Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Ê Phê Sô 2:19–20


Thông Thạo Giáo Lý: Ê Phê Sô 2:19–20

Giáo Hội Đã Được Thiết Lập trên Nền Tảng của Chúa Giê Su Ky Tô và Các Vị Sứ Đồ cùng các Đấng Tiên Tri của Ngài

Hình Ảnh
Tất cả các thành viên của Đệ Nhất Chủ Tịch Đoàn và Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đang ngồi hoặc đứng cạnh Tượng Christus (Đấng Ky Tô) và các bức tượng của Mười Hai Vị Sứ Đồ Nguyên Thủy tại Trung Tâm dành cho Khách Tham Quan ở Rome, Ý. Hàng Trước từ Trái sang Phải: Dieter F. Uchtdorf, Jeffrey R. Holland, M. Russell Ballard, Dallin H. Oaks, Russell M. Nelson, Henry B. Eyring, David A. Bednar, Quentin L. Cook, D. Todd Christofferson, Gary E. Stevenson, Ronald A. Rasband, Neil L. Andersen, Neil L. Andersen, Dale G. Renlund, Gerrit W. Gong, Ulisses Soares

Trong khi nghiên cứu Ê Phê Sô 2, em đã biết rằng Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô được xây dựng trên nền tảng của các vị sứ đồ và tiên tri và rằng Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà chính. Bài học này nhằm gia tăng khả năng thông thạo của em về những lời giảng dạy khi em học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong Ê Phê Sô 2:19–20, giải thích và áp dụng giáo lý, cùng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong một tình huống thực tế.

Học thuộc lòng và giải thích

Hình Ảnh
Hình vẽ một nhà hội.

Để giúp em học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý này và cụm từ thánh thư then chốt, hãy viết phần sau đây ít nhất ba lần vào nhật ký ghi chép việc học tập: “Ê Phê Sô 2:19–20. Giáo Hội ‘đã được dựng lên trên nền tảng của các sứ đồ cùng các đấng tiên tri, với Chúa Giê Su Ky Tô là đá góc nhà chính.’”

Em có thể viết cụm từ này theo cách mà cũng sẽ minh họa cho lẽ thật này. Ví dụ, em có thể vẽ một hình chữ nhật xung quanh cụm từ để tượng trưng cho một nền móng và vẽ một nhà thờ trên đó. Hoặc, nếu em đã vẽ một ví dụ về nền tảng này cho bài học trước, em có thể viết cụm từ then chốt lên hoặc gần hình vẽ đó.

1. Để giúp em giải thích những điều mình biết về các vị tiên tri và sứ đồ, hãy thực hiện sinh hoạt sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  1. Đọc Ê Phê Sô 2:19–20, và suy ngẫm về sứ điệp trong đó.

  2. Hãy nghĩ đến câu hỏi mà người nào đó có thể có về các vị tiên tri và sứ đồ mà Ê Phê Sô 2:19–20 có thể giúp trả lời. Một số ví dụ có thể là “Tại sao giáo hội của bạn có các vị tiên tri và sứ đồ?” “Thánh thư dạy gì về các vị tiên tri và sứ đồ?” hoặc “Mối quan hệ giữa Đấng Cứu Rỗi với các vị tiên tri và sứ đồ là gì?” Viết xuống câu hỏi của em.

  3. Sử dụng Ê Phê Sô 2:19–20, viết những điều em muốn nói để trả lời câu hỏi đó.

Thực hành cách áp dụng

Tình huống sau đây có thể giúp em ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Hãy ghép mỗi câu với các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh thích hợp. Nếu cần, hãy sử dụng các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022) để giúp em.  

  1. Những người chân thành tìm kiếm lẽ thật nên thận trọng với các nguồn thông tin không đáng tin cậy.

  1. Hành động với đức tin.

  1. Khi trung thành với lẽ thật và ánh sáng mà mình đã nhận được thì chúng ta sẽ nhận được nhiều hơn nữa.

  1. Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

  1. Khi đặt sự tin cậy của mình vào Cha Thiên Thượng và kế hoạch cứu rỗi của Ngài, thì chúng ta có thể thấy rõ vấn đề hơn.

  1. Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện đã được Chúa quy định.

Hãy tưởng tượng rằng người bạn thân Estelle của em đang cảm thấy mâu thuẫn. Bạn ấy có chứng ngôn về các vị tiên tri và sứ đồ, nhưng bạn ấy phản đối lời giảng dạy hiện tại của Giáo Hội. Thực ra, bạn ấy có những cảm xúc mạnh mẽ chống đối lời giảng dạy đó. Bạn ấy hỏi em giúp đỡ để biết phải làm gì. Trong thời điểm đó, em không biết phải nói gì, nhưng em quyết định tuân theo các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh mà em đã sử dụng trong lớp giáo lý để chuẩn bị giúp đỡ người bạn của mình.

Sử dụng bảng biểu sau đây để phản ánh những suy nghĩ và cảm nghĩ của chính em về các vị tiên tri và sứ đồ cũng như cách em có thể giúp Estelle.

Tôi đã học cách tin cậy và noi theo các vị sứ đồ và tiên tri bằng cách nào?

Tôi có thể giúp bạn mình bằng cách nào?

Tôi đã học cách tin cậy và noi theo các vị sứ đồ và tiên tri bằng cách nào?

Tôi đã có kinh nghiệm gì khi hành động bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô để noi theo các vị sứ đồ và tiên tri của Ngài? Kinh nghiệm nào có thể hữu ích để chia sẻ với Estelle?

Tôi có thể giúp bạn mình bằng cách nào?

Tôi có thể hỏi Estelle những câu hỏi nào để giúp bạn ấy suy ngẫm cách Chúa có thể muốn bạn ấy hành động bằng đức tin?

Tôi đã học cách tin cậy và noi theo các vị sứ đồ và tiên tri bằng cách nào?

Tôi đã biết gì về Cha Thiên Thượng, kế hoạch của Ngài và cách Ngài tương tác với con cái của Ngài để có thể giúp cho Estelle trong tình huống này?

Tôi có thể giúp bạn mình bằng cách nào?

Tôi có thể hỏi Estelle những câu hỏi nào để giúp bạn ấy nhìn nhận mối bận tâm của mình với một quan điểm vĩnh cửu?

Tôi đã học cách tin cậy và noi theo các vị sứ đồ và tiên tri bằng cách nào?

Những nguồn phương tiện thiêng liêng nào đã được Chúa quy định giúp tôi tin cậy nơi các vị sứ đồ và tiên tri? Các nguồn phương tiện đó đã giúp đỡ tôi như thế nào?

Tôi có thể giúp bạn mình bằng cách nào?

Tôi khuyên Estelle nên tìm đến những nguồn phương tiện thiêng liêng nào đã được Chúa quy định?

2. Làm điều sau đây trong nhật ký ghi chép việc học tập của em:

Viết ra giấy xem em nghĩ cuộc trò chuyện của mình có thể diễn ra như thế nào với Estelle hoặc vẽ cuộc trò chuyện đó trong một bộ truyện tranh với các hình người que. Hãy nhớ thực tế với những gì điều em sẽ nói và cách em nghĩ Estelle có thể phản hồi.

In