muốn của chính các em để làm đôi tay cho Chúa. Vào cuối bài học, các em sẽ có cơ hội ghi lại những suy nghĩ và cảm nhận của mình.

Luật dâng hiến

Đầu năm 1831, các tín hữu của Giáo Hội sống ở New York đã di cư đến Ohio. Nhiều người trong số Các Thánh Hữu này nghèo khó và đã để lại nhiều tài sản của họ. Ở Ohio, một nhóm lớn các tín hữu mới sống trong trang trại của Isaac và Lucy Morley. Họ đã thành lập một nhóm cộng đồng được họ gọi là “Gia Đình”. Họ có chung niềm tin rằng tất cả tài sản cá nhân đều thuộc về mọi người trong nhóm. Chúa đã đề cập đến những lối thực hành của họ khi Ngài mặc khải luật pháp của Ngài cho Joseph Smith. Ngoài các luật pháp khác, Chúa còn mặc khải các nguyên tắc của luật dâng hiến. Việc học và sống theo những nguyên tắc này là một cách giúp các Thánh Hữu có thể là đôi tay của Chúa.

Hãy mời học viên chia sẻ những điều các em đã nghe về luật dâng hiến hoặc đặt ra những câu hỏi mà các em có thể có. Học viên có thể tra cứu một định nghĩa về sự dâng hiến, hoặc anh chị em có thể cung cấp định nghĩa này từ Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ.

Anh Cả D. Todd Christofferson

Dâng hiến là biệt riêng hoặc cung hiến một điều gì thiêng liêng, tận tụy cho các mục đích thiêng liêng. (D. Todd Christofferson, “Suy Ngẫm về một Cuộc Đời Dâng Hiến,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 16)

Chúa đã yêu cầu các Thánh Hữu ở Ohio dâng hiến tài sản của họ cho Ngài bằng cách trao chúng cho Giáo Hội của Ngài.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 42:29–38, cùng tìm kiếm lý do tại sao Chúa đã yêu cầu họ làm điều này.

Học viên có thể nhận ra những lý do sau đây: để cho Chúa thấy tình yêu thương của chúng ta dành cho Ngài (câu 29), để chăm sóc người nghèo (các câu 30–31, 34), để mua mảnh đất mà các Thánh Hữu có thể quy tụ khi Đấng Cứu Rỗi tái lâm (các câu 35–36), và để xây dựng các nhà hội và các đền thờ (câu 35). Có thể hữu ích khi giải thích rằng Tân Giê Ru Sa Lem được nhắc đến trong câu 35 đề cập đến “nơi mà các Thánh Hữu sẽ quy tụ lại và Đấng Ky Tô sẽ thân hành trị vì với họ trong [Thời Kỳ Ngàn Năm]” (Sách Hướng Dẫn Thánh Thư, “Tân Giê Ru Sa Lem,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org).

  • Em nghĩ tại sao Chúa đã mời các Thánh Hữu nhớ đến và chăm sóc cho người nghèo?

  • Chúng ta có thể học được những lẽ thật nào từ các câu này?

    Ngoài những lẽ thật mà học viên xác định, hãy giúp các em thấy rằng chúng ta phục vụ Đấng Cứu Rỗi bằng cách phục vụ người nghèo Chúa yêu cầu chúng ta dâng hiến những gì chúng ta có cho Ngài để chăm sóc người nghèo và xây dựng vương quốc của Ngài.

    Để giúp học viên hiểu những điều các em đã đọc, anh chị em có thể yêu cầu các em diễn lại những điều mà các tín hữu thời kỳ đầu của Giáo Hội phục hồi của Chúa đã được yêu cầu làm. Hãy sắp xếp học viên thành các nhóm có quy mô khác nhau, như những gia đình. Phân phát các vật nhỏ, như kẹo hoặc tiền xu, giữa các nhóm, nhưng không phát đồng đều các vật này. Hãy cho một số nhóm nhiều hơn các nhóm khác. Thậm chí anh chị em có thể phát sao cho một số nhóm không nhận được gì cả. Hãy mời học viên chứng minh điều gì sẽ xảy ra dựa trên những lời chỉ dẫn của Chúa trong Giáo Lý và Giao Ước 42:29–35. Hãy giúp học viên tưởng tượng nhu cầu của “các gia đình” và cách đáp ứng những nhu cầu đó. Hãy cân nhắc cung cấp một vài tình huống có thể xảy ra với gia đình các em và điều đó có thể xác định nhu cầu của các em như thế nào. Nếu hữu ích, một cái bát có thể được sử dụng làm nhà kho của Chúa. Ngoài ra, một hoặc hai học viên có thể đóng vai hội đồng được mô tả trong các câu 31 và 34, là những người mà Chúa đã kêu gọi đảm bảo cho ai ai cũng nhận được những gì họ cần.

    Khi học viên chia sẻ câu trả lời của các em cho các câu hỏi sau đây, hãy tìm cách giúp các em hiểu rằng các nguyên tắc dâng hiến là giống nhau đối với tất cả con cái giao ước của Thượng Đế trong mọi gian kỳ. Tuy nhiên, những cách cụ thể mà Thượng Đế chỉ dẫn cho dân của Ngài thực hành luật dâng hiến có thể khác nhau.

  • Trong những phương diện nào Chúa yêu cầu chúng ta dâng hiến những điều chúng ta có ngày nay?

  • Một số ví dụ nào cho thấy việc sử dụng thời gian, tài năng và phước lành mà các em nhận được từ Thượng Đế để giúp đỡ người khác?

  • Chúng ta có thể chăm sóc cho nhu cầu của người nghèo bằng một số cách nào?

    3:1

    Fast Offerings: A Simple Commandment with a Marvelous Promise

    Excerpt from President Henry B. Erying’s talk “Is Not This the Fast That I Have Chosen?” He discusses the blessings of the fast and the story of a humble woman who pays a generous fast offering.

    2:3

    Syrian Refugee - “The moment I was shot I knew I would never walk again”

    With millions impacted by the Syrian civil war that broke out in 2011 many have fled for safety and refuge. Watch and listen to Nadia’s story; A 12 year old Syrian refugee child, who while fleeing Syria, was shot in the back and paralyzed.

    4:32

    A Thousand Days

    By digging wells and boreholes in drought-stricken countries of Africa, The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints helps provide health and happiness to entire villages.

  • Em biết điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô mà có thể thúc đẩy em dâng hiến thời gian, tài năng và của cải của mình cho Ngài?

  • Em nghĩ tại sao Đấng Cứu Rỗi muốn chúng ta phục vụ Ngài bằng cách phục vụ những người gặp khó khăn? (Để có thêm những sự hiểu biết sâu sắc, em có thể tra cứu một hoặc nhiều đoạn thánh thư này: Gia Cốp 2:17–19; Mô Si A 4:21–25; Giáo Lý và Giao Ước 38:24–27; 104:14–17.)

  • Các em nghĩ việc giúp đỡ những người khác khi họ gặp khó khăn giúp chúng ta trở nên giống như Đấng Ky Tô hơn như thế nào?

Có thể hữu ích khi thông báo cho học viên rằng trong lễ thiên ân trong đền thờ, các tín hữu giao ước sẽ tuân giữ luật dâng hiến bằng cách dâng hiến “thời gian, tài năng và mọi điều mà Chúa đã ban phước cho họ để xây đắp Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô trên thế gian” (Sách Hướng Dẫn Tổng Quát: Phục Vụ trong Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô, phần 27.2, ChurchofJesusChrist.org).

Nếu học viên đã vẽ đồ theo bàn tay của các em trong nhật ký ghi chép việc học tập, thì anh chị em có thể yêu cầu các em điền vào đó trong sinh hoạt sau đây.

Hãy dành ra một chốc lát để đánh giá mong muốn của các em để trở thành đôi tay của Chúa. Việc suy ngẫm và viết vào nhật ký là một cách để các em có thể cố gắng nghe tiếng nói của Đấng Cứu Rỗi và những điều Ngài đang mời các em làm. Các em có thể suy ngẫm và viết về một hoặc nhiều điều sau đây:

Hãy cân nhắc cho học viên xem những gợi ý sau đây để suy ngẫm và viết về.

  • Những từ mô tả các cảm nghĩ của em về việc sống theo luật dâng hiến

  • Những cách em muốn chia sẻ những điều Chúa đã ban cho em để giúp đỡ người khác

  • Bất kỳ thắc mắc nào của em về việc sống theo luật dâng hiến và cách em có thể tìm đến Chúa để giải đáp những thắc mắc đó

Anh chị em có thể yêu cầu học viên chia sẻ những ý nghĩ của các em ở lớp với bạn bè và ở nhà với gia đình của các em. Anh chị em cũng có thể chia sẻ những suy nghĩ và chứng ngôn của chính mình.