“Bài Học 129—Giáo Lý và Giao Ước 119–120: Luật Thập Phân của Chúa”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý (năm 2025)
“Giáo Lý và Giao Ước 119–120”, Hướng Dẫn Dạy Giáo Lý và Giao Ước dành cho Giảng Viên Lớp Giáo Lý
Vào mùa hè năm 1838, Các Thánh Hữu đang mang những gánh nặng tài chính trong khi họ làm việc để trả nợ và xây dựng Giáo Hội ở miền bắc Missouri. Tiên Tri Joseph Smith đã tìm kiếm lời khuyên dạy của Chúa và nhận được điều mặc khải được ghi lại trong Giáo Lý và Giao Ước 119 . Trong lời khuyên dạy của Ngài cho Các Thánh Hữu, Đấng Cứu Rỗi mặc khải các lẽ thật liên quan đến luật thập phân của Ngài. Bài học này có thể giúp học viên gia tăng ước muốn sống theo luật thập phân của Đấng Cứu Rỗi.
Những Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện
Hãy mời học viên xem xét tình huống sau đây hoặc một điều gì đó tương tự mà phù hợp nhất với nhu cầu của lớp học của anh chị em.
Hãy tưởng tượng rằng những người truyền giáo trong khu vực của các em đang giảng dạy cho một trong những người bạn của các em và các em được mời tham gia. Trong bài học ngày hôm đó, những người truyền giáo giới thiệu luật thập phân cho người bạn của các em. Sau bài học, người bạn đó nói với các em rằng người ấy băn khoăn về việc đóng tiền thập phân.
Hãy cân nhắc viết câu trả lời của học viên cho câu hỏi trên lên trên bảng. Sau đó mời học viên suy ngẫm về những cảm nghĩ của chính mình về luật thập phân của Chúa, kể cả tầm quan trọng của việc sống theo luật này đối với các em ở hiện tại. Yêu cầu các em suy ngẫm về bất cứ câu hỏi hoặc mối quan tâm nào các em có thể đã có liên quan đến luật thập phân.
Khuyến khích học viên tìm kiếm những lời giảng dạy trong quá trình học để có thể giúp các em cảm nhận sâu sắc hơn mong muốn vâng theo luật thập phân của Chúa.
Đấng Cứu Rỗi đã mặc khải luật thập phân của Ngài cho Các Thánh Hữu.
Có thể đọc đoạn sau đây hoặc tóm tắt nó để cung cấp bối cảnh lịch sử của Giáo Lý và Giao Ước 119 . Ngoài ra, anh chị em có thể yêu cầu một học viên đọc lời giới thiệu của tiết 119.
Đến tháng Bảy năm 1838, Giáo Hội chịu áp lực khổng lồ về tài chính. Tuy nhiên, các tín hữu của Giáo Hội đã được chỉ dẫn phải chuyển đến sống tại miền bắc Missouri và xây cất một đền thờ ở Far West (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 115:8–12 ). Tiên Tri Joseph Smith họp với các vị lãnh đạo khác của Giáo Hội để xem xét cách tuân theo các lệnh truyền của Chúa. Để đáp lại lời khẩn cầu thành tâm của họ, Đấng Cứu Rỗi đã ban cho lời khuyên dạy về luật thập phân.
Hãy đọc Giáo Lý và Giao Ước 119:1–4 , và tìm kiếm những điều mà Đấng Cứu Rỗi đã dạy.
Hãy nhắc học viên về những câu hỏi hoặc băn khoăn về tiền thập phân mà anh chị em đã thảo luận ở đầu bài học.
Cho học viên thời gian để nghiên cứu các nguồn tài liệu trong tài liệu phát tay “Những Lời Giảng Dạy về Luật Thập Phân của Đấng Cứu Rỗi.” Học viên có thể tự nghiên cứu những nguồn này hoặc nghiên cứu theo nhóm. Mời các em tìm kiếm những lời giảng dạy mà có thể giúp một người nào đó băn khoăn về việc đóng tiền thập phân.
Hoặc thay vì dùng các tài liệu trong tài liệu phát tay, học viên có thể tự tìm các tài liệu riêng. Các em có thể dùng những trợ giúp học tập hoặc Thư Viện Phúc Âm để tìm kiếm thánh thư hoặc lời phát biểu từ các vị lãnh đạo Giáo Hội về tiền thập phân.
Hãy nghiên cứu các nguồn tài liệu sau đây, tìm kiếm điều có thể thúc đẩy các em hoặc những người khác tuân theo luật thập phân.
Thánh Thư.
Các câu phát biểu và các nguồn tài liệu khác:
Chủ Tịch Steven J. Lund, Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Niên, đã dạy:
Khi giới trẻ đóng tiền thập phân đầy đủ, họ tạo nên một mối liên kết lâu dài với Cha Thiên Thượng. Mỗi lần họ tuân theo lệnh truyền đó và đóng tiền thập phân, thì một mối ràng buộc hy sinh và kết nối mới được tạo ra. (Steven J. Lund, “Seminary, Institute, and Other Things That Work ” [bài nói chuyện được đưa ra tại buổi phát sóng huấn luyện hàng năm của Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý, ngày 27 tháng Một năm 2023], broadcasts.ChurchofJesusChrist.org )&
Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Sách Hướng Dẫn để Lựa Chọn khuyên rằng:
Hãy thể hiện tình yêu thương dành cho Thượng Đế bằng cách tuân giữ các giáo lệnh của Ngài. …
… Khi em nhịn ăn và đóng tiền thập phân và của lễ, em cho Thượng Đế thấy rằng đối với em công việc của Ngài là quan trọng hơn vật chất. (Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ: Sách Hướng Dẫn để Lựa Chọn [năm 2022], trang 11–12 )
Trong khi đang phục vụ với tư cách là một thành viên trong Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, Anh Cả Stanley G. Ellis đã hỏi:
Chúng ta có đức tin để tin cậy những lời hứa của [Chúa] về tiền thập phân rằng 90 phần trăm lợi nhuận của chúng ta cộng với sự giúp đỡ của Chúa thì có lợi hơn 100 phần trăm lợi nhuận với sức lực riêng mình ? (Stanley G. Ellis, “Chúng Ta Có Tin Cậy Ngài Không? Sự Khó Khăn là Điều Tốt ,” Liahona , tháng Mười Một năm 2017, trang 114)
Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:
Thường khi giảng dạy và làm chứng về luật thập phân, chúng ta nhấn mạnh đến các phước lành trước mắt, đầy ấn tượng, và các phước lành vật chất có thể nhanh chóng nhận ra. Và chắc chắn là các phước lành như vậy quả thật đã được ban cho. Tuy nhiên, [một số các phước lành khác mà chúng ta có được] khi vâng theo giáo lệnh này [lại] quan trọng nhưng [không dễ thấy]. …
Ví dụ, một phước lành [khó thấy] nhưng quan trọng mà chúng ta nhận được là ân tứ thuộc linh về lòng biết ơn, cho phép chúng ta cảm thấy biết ơn … điều mình có, để có thể [kiềm chế được] điều mình muốn có. …
Đôi khi chúng ta có thể cầu xin Thượng Đế để được thành công, và Ngài ban cho chúng ta sức chịu đựng về thể chất và tinh thần. Chúng ta có thể khẩn nài được thịnh vượng, và chúng ta [nhận] được cái nhìn xa hơn và kiên nhẫn hơn. (David A. Bednar, “Các Cửa Sổ trên Thiên Thượng ,” Liahona, tháng Mười Một năm 2013, trang 17–18)
Mary Fielding Smith là góa phụ của Hyrum Smith và là mẹ của Chủ Tịch Joseph F. Smith. Khi một người nào đó cho rằng bà quá nghèo để tuân thủ luật thập phân, thì bà đáp:
Anh có từ chối tôi một phước lành không? … Tôi đóng tiền thập phân, không những vì đó là luật pháp của Thượng Đế, mà còn vì tôi kỳ vọng nhận được một phước lành bằng cách làm điều đó. (Mary Fielding Smith, được Joseph F. Smith trích dẫn trong Conference Report, tháng Tư năm 1900, trang 48.)
Mời học viên chia sẻ điều các em đã khám phá ra mà có thể hữu ích cho một người nào đó có thắc mắc hoặc băn khoăn về tiền thập phân. Các câu hỏi sau đây có thể hướng dẫn cho cuộc thảo luận.
Các em đã học được điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi nghiên cứu luật thập phân?
Các em sẽ đưa ra lời khuyên nào cho một người nào đó có những băn khoăn về việc đóng tiền thập phân?
Ở những phương diện nào các em đã thấy Chúa ban phước cho các em hoặc những người khác vì đã tuân theo luật thập phân của Ngài?
Khi anh chị em thảo luận câu hỏi cuối cùng ở trên, hãy cân nhắc việc chia sẻ một ví dụ từ cuộc sống của anh chị em. Anh chị em cũng có thể dùng một trong các video sau đây: “Ngôn Ngữ Phúc Âm ” (12:27) từ phút 5:27 đến 7:40. Các video này có trên ChurchofJesusChrist.org .
2:3
12:27
Suy ngẫm về cuộc sống của chính mình
Để kết thúc, hãy cân nhắc việc mời học viên viết câu trả lời cho một hoặc cả hai câu hỏi sau đây vào nhật ký học tập.
Cân nhắc việc mời một vài học viên chia sẻ những suy nghĩ của các em. Hãy làm chứng về các lẽ thật mà anh chị em đã thảo luận, và khuyến khích học viên cố gắng sống theo luật thập phân trong suốt cuộc đời của các em.
Anh Cả Robert D. Hales (1932–2017) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chia sẻ câu chuyện sau đây:
Khi một người bạn của Chủ Tịch George Albert Smith hỏi ông nghĩ gì về kế hoạch cá nhân của người bạn của mình khi lấy số tiền cần đóng thập phân và hiến tặng một phần mười số tiền đó cho mục đích từ thiện do ông tự chọn, thì lời khuyên bảo của Chủ Tịch Smith là:
“Tôi nghĩ rằng anh là một người rất rộng rãi với tài sản của [người khác]. …
“… Anh đã cho tôi biết những gì anh đã làm với tiền của Chúa nhưng anh đã không cho tôi biết rằng anh đã cho ai một đồng nào tiền của anh. Chúa là cộng sự viên tốt nhất mà anh có trên thế gian, Ngài ban cho anh mọi thứ anh có, ngay cả không khí mà anh thở. Ngài đã phán rằng anh phải lấy một phần mười lợi nhuận của mình và dâng hiến cho Giáo Hội như Chúa đã hướng dẫn. Anh đã không làm điều đó; anh đã lấy tiền của cộng sự viên tốt nhất của mình và đem đi cho.” (Robert D. Hales, “Tiền Thập Phân: Một Thử Thách của Đức Tin với Các Phước Lành Vĩnh Cửu ,” Liahona , tháng Mười Một năm 2002, trang 28)
Anh Cả Lynn G. Robbins thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã nêu rõ:
Không có một giám trợ, một người truyền giáo nào do dự hoặc thiếu đức tin để giảng dạy luật thập phân cho người nghèo khó. Cảm xúc của họ về việc “Họ không có đủ khả năng đóng tiền thập phân” cần phải được thay thế bằng câu “Họ không thể không đóng tiền thập phân.”
Một trong những điều đầu tiên mà một vị giám trợ phải làm để giúp người nghèo là yêu cầu họ đóng tiền thập phân. Giống như người đàn bà góa [ở Sa Rép Ta], nếu một gia đình túng thiếu [phải] quyết định [giữa] đóng tiền thập phân [và miếng] ăn, thì họ [phải] đóng tiền thập phân của mình. Vị giám trợ có thể giúp họ với thức ăn và những nhu cầu cơ bản khác cho đến khi họ trở nên tự túc.
Khi dọn thức ăn, … việc đặt thêm một đĩa thức ăn vào lúc bắt đầu bữa ăn thì dễ dàng hơn là tìm thức ăn cho một người đến trễ một khi bữa ăn đã xong và thức ăn đã được dọn ra. Tương tự như thế, không phải thật sự … dễ dàng [hơn] khi dâng lên Chúa quả đầu tiên hay trái đầu mùa [thay vì] hy vọng [là] còn đủ ‘đồ còn lại’ cho Ngài sao? Không phải Ngài là vị thượng khách, vị đầu tiên để chúng ta [phục vụ] sao? (Lynn G. Robbins, “Tiền Thập Phân—Một Lệnh Truyền cho Ngay Cả Người Nghèo Túng ,” Liahona , tháng Năm năm 2005, trang 35–36)
Việc giúp học viên thấy được cách để đóng tiền thập phân có thể hữu ích. Cân nhắc mang theo một phong bì và phiếu đóng tiền thập phân đến lớp để chỉ cho học viên thấy cách điền. Anh chị em cũng có thể cho các em thấy cách hoàn tất một phiếu đóng tiền thập phân điện tử donations.ChurchofJesusChrist.org .
Để giúp học viên hiểu rằng Đấng Cứu Rỗi đã thiết lập cách thức quản lý quỹ thập phân trong Giáo Hội của Ngài, anh chị em có thể mời các em liệt kê một số điều mà sử dụng từ quỹ thập phân trên khắp thế giới. Nếu học viên cần giúp đỡ, hãy tham khảo lời phát biểu của Anh Cả Robert D. Hales ở cuối sinh hoạt này.
Hãy giúp học viên hiểu rằng Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn, Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, và Giám Trợ Đoàn Chủ Tọa cấu thành Hội Đồng Chi Dụng Tiền Thập Phân. Sau đó yêu cầu học viên đọc Giáo Lý và Giao Ước 120:1 , tìm kiếm thành viên bổ sung của hội đồng này. Anh chị em có thể mời học viên tô đậm cụm từ “do chính tiếng nói của ta nói với họ” và hỏi những điều sau đây:
Anh chị em có thể cung cấp lời phát biểu sau đây của Anh Cả Robert D. Hales thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ: Hãy mời học viên chia sẻ bất kỳ câu hỏi nào mà các em có thể có.
Việc chứng kiến hội đồng này lưu tâm đến tiếng nói của Chúa thì thật là phi thường. Mỗi thành viên ý thức được và tham gia vào mọi quyết định của Hội Đồng. Không có quyết định nào được chọn cho đến khi nào Hội Đồng được nhất trí. Tất cả quỹ tiền thập phân được chi tiêu cho các mục đích của Giáo Hội, kể cả sự an sinh—chăm sóc người nghèo và túng thiếu—các đền thờ, các tòa nhà và bảo trì các nhà hội, giáo dục, chương trình giảng dạy—nói tóm lại [là] công việc của Chúa. …
… Quỹ tiền thập phân của Giáo Hội này đã được sử dụng, không có ngoại lệ, cho các mục đích của Ngài. (Robert D. Hales, “Tiền Thập Phân: Một Thử Thách của Đức Tin với Các Phước Lành Vĩnh Cửu ,” Liahona , tháng Mười Một năm 2002, trang 28)