Lớp Giáo Lý
Bài Học 99—Giáo Lý và Giao Ước 87: Joseph Smith Tiên Tri về Chiến Tranh


“Bài Học 99—Giáo Lý và Giao Ước 87: Joseph Smith Tiên Tri về Chiến Tranh”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)

“Giáo Lý và Giao Ước 87”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý

Bài Học 99: Giáo Lý và Giao Ước 85–87

Giáo Lý và Giao Ước 87

Joseph Smith Tiên Tri về Chiến Tranh

Do tình trạng bất ổn chính trị ở Hoa Kỳ vào những năm 1830, Joseph Smith đã cầu nguyện lên Thượng Đế để biết suy nghĩ của Ngài về tình hình này. Sự mặc khải đến sau đó chứa đựng lời tiên tri về chiến tranh với các chi tiết cụ thể mà chỉ có Thượng Đế mới có thể biết vào thời điểm đó. Bài học này có thể giúp học viên hiểu rằng tất cả những lời của Chúa phán cùng các vị tiên tri của Ngài sẽ được làm ứng nghiệm.

Hình Ảnh
Joseph Smith cầu nguyện

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Kinh nghiệm của Orson Pratt

Để giúp học viên chuẩn bị nghiên cứu Giáo Lý và Giao Ước 87, hãy cân nhắc tóm tắt hoặc đọc những kinh nghiệm truyền giáo sau đây của Orson Pratt.

Orson Pratt là một tín hữu thời kỳ đầu của Giáo Hội, một trong những thành viên đầu tiên của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Ông được kêu gọi phục vụ công việc truyền giáo nhiều lần trong suốt cuộc đời của mình để thuyết giảng phúc âm được phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô trên khắp Hoa Kỳ và Canada. Trong các chuyến đi của mình, ông đã mang theo một bản sao của một điều mặc khải cụ thể mà Joseph Smith đã nhận được từ Chúa vào năm 1832. Mặc dù bấy giờ lời tiên tri trong điều mặc khải đó chưa được ứng nghiệm, Anh Cả Pratt thường xuyên chia sẻ lời tiên tri đó với những người khác. Ông thường bị chế giễu, nhớ lại rằng mọi người nói rằng lời tiên tri là “đỉnh cao của sự vô nghĩa” và ông là “nạn nhân của một kẻ mạo danh” (Orson Pratt, Journal of Discourses, 18:224–225).

  • Nếu em là Orson Pratt, thì em nghĩ phản ứng của mọi người sẽ ảnh hưởng đến mình như thế nào?

Một lời tiên tri từ Chúa

Lời tiên tri mà Orson Pratt chia sẻ với những người khác được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 87. Có thể tốt cho học viên khi hiểu các chi tiết lịch sử có trong tiêu đề tiết trước khi đọc lời tiên tri.

Giúp học viên khám phá giáo lý và các nguyên tắc phúc âm: Để luyện tập thêm điều này, xin xem phần huấn luyện có tiêu đề “Học giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô cho bản thân” trong Các Kỹ Năng Phát Triển dành cho Giảng Viên: Giảng Dạy Giáo Lý. Hãy cân nhắc thực hành kỹ năng này bằng cách đưa ra các câu hỏi tra cứu mở mà giúp học viên tự khám phá ra các nguyên tắc và giáo lý phúc âm và không dẫn dắt các em đến một câu trả lời cụ thể.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 87:1–4, và tìm kiếm những điều mà Chúa Giê Su Ky Tô đã mặc khải qua vị tiên tri của Ngài.

  • Chúa đã phán điều gì “sắp xảy đến”?

  • Chúng ta học được điều gì về Chúa từ các câu này?

Hãy tạo cơ hội cho học viên chia sẻ những lẽ thật khác nhau mà các em học được về Chúa Giê Su Ky Tô. Ngoài những điều các em đề cập, hãy giúp các em nhận ra rằng Chúa có thể mặc khải các sự kiện trong tương lai cho chúng ta qua các vị tiên tri của Ngài.

Hãy đọc một số hoặc tất cả các câu thánh thư sau đây để giúp em hiểu rõ hơn về sự hiểu biết của Chúa.

  • Em đã học được điều gì? Em nghĩ tại sao việc hiểu những điều này về Chúa Giê Su Ky Tô lại hữu ích?

  • Sự hiểu biết này ảnh hưởng như thế nào đến đức tin của em nơi Ngài?

Đức tin nơi Chúa và những lời tiên tri của Ngài

Hãy đọc hoặc tóm tắt đoạn sau đây để giúp học viên hiểu điều gì đã xảy ra sau khi Chúa mặc khải những sự kiện tương lai này cho Joseph Smith.

Đầu năm 1833, không lâu sau khi lời tiên tri của Joseph Smith được đưa ra, những bất đồng cho thấy chiến tranh có thể sớm nổ ra ở Hoa Kỳ đã được giải quyết một cách hòa bình.

  • Em nghĩ là em có thể có những câu hỏi nào nếu đã quen thuộc với lời tiên tri của Joseph Smith vào thời điểm đó?

Orson Pratt nhớ lại những suy nghĩ của mình khi không rõ lời tiên tri sẽ được ứng nghiệm như thế nào hoặc khi nào.

Hình Ảnh
Orson Pratt

Tôi biết lời tiên tri là đúng, vì Chúa đã phán cùng tôi và ban cho tôi sự mặc khải. Tôi cũng biết về tính chất thiêng liêng của công việc này. Năm này qua năm khác trôi qua, trong khi một số người quen của tôi trước đây sẽ nói, “Chà, tiên đoán đó sẽ trở thành gì cơ chứ? Nó sẽ không bao giờ được ứng nghiệm”. Tôi nói: “Đợi đã, Chúa đã định thời điểm của Ngài”. (Orson Pratt, Journal of Discourses, 18:224–225)

  • Em nhận thấy điều gì nổi bật trong câu trả lời của Orson Pratt?

  • Ông đã chọn hành động trong đức tin và duy trì một quan điểm vĩnh cửu như thế nào?

Chọn đứng cùng với Chúa

Hãy cân nhắc mời học viên thảo luận câu hỏi sau đây với một người bạn hoặc một nhóm nhỏ trước khi các em chia sẻ câu trả lời của mình với cả lớp.

  • Có một số tình huống nào mà có thể đòi hỏi một người nào đó phải hành động trong đức tin để đáp lại sứ điệp của một vị tiên tri ngày nay?

Hãy khuyến khích học viên suy ngẫm xem các em sẵn sàng đứng cùng với các vị tiên tri của Chúa như thế nào khi họ dạy những điều mà người khác không đồng tình.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 1:37–3821:4–6. Hãy tìm kiếm những lời giảng dạy mà có thể giúp em tiếp tục trung tín với Chúa và các vị tiên tri của Ngài, ngay cả khi những người khác không đồng tình với những lời nói của họ.

  • Em đã tìm thấy điều gì?

Để giúp học viên nhận ra rằng đức tin và sự kiên nhẫn thường là điều cần thiết để thấy sự ứng nghiệm những lời tiên tri của Chúa, hãy cân nhắc chia sẻ các chi tiết lịch sử sau đây.

Mặc dù Joseph Smith không còn sống để thấy được sự ứng nghiệm của lời tiên tri, một phần của lời tiên tri đó đã được ứng nghiệm gần 30 năm sau khi được đưa ra. Xung đột đã bắt đầu ở South Carolina, và các bang miền Nam và miền Bắc đã đánh nhau từ năm 1861 đến 1865. Như đã tiên tri, miền Nam kêu gọi Anh Quốc giúp đỡ và nhiều người từng là nô lệ đã chiến đấu chống lại những người chủ cũ của họ (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 87:1–4). Nhiều người đã chết trong cuộc chiến này. Như được mô tả trong lời tiên tri, các cuộc chiến tranh tiếp theo đã nổ ra ở các quốc gia trên khắp thế giới (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 87:6–7).

Đứng vững tại những nơi thánh thiện

Một số học viên có thể cảm thấy không chắc chắn hoặc sợ hãi khi các em nghĩ về chiến tranh và sự hủy diệt được mô tả trong lời tiên tri này. Hãy giải thích rằng những lời cuối cùng của Chúa trong sự mặc khải này đưa ra lời khuyên bảo mà có thể giúp chúng ta trong những khó khăn của những ngày sau cùng.

Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 87:8, và tìm kiếm lời khuyên bảo của Chúa.

  • Chúa đã ban cho chúng ta một số nơi thánh thiện nào mà có thể giúp em tìm thấy sự bình an và an toàn trong thế giới của chúng ta?

Hãy cân nhắc giải thích rằng việc trung tín cùng Chúa và các vị tiên tri của Ngài là một cách chúng ta có thể “đứng vững … ở những nơi thánh thiện, và không bị lay chuyển”. Hãy làm chứng về những lẽ thật mà anh chị em đã thảo luận hôm nay và khuyến khích học viên hành động theo bất kỳ ấn tượng nào mà các em đã nhận được.

In