Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 20


Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 20

Hiểu và Giải Thích

Các Thiếu Niên đang đọc thánh thư

Một mục đích của việc thông thạo giáo lý là giúp em hiểu rõ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi và có thể giải thích những đoạn này bằng lời riêng của mình. Bài học này sẽ mang đến cho em một cơ hội để gia tăng sự hiểu biết và tập giải thích những lẽ thật từ các đoạn thông thạo giáo lý khác nhau trong Kinh Tân Ước.

Em biết gì về Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy mô tả những điều em biết về Chúa Giê Su Ky Tô chỉ với một phần cuộc sống của Ngài được miêu tả qua hình ảnh sau đây:

Đấng Ky Tô bị treo trên thập tự giá ở Đồi Sọ. Hai tên trộm, cũng đang bị treo trên thập tự giá ở bên trái và bên phải của Đấng Ky Tô. Nhiều người quan sát, bao gồm Ma Ri, mẹ của Đấng Ky Tô, Ma Ri Ma Đơ Len, những người khác đang than khóc và những người lính La Mã đang đứng xung quanh những cây thập tự. Những đám mây sấm sét đang tụ lại trên bầu trời.

Bây giờ, hãy nhìn vào những hình ảnh này và trả lời các câu hỏi sau đây:

Diễn viên đóng vai. Ma Ri đang bế hài đồng Giê Su và nhìn Ngài.
Chúa Giê Su Ky Tô đứng và đặt tay Ngài lên mắt của một người mù đang quỳ trước mặt Ngài. Một nhóm người nam, người nữ và trẻ em được quy tụ xung quanh Đấng Ky Tô. Dân chúng đang chứng kiến Đấng Ky Tô chữa lành người mù. Các vòm cung bằng đá ở hậu cảnh.
The First Vision (Khải Tượng Thứ Nhất), tranh do Del Parson họa (62470); Sách Họa Phẩm Phúc Âm 403; Sách học Hội Thiếu Nhi 1-04; Sách học Hội Thiếu Nhi 2-38; Sách học Hội Thiếu Nhi 3-10; Sách học Hội Thiếu Nhi 5-06; Sách học Hội Thiếu Nhi 6-40; Sách học Hội Thiếu Nhi 7-40; Joseph Smith—Lịch Sử 1:14–20
  • Những sự kiện nào được mô tả trong ba hình ảnh này?

  • Mỗi sự kiện này thêm điều gì vào sự hiểu biết của em về Chúa Giê Su Ky Tô và sứ mệnh của Ngài?

Để thực sự biết Đấng Cứu Rỗi là ai và tại sao Ngài quan trọng đối với em, việc nghiên cứu nhiều câu chuyện về cuộc đời Ngài và những bài viết của nhiều vị tiên tri là rất hữu ích.

Tương tự như vậy, việc nghiên cứu và so sánh các lẽ thật có trong nhiều đoạn thông thạo giáo lý có thể giúp em hiểu giáo lý của Đấng Cứu Rỗi một cách trọn vẹn hơn, thay vì chỉ trông cậy vào một đoạn đơn lẻ nào.

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Hoàn thành đoạn thông thạo giáo lý sau đây và trả lời các câu hỏi tương ứng trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

Đọc và suy ngẫm xem Hê Bơ Rơ 12:9, Gia Cơ 1:5–6Gia Cơ 2:17–18 dạy cho chúng ta điều gì về Cha Thiên Thượng và mối quan hệ của chúng ta với Ngài.

  • Làm thế nào mà việc cùng nhau nghiên cứu ba đoạn giáo lý thông thạo này giúp em hiểu rõ hơn mối quan hệ của chúng ta với Thượng Đế?

Đọc và xem xét xem 1 Phi E Rơ 4:6Khải Huyền 20:12 dạy cho chúng ta điều gì về Sự Phán Xét Cuối Cùng trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng.

  • Làm thế nào mà việc nghiên cứu cả hai đoạn thông thạo giáo lý này giúp em hiểu rõ hơn về Sự Phán Xét Cuối Cùng?

Cân nhắc tham khảo chéo hoặc liên kết bất cứ đoạn nào mà em có thể muốn học chung lần nữa trong tương lai.

Liên kết các đoạn thông thạo giáo lý

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Hoàn thành sinh hoạt sau đây:

  1. Chọn một trong các đoạn thông thạo giáo lý trong Kinh Tân Ước mà em muốn tìm hiểu thêm, và viết phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt vào nhật ký ghi chép việc học tập của em.

  2. Tìm kiếm và đọc toàn bộ đoạn thông thạo giáo lý và ghi lại điều em hiểu về giáo lý mà đoạn đó giảng dạy.

  3. Tìm ra bản liệt kê đầy đủ các đoạn thông thạo giáo lý và các cụm từ thánh thư then chốt ở cuối Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022).

  4. Tìm và đọc ít nhất hai đoạn thông thạo giáo lý từ các khóa học thánh thư khác liên quan đến đoạn Kinh Tân Ước mà em đã chọn.

  5. Ghi lại trong nhật ký ghi chép việc học tập xem những đoạn thánh thư bổ sung này gia tăng sự hiểu biết của em về đoạn trong Kinh Tân Ước như thế nào.