Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 19:1–7


Công Vụ Các Sứ Đồ 19:1–7

Tiếp Nhận Ân Tứ Đức Thánh Linh

Bé gái đang được làm lễ xác nhận.

Một trong những ân tứ lớn lao nhất mà Cha Thiên Thượng ban cho các môn đồ giao ước của Chúa Giê Su Ky Tô là ân tứ Đức Thánh Linh. Vì vậy, Phao Lô đã rất ngạc nhiên khi gặp các môn đồ ở Ê Phê Sô, những người nói rằng họ đã chịu phép báp têm nhưng chưa bao giờ nghe nói về Đức Thánh Linh. Hóa ra, họ đã chịu phép báp têm nhưng không phải trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô. Sau khi họ chịu phép báp têm “trong danh của Chúa Giê Su Ky Tô”, Phao Lô đặt tay lên họ và ban cho họ ân tứ Đức Thánh Linh (Công Vụ Các Sứ Đồ 19:5). Bài học này có thể giúp em nhận được những phước lành mà Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô muốn ban cho em qua ân tứ Đức Thánh Linh.

Lời khuyên của Joseph Smith dành cho Giáo Hội

Sau sự tuẫn đạo của Joseph Smith, Brigham Young có nhiều thắc mắc và băn khoăn với tư cách là vị tiên tri kế tiếp của Giáo Hội. Vào một dịp nọ, Joseph Smith đã xuất hiện trong một giấc mơ của Brigham Young và cho ông lời khuyên sau đây: “Hãy nói cho các tín hữu biết phải chắc chắn” (Saints: The Story of the Church of Jesus Christ in the Latter Days, tập 2, No Unhallowed Hand, 1846–1893 [năm 2020], trang 49).

  • Em nghĩ Joseph Smith có thể đã đưa ra lời khuyên bảo nào để giúp các tín hữu của Giáo Hội?

Brigham Young trông thấy Joseph Smith trong một khải tượng.

Joseph Smith khuyên Brigham Young “hãy nói cho các tín hữu biết là phải giữ và tuân theo Thánh Linh của Chúa và Thánh Linh đó sẽ dẫn họ đến điều đúng” (Saints, 2:49).

  • Trong số tất cả những lời khuyên mà Joseph có thể dành cho Brigham Young, em nghĩ tại sao ông lại nhấn mạnh đến việc tìm kiếm sự đồng hành của Đức Thánh Linh?

Ghi vào nhật ký của em lý do tại sao em nghĩ sứ điệp của Joseph Smith dành cho Giáo Hội vẫn còn cần thiết trong thời kỳ của chúng ta và trong cuộc sống của em. Khi em học bài học này, hãy nghĩ về cách Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể ban phước cho cuộc sống của em qua ân tứ Đức Thánh Linh.

Ân tứ Đức Thánh Linh

Khi Phao Lô bắt đầu cuộc hành trình truyền giáo lần thứ ba, ông đã đi khắp Ga Lát và Phy Ghi A. Sau đó, ông đã đi đến Ê Phê Sô (xin xem Các Bản Đồ Kinh Thánh, số 13, “Những Cuộc Hành Trình Truyền Giáo của Sứ Đồ Phao Lô”). Ở đó, ông đã gặp và dạy các môn đồ chưa bao giờ nghe nói về Đức Thánh Linh. Những người này trước đây đã được làm phép báp têm bởi một người không nắm giữ thẩm quyền hợp thức (xin xem Joseph Smith, “Baptism,” Times and Seasons, ngày 1 tháng Chín năm 1842, trang 904, josephsmithpapers.org).

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 19:1–7, tìm kiếm xem Phao Lô đã giúp những môn đồ này bằng cách nào.

  • Em nghĩ tại sao Phao Lô tập trung việc giảng dạy của mình vào Chúa Giê Su Ky Tô trước khi báp têm lại cho những môn đồ này?

  • Em có thể mô tả bằng cách nào cho những người này về tầm quan trọng của việc nhận được ân tứ Đức Thánh Linh sau phép báp têm?

  • Em có thể chia sẻ những lẽ thật nào từ câu chuyện này với một người nào đó đã từng được làm phép báp têm trước đó trong một tôn giáo khác?

Một trong những lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ câu chuyện này là để phép báp têm được hoàn tất thì giáo lễ này phải đi kèm với việc được xác nhận và tiếp nhận Đức Thánh Linh.

Hãy dành một vài phút để suy ngẫm về lý do tại sao em nghĩ Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô muốn em có được Đức Thánh Linh làm người bạn đồng hành của mình. Hãy suy ngẫm điều này khi em đọc những câu thánh thư sau đây:

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô muốn Đức Thánh Linh là người bạn đồng hành thường xuyên của em?

  • Đức Thánh Linh đặc biệt hữu ích cho em trong cuộc sống của em qua những cách nào? Tại sao?

Để giúp em hình dung và hiểu sự cần thiết phải chuẩn bị bản thân để nhận được sự hướng dẫn từ Đức Thánh Linh, hãy hoàn thành hoặc hình dung sinh hoạt sau đây.

Đặt ba chiếc cốc rỗng vào bồn rửa hoặc trên khay có thể chứa nước. Che hoàn toàn miệng của một chiếc cốc bằng một tờ giấy hoặc một cái nắp. Đặt một vật (chẳng hạn như một hòn đá) vào một chiếc cốc khác sao cho nó chiếm phần lớn không gian của cốc ấy. Sau đó, cố gắng đổ đầy nước vào từng cái cốc.

  • Nếu những chiếc cốc tượng trưng cho chúng ta và nước tượng trưng cho Đức Thánh Linh, thì tờ giấy (hoặc cái nắp) và hòn đá (hoặc đồ vật khác) có thể tượng trưng cho điều gì trong cuộc sống của người nào đó?

Hãy đọc hai lời phát biểu này của Anh David A. Bednar Của Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ về Đức Thánh Linh:

Anh Cả David A. Bednar, bức ảnh chân dung chính thức Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Năm 2020.

Đức Thánh Linh không trở [nên hoạt động] trong cuộc sống của chúng ta chỉ [qua] việc đặt tay lên đầu của chúng ta và sáu chữ quan trọng [“hãy tiếp nhận Đức Thánh Linh”] được nói ra đó.

(David A. Bednar, “Nhận Được Đức Thánh Linh,” Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 95)

Anh Cả David A. Bednar, bức ảnh chân dung chính thức Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ. Năm 2020.

Nếu một điều gì mà chúng ta suy nghĩ, nhìn thấy, lắng nghe hoặc dẫn mình xa lánh khỏi Đức Thánh Linh thì chúng ta chỉ cần ngừng suy nghĩ, nhìn thấy, lắng nghe hoặc làm điều đó. Ví dụ, nếu có một điều nào nhằm để giải trí, lại làm chúng ta xa lánh khỏi Đức Thánh Linh, thì chắc chắn chúng ta không nên dự phần vào loại giải trí đó. Vì Thánh Linh không thể ngự với điều gì thô tục, thô bỉ hoặc khiếm nhã, thì dĩ nhiên chúng ta không nên làm những điều đó.

(David A. Bednar, “Để Chúng Ta Luôn Có Thánh Linh của Ngài Ở cùng Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2006, trang 30)

Dùng bút mực hay bút chì viết lên một tờ giấy. 2. Trả lời ít nhất một trong số các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Anh Cả Bednar đã dạy những điều gì mà em cho là đặc biệt quan trọng để giới trẻ ngày nay cần phải hiểu? Tại sao?

  • Làm thế nào em có thể nhận ra sự đồng hành của Đức Thánh Linh trong cuộc sống của mình? Lần gần đây em nhận ra sự ảnh hưởng của Ngài là khi nào?

  • Em đã đưa ra những quyết định nào giúp em có được Đức Thánh Linh ở cùng với mình thường xuyên hơn? Cha Thiên Thượng đã ban phước cho em như thế nào qua ân tứ này?

Hãy lập kế hoạch để nhận được sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh một cách trọn vẹn hơn và thường xuyên hơn trong cuộc sống của em. Hãy cầu xin Cha Thiên Thượng giúp em trong kế hoạch của mình và ban phước cho em nhận ra sự ảnh hưởng của Ngài qua Đức Thánh Linh khi em nỗ lực để hoàn thành kế hoạch đó.

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Tại sao việc tôi nhận được sự ảnh hưởng của Đức Thánh Linh trong cuộc sống của mình là quan trọng?

Chủ Tịch Russell M. Nelson đưa ra lời mời sau đây cho mỗi chúng ta.

Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Russell M. Nelson được chụp vào tháng Một năm 2018

Trong những ngày phía trước, chúng ta sẽ không thể nào tồn tại được về mặt thuộc linh nếu không có ảnh hưởng dìu dắt, chỉ dẫn, an ủi và liên tục của Đức Thánh Linh.

Các anh chị em thân mến, tôi khẩn nài anh chị em hãy gia tăng khả năng thuộc linh của mình để nhận được sự mặc khải. Hãy để [hôm nay] là một giây phút quyết định trong cuộc đời anh chị em. Hãy chọn làm công việc thuộc linh được đòi hỏi này để vui hưởng ân tứ Đức Thánh Linh và nghe được tiếng nói của Thánh Linh thường xuyên hơn và rõ ràng hơn.

(Russell M. Nelson, “Sự Mặc Khải cho Giáo Hội, Sự Mặc Khải cho Cuộc Đời Chúng Ta,” Liahona, tháng Năm năm 2018, trang 96)

3:38

Enemy Territory

President Boyd K. Packer shares an experience in which he was protected during World War II by listening to a prompting from the Spirit and promises youth that they will be protected if they "heed the promptings that come from the Holy Ghost."

Làm thế nào tôi có thể dần có được sự đồng hành liên tục của Đức Thánh Linh?

Chủ Tịch Henry B. Eyring thuộc Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn nói:

Ảnh chân dung chính thức của Chủ Tịch Henry B. Eyring được chụp vào tháng Ba năm 2018.

Vì nhiều lý do, chúng ta cần sự đồng hành liên tục của Đức Thánh Linh. Chúng ta mong muốn có được sự đồng hành này, nhưng [từ kinh nghiệm, chúng ta biết rằng không phải là dễ dàng để duy trì sự đồng hành của Đức Thánh Linh. Trong cuộc sống hàng ngày của mình, mỗi người chúng ta suy nghĩ, nói, và làm những điều mà có thể xúc phạm đến Thánh Linh. Chúa đã dạy chúng ta rằng Đức Thánh Linh sẽ là người bạn đồng hành thường xuyên của chúng ta khi chúng ta tràn đầy lòng bác ái và khi đức hạnh của chúng ta làm đẹp tư tưởng của chúng ta luôn luôn [xin xem Giáo Lý và Giao Ước 121:45]. …

… Sự soi dẫn quý báu nhất sẽ dành cho các anh chị em để biết điều Thượng Đế muốn các anh chị em phải làm. Nếu đó là để đóng tiền thập phân hoặc đi thăm một người bạn đang buồn rầu thì các anh chị em nên làm đi. Dù cho đó là việc gì đi nữa thì cũng hãy làm đi. Khi đã cho thấy rằng mình sẵn lòng vâng lời thì Thánh Linh sẽ gửi cho các anh chị em thêm các ấn tượng về điều Thượng Đế muốn các anh chị em làm.

Khi các anh chị em vâng lời, các ấn tượng từ Thánh Linh sẽ đến thường xuyên hơn, càng gần với sự đồng hành liên tục hơn.

(Henry B. Eyring, “Đức Thánh Linh là Bạn Đồng Hành của Các Anh Chị Em”, Liahona, tháng Mười Một năm 2015, trang 105)

Trong bài nói chuyện “Tiếp Nhận Đức Thánh Linh” (Liahona, tháng Mười Một năm 2010, trang 95–97), Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ cũng đã chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của ông về cách chúng ta mời gọi sự đồng hành của Đức Thánh Linh.

15:29

Receive the Holy Ghost

These four words—“Receive the Holy Ghost"—are not a passive pronouncement; rather, they constitute a priesthood injunction—an authoritative admonition to act and not simply to be acted upon.