Lớp Giáo Lý
2 Cô Rinh Tô 8–9


2 Cô Rinh Tô 8–9

Chăm Sóc Người Nghèo Khó

Hai thiếu niên đứng trước ngưỡng cửa đang thu góp của lễ nhịn ăn từ một phụ nữ lớn tuổi.

Chúa Giê Su Ky Tô quan tâm sâu sắc đến tất cả con cái của Cha Thiên Thượng và mời gọi chúng ta tham gia cùng Ngài trong việc lo liệu cho người nghèo khó và túng thiếu. Phao Lô đã mời Các Thánh Hữu Cô Rinh Tô noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi bằng cách hy sinh của cải của họ để chăm sóc người nghèo khó. Bài học này có thể giúp em noi theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách chia sẻ điều em có với những người hoạn nạn.

Một thử thách lớn

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã nói về một thử thách lớn. Hãy suy ngẫm về một vài thử thách có thể điền chính xác vào chỗ trống trong đoạn trích dẫn sau đây.

Bức ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Jeffrey R. Holland. Được chụp vào tháng Một năm 2018.

Suốt lịch sử, đã được coi là một trong những thử thách lớn và phổ biến nhất của nhân loại. Nỗi đau khổ về vật chất vì nghèo khó thường là hiển nhiên, nhưng những thiệt hại về tinh thần và tình cảm có thể xảy ra vì tình cảnh này còn có thể gây nhiều tác hại hơn nữa.

(Jeffrey R. Holland, “Chẳng Phải Chúng Ta Toàn Là Những Kẻ Hành Khất Cả Hay Sao?,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 40)

Tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô

Chúa Giê Su Ky Tô (tại ao Bê Tết Đa) nâng một tấm chăn mà bên dưới là một người đàn ông bị què đang nằm. Đấng Ky Tô đang nhìn người đàn ông với lòng trắc ẩn và đưa tay về phía người ấy. Những người khác đang túm tụm xung quanh cái ao và quanh Đấng Ky Tô.

Phao Lô đã chia sẻ tấm gương của Đấng Cứu Rỗi để khuyến khích chúng ta lo liệu cho nhu cầu của những người khác xuất phát từ tình yêu thương chân thành.

Đọc 2 Cô Rinh Tô 8:9, tìm kiếm tấm gương vị tha của Chúa Giê Su Ky Tô để lo liệu cho chúng ta.

  • Em nghĩ Phao Lô có ý nói gì khi ông viết rằng Chúa Giê Su trở nên nghèo khó để chúng ta có thể trở nên giàu có?

Một lẽ thật chúng ta có thể học được từ bức thư của Phao Lô là khi chúng ta tiến đến việc hiểu tất cả những gì Đấng Cứu Rỗi đã làm cho chúng ta, thì chúng ta sẽ sẵn lòng hơn để ban phát cho người khác.

Tầm quan trọng của việc chăm sóc cho những người hoạn nạn được giảng dạy trong khắp các thánh thư, kể cả trong Sách Mặc Môn. Hãy đọc những lời giảng dạy sau đây của Phao Lô, cùng với các đoạn liên quan trong Sách Mặc Môn, tìm kiếm điều mà các đoạn này dạy về việc chăm sóc những người khác. Cân nhắc liên kết các đoạn này.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em nghĩ Chúa muốn chúng ta làm gì ngày nay để sống theo điều được giảng dạy trong mỗi đoạn thánh thư này?

Anh Cả Dale G. Renlund Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích cách mà lòng quảng đại của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể thay đổi chúng ta.

Ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ, tháng Một năm 2016.

Mỗi chúng ta nhận được các món quà mà không thể tự mình có được, là những ân tứ từ Cha Thiên Thượng và Con Trai Yêu Dấu của Ngài, kể cả sự cứu chuộc qua sự hy sinh chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô. Chúng ta đã nhận được cuộc sống trên thế giới này; chúng ta sẽ nhận được cuộc sống trong thế giới mai sau, và nhận được sự cứu rỗi và sự tôn cao vĩnh cửu—nếu chúng ta chọn điều đó—tất cả là nhờ vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Mỗi lần chúng ta sử dụng, hưởng lợi, hoặc thậm chí nghĩ về những ân tứ này, chúng ta cần phải suy ngẫm về sự hy sinh, lòng quảng đại, và lòng trắc ẩn mà Hai Ngài đã ban tặng. Lòng tôn kính dành cho Hai Ngài không chỉ làm cho chúng ta cảm thấy biết ơn. Việc suy ngẫm về các ân tứ của Hai Ngài có thể và nên làm thay đổi chúng ta.

(Dale G. Renlund, “Suy Ngẫm về Lòng Nhân Từ và Sự Vĩ Đại của Thượng Đế,” Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 42)

  • Việc suy ngẫm về lòng quảng đại của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể biến đổi chúng ta như thế nào?

Chăm sóc cho người nghèo khó trong thời kỳ của chúng ta

Chủ Tịch Russell M. Nelson mô tả hai trong số nhiều cách mà Đấng Cứu Rỗi sử dụng Giáo Hội phục hồi của Ngài để chăm sóc cho người nghèo khó trên khắp thế giới trong thời kỳ chúng ta. Đọc lời phát biểu sau đây hoặc em có thể muốn xem “Giáo Lệnh Lớn Thứ Hai” (từ phút 6:15 đến 8:51), trên trang ChurchofJesusChrist.org.

2:3

Giáo Lệnh Lớn Thứ Hai

Chủ Tịch Nelson đưa ra những ví dụ về cách mà Giáo Hội và các tín hữu đang làm tròn giáo lệnh lớn thứ hai của Chúa để yêu thương người lân cận của chúng ta qua các nỗ lực nhân đạo.

Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Russell M. Nelson được chụp vào tháng Một năm 2018

Hội Từ Thiện Thánh Hữu Ngày Sau đã cung cấp hơn hai tỉ đô la viện trợ để hỗ trợ cho những người hoạn nạn trên toàn thế giới. Sự hỗ trợ này được cấp cho người nhận, bất kể là họ thuộc vào giáo hội, quốc tịch, chủng tộc, khuynh hướng tính dục, giới tính, hay khuynh hướng chính trị nào.

Đó chưa phải là hết. Để hỗ trợ các tín hữu của Giáo Hội của Chúa trong cơn hoạn nạn, chúng ta yêu mến và sống theo luật pháp thời xưa về việc nhịn ăn [xin xem Ê Sai 58:3–12]. Chúng ta nhịn ăn để giúp đỡ những người đang bị đói. Mỗi tháng một ngày, chúng ta nhịn ăn và hiến tặng chi phí của phần thức ăn đó (và nhiều hơn thế) để giúp đỡ những người hoạn nạn.

(Russell M. Nelson, “Giáo Lệnh Lớn Thứ Hai,” Liahona, tháng Mười Một năm 2019, trang 97–98)

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em nhận thấy điều gì là nổi bật trong lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson?

  • Em sẽ giải thích như thế nào về việc nhịn ăn và của lễ nhịn ăn cho một người không quen thuộc với điều đó?

  • Ngoài việc hiến tặng tiền cho Giáo Hội ra, còn có những cách nào khác để chúng ta có thể giúp Chúa chăm sóc cho những người hoạn nạn không? Ai là tấm gương sáng cho em về việc sống theo nguyên tắc này?

Thượng Đế muốn em làm gì?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giải thích sự cần thiết của chúng ta để cầu xin Thượng Đế hướng dẫn trong việc giúp đỡ những người xung quanh chúng ta.

Bức ảnh chân dung chính thức của Anh Cả Jeffrey R. Holland. Được chụp vào tháng Một năm 2018.

Tôi không biết chính xác làm thế nào mỗi anh chị em phải làm tròn bổn phận của mình đối với những người không hoặc không thể luôn luôn tự giúp đỡ mình. Nhưng tôi biết rằng Thượng Đế biết, và Ngài sẽ giúp đỡ và hướng dẫn các anh chị em trong các hành động trắc ẩn của người môn đồ nếu các anh chị em tận tình mong muốn và cầu nguyện cùng tìm cách để tuân giữ một giáo lệnh mà Ngài đã nhiều lần ban cho chúng ta.

(Jeffrey R. Holland, “Chẳng Phải Chúng Ta Toàn Là Những Kẻ Hành Khất Cả Hay Sao?,” Liahona, tháng Mười Một năm 2014, trang 41)

Hãy lập kế hoạch để hành động theo những ý nghĩ và cảm nghĩ mà em có thể đã nhận được hôm nay để giúp đỡ những người xung quanh mình. Nếu em chưa chắc Cha Thiên Thượng muốn em giúp đỡ ai hoặc cách giúp đỡ họ, thì hãy cầu nguyện để được hướng dẫn và tìm kiếm cơ hội để phục vụ những người xung quanh, kể cả những người trong gia đình em. Thượng Đế sẽ đáp ứng những lời cầu nguyện của em theo cách thức và kỳ định riêng của Ngài.

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Những khoản hiến tặng cho Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi được sử dụng như thế nào để làm giảm bớt cảnh nghèo khó ngày nay?

  • Hãy vào trang mạng latterdaysaintcharities.org để tìm hiểu câu trả lời cho câu hỏi này và còn nhiều nữa.

  • 3:13

    A Child's First Breath

    Neonatal resuscitation training is one of many humanitarian efforts that fall under the curtain of the Church welfare program.

  • 3:20

    Boys' Home

    LDS Charities partners with Food for the Poor to deliver food, clothing, and toys to children in the Dominican Republic.

  • 4:32

    A Thousand Days

    By digging wells and boreholes in drought-stricken countries of Africa, The Church of Jesus Christ of Latter-day Saints helps provide health and happiness to entire villages.

Làm cách nào tôi có thể giúp những người xung quanh mình bằng những cách thức khác ngoài việc hiến tặng tiền?

Chị Bonnie L. Oscarson, cựu Chủ Tịch Trung Ương Hội Thiếu Nữ, đã chia sẻ một trong nhiều ý kiến:

Bức ảnh chân dung chính thức của Bonnie Lee Green Oscarson, chủ tịch trung ương Hội Thiếu Nữ, năm 2013. Được tán trợ trong đại hội trung ương tháng Tư năm 2013.

Các bạn trẻ thân mến, tôi có thể bảo đảm rằng sẽ luôn luôn có một người nào đó trong mỗi buổi họp Giáo Hội mà em tham dự là người cô đơn, đang trải qua những thử thách và cần một người bạn, hoặc là người cảm thấy như họ không thuộc về nhóm. Em có một điều quan trọng để đóng góp cho mỗi buổi họp hoặc sinh hoạt, và Chúa muốn em phải nhìn xung quanh bạn bè mình và rồi phục sự giống như Ngài đã làm.

(Bonnie L. Oscarson, “Các Nhu Cầu trước mắt Chúng Ta,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 26)

Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844) giải thích rằng:

Ảnh chân dung chính diện, chụp nửa người của Tiên Tri Joseph Smith, Jr. Đầu của Joseph quay sang một bên ở góc ba phần tư, tay phải đặt ngang hông và tay trái cầm một xấp giấy. Ông được mô tả mặc bộ com lê màu nâu sẫm, áo sơ mi trắng và đeo cà vạt.

[Một tín hữu của Giáo Hội] phải cho kẻ đói ăn, cho quần áo người thiếu mặc, cung cấp cho người góa bụa, lau khô nước mắt của kẻ mồ côi, an ủi người khổ sở, cho dù trong giáo hội này, hoặc trong bất cứ giáo hội nào khác, hay không ở trong giáo hội nào cả, bất cứ nơi nào mà người tín hữu đó tìm thấy họ.

(Những Lời Giảng Dạy của Các Vị Chủ Tịch Giáo Hội: Joseph Smith [năm 2007], trang 457–458)