Lớp Giáo Lý
Công Vụ Các Sứ Đồ 8


Công Vụ Các Sứ Đồ 8

Phi Líp Dạy Một Người Đàn Ông Ê Thi Ô Bi

Hình Ảnh
Phi Líp (nhân vật trong Kinh Tân Ước) giảng dạy phúc âm cho một người Ê Thi Ô Bi khi họ ngồi trên xe ngựa. Một người đàn ông khác được miêu tả đang lái xe ngựa. Một cái hồ hoặc con sông có thể được nhìn thấy bên cạnh con đường họ đang đi. Phần Tham Khảo Thánh Thư: Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26-39

Phi Líp là một người truyền giáo nhiệt thành và trung tín, đã đi vào sa mạc theo lệnh của Chúa. Thánh Linh chỉ dẫn Phi Líp đến một người đàn ông Ê Thi Ô Bi đang đọc thánh thư trên cỗ xe ngựa của mình. Khi Phi Líp hỏi người đàn ông có hiểu những gì anh ta đọc không, anh ta trả lời: “Nếu chẳng ai dạy cho tôi, thể nào tôi hiểu được?” (Công Vụ Các Sứ Đồ 8:31). Vì Phi Líp hiểu và yêu thích thánh thư, ông có thể dạy cho người Ê Thi Ô Bi về Chúa Giê Su Ky Tô theo cách khiến anh ta tin và chịu phép báp têm. Khi em học Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–40, hãy suy ngẫm về cách em có thể sử dụng thánh thư để giúp những người khác tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và đến cùng Ngài.

Sử dụng các công cụ phù hợp

Sử dụng đúng công cụ có thể giúp em xây dựng hoặc sửa chữa các vật dụng một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn. Hãy tưởng tượng rằng việc xây dựng hoặc sửa chữa các vật dụng mà không có đúng công cụ sẽ khó khăn như thế nào. Hãy suy ngẫm xem những công cụ sau đây được sử dụng để làm gì.

Hình Ảnh
Búa
Hình Ảnh
Cưa
Hình Ảnh
Cờ Lê Số (tiếng Anh)
  • Những công cụ này hữu ích vào lúc nào?

  • Làm cách nào em có thể sử dụng những công cụ này một cách hiệu quả?

Theo cách tương tự, có thể sử dụng một số công cụ và kỹ năng nhất định để xây dựng và sửa chữa mong muốn của chúng ta để tuân theo Đấng Cứu Rỗi và sống theo phúc âm của Ngài.

  • Một số công cụ hoặc kỹ năng thuộc linh đã giúp em phát triển trong phúc âm là gì?

  • Làm cách nào em có thể sử dụng những công cụ này để mời người khác đến cùng Đấng Cứu Rỗi?

Một trong những công cụ này là khả năng hiểu và sử dụng thánh thư của chúng ta, đặc biệt là khi chúng giảng dạy và làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm một chút về việc em cảm thấy thoải mái như thế nào khi sử dụng thánh thư để mời những người khác đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô. Khi em học bài học này, hãy tìm kiếm sự hướng dẫn qua Đức Thánh Linh để biết cách em có thể sử dụng thánh thư hữu hiệu hơn để giúp mang những người khác đến cùng Đấng Cứu Rỗi.

Phi Líp được kêu gọi đến sa mạc

Công Vụ Các Sứ Đồ 8 ghi lại một số kinh nghiệm của Phi Líp, một trong bảy anh em được Các Vị Sứ đồ kêu gọi vào giáo vụ (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 6:3–6). Để thoát khỏi sự ngược đãi ngày càng gia tăng ở Giê Ru Sa Lem, Phi Líp đã đi đến Sa Ma Ri để tiếp tục chia sẻ phúc âm. Qua chức tư tế, ông đã thực hiện các phép lạ, chữa lành nhiều người và “giảng về Đấng Ky Tô cho họ” (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:5–8). Khi em nghiên cứu câu chuyện sau đây, hãy tìm kiếm những công cụ mà Phi Líp đã sử dụng để thành công trong sự chỉ định bất ngờ mà ông nhận được từ Chúa.

Hãy đọc Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–39, và hình dung các sự kiện được mô tả trong câu chuyện này. Em có thể muốn đánh dấu các từ và cụm từ có ý nghĩa đối với mình. (Lưu ý rằng hoạn quan có nghĩa là một người tôi tớ đáng tin cậy.)

1. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Chúa đã hướng dẫn Phi Líp bằng các cách thức nào? Tại sao việc làm theo những thúc giục của Chúa lại quan trọng khi chúng ta cố gắng giúp những người khác đến cùng Ngài?

  • Làm cách nào Phi Líp có thể sử dụng kiến thức của mình về thánh thư để dạy cho người Ê Thi Ô Bi về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Những bài học nào nổi bật đối với em trong câu chuyện này?

Trong số nhiều lẽ thật trong câu chuyện này, em có thể đã nhận ra được một nguyên tắc như sau: Khi chúng ta hiểu thánh thư và giảng dạy về Đấng Cứu Rỗi từ thánh thư, chúng ta có thể giúp những người khác đến cùng Ngài.

Sử dụng thánh thư để dạy về Chúa Giê Su Ky Tô

Khi người Ê Thi Ô Bi hỏi liệu thánh thư mà ông ấy đang đọc có phải nói về tiên tri Ê Sai hay “người nào khác”, hãy lưu ý rằng sự hiểu biết về thánh thư của Phi Líp đã giúp ông bắt đầu ngay “từ chỗ thánh thư đó mà [rao giảng] Đức Chúa Giê Su cho người” (Công Vụ Các Sứ Đồ 8:34–35).

Đoạn thánh thư mà người Ê Thi Ô Bi đọc được tìm thấy trong Ê Sai 53, một lời tiên tri tuyệt đẹp về Đấng Cứu Rỗi của chúng ta, Chúa Giê Su Ky Tô. Em có thể muốn tham khảo chéo hoặc liên kết Công Vụ Các Sứ Đồ 8:32–33 với Ê Sai 53:7–8.

Hãy tưởng tượng rằng em đang ở vị trí của Phi Líp và có cơ hội chia sẻ chứng ngôn của mình về Chúa Giê Su Ky Tô với một người bạn. Hãy đọc Ê Sai 53:3–9, chú ý đến những điều em suy ngẫm và cảm nhận về Đấng Cứu Rỗi trong khi đọc.

2. Trả lời các câu hỏi sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em muốn bạn mình biết, cảm nhận hoặc hiểu điều gì về Chúa Giê Su Ky Tô từ đoạn này? Tại sao?

  • Em có thể sử dụng những điều mình biết và cảm nhận về Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào để khuyến khích bạn mình noi theo Ngài tốt hơn?

Được củng cố qua sự chuẩn bị

Nhờ những nỗ lực của Phi Líp, người Ê Thi Ô Bi đã được cải đạo và chịu phép báp têm (xin xem Công Vụ Các Sứ Đồ 8:36–38). Giống như Phi Líp, chúng ta có thể truyền cảm hứng và khuyến khích những người khác noi theo và trở nên giống như Chúa Giê Su Ky Tô. Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy rằng sự chuẩn bị cá nhân của chúng ta có thể giúp chúng ta truyền cảm hứng cho những người khác đến gần Thượng Đế hơn:

Hình Ảnh
Anh Cả Ulisses Soares, bức ảnh chân dung chính thức Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ.

Khi chúng ta tha thiết, chân thành, kiên quyết và thật lòng tìm cách học hỏi và giảng dạy phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô cho nhau với mục đích thực sự và dưới ảnh hưởng của Thánh Linh thì những lời giảng dạy này có thể thay đổi tấm lòng người khác và soi dẫn một ước muốn để sống theo các lẽ thật của Thượng Đế.

(Ulisses Soares, “Làm Sao Tôi Có Thể Hiểu Được?,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 8)

3. Trả lời một trong hai bộ câu hỏi sau đây vào nhật ký ghi chép việc học tập của em:

  • Em có thể thực hiện những sự điều chỉnh nào trong việc học thánh thư của cá nhân để chuẩn bị cho việc giúp những người khác đến cùng Đấng Ky Tô? Trong các cách thức nào mà sự thay đổi này có thể củng cố sự tự tin của em để sử dụng thánh thư?

  • Phần nào của buổi học thánh thư hôm nay đã giúp em cảm thấy gần gũi hơn với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô? Em nghĩ tại sao phần đó lại ảnh hưởng đến em sâu sắc hơn những phần khác?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Công Vụ Các Sứ Đồ 8:27. Hoạn quan là gì?

Hoạn quan là những người đàn ông bị thiến, phục vụ trong nhiều xã hội cổ đại Cận Đông và Trung Đông. Họ phục vụ như những người lính, bảo vệ hậu cung và thường giữ những vị trí đáng tin cậy trong triều đình. Hoạn quan người Ê Thi Ô Bi trong Công Vụ Các Sứ Đồ 8:26–39 chịu trách nhiệm quản lý ngân khố của triều đình Ê Thi Ô Bi.

Một học viên trung tín có thể trở thành một giảng viên đầy soi dẫn

Anh Cả Ulisses Soares thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Anh Cả Ulisses Soares, bức ảnh chân dung chính thức Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ.

Trong bối cảnh học hỏi và giảng dạy phúc âm, đôi khi chúng ta cũng giống như người Ê Thi Ô Bi này—chúng ta cần sự giúp đỡ của một giảng viên trung tín và đầy soi dẫn; và đôi khi chúng ta cũng giống như Phi Líp—chúng ta cần giảng dạy và củng cố những người khác trong sự cải đạo của họ.

(Ulisses Soares, “Làm Sao Tôi Có Thể Hiểu Được?,” Liahona, tháng Năm năm 2019, trang 6)

In