Lớp Giáo Lý
Ma Thi Ơ 4:1–11, Phần 2


Ma Thi Ơ 4:1–11, Phần 2

Noi Theo Tấm Gương Chống Lại Cám Dỗ của Đấng Cứu Rỗi

Hình Ảnh
Jesus is tempted by the devil to change rocks into bread - ch.11-2

Trong bài học này, em có thể tiếp tục nghiên cứu cách mà Đấng Cứu Rỗi đẫ chống lại những cám dỗ. Bài học này có thể giúp em noi theo tấm gương của Ngài và nhớ lại những lẽ thật từ thánh thư để giúp em chống lại cám dỗ trong cuộc sống của mình.

Chống lại cám dỗ

Hãy tưởng tượng rằng người bạn của em là Jacob tâm sự với em rằng bạn ấy đang gặp khó khăn trong việc chống lại cám dỗ. Bạn ấy giải thích rằng bạn ấy thực sự muốn chống lại nhưng lúng túng khi không biết phải làm gì khi cám dỗ đến.

  • Em sẽ chia sẻ điều gì với bạn ấy, và tại sao?

Hãy nhớ lại kinh nghiệm của Đấng Cứu Rỗi như được ghi chép trong Ma Thi Ơ 4:1–11 , khi Đấng Cứu Rỗi gặp và chống lại những cám dỗ của Sa Tan. Một trong những cách mà Ngài đã làm là nêu bật nguyên tắc này: việc nhớ lại và áp dụng những lẽ thật từ thánh thư có thể giúp chúng ta dựa vào quyền năng của Chúa để chống lại cám dỗ.Hãy học Ma Thi Ơ 4:1–11 . Chú trọng vào các câu 4, 7 và 10 , tìm kiếm xem Đấng Cứu Rỗi đã áp dụng nguyên tắc này như thế nào. Lưu ý rằng khi Chúa Giê Su nói: “Có lời chép rằng”, Ngài đang nói đến những lời được viết trong thánh thư.

  • Những đoạn thánh thư mà Đấng Cứu Rỗi trích dẫn liên quan như thế nào đến những cám dỗ mà Ngài đã vượt qua?

Hãy dành một vài phút để viết ra những suy ngẫm của em về lý do tại sao em cần sự giúp đỡ để chống lại cám dỗ. Rồi trả lời những câu hỏi sau đây:

  • Em có thường hướng đến Chúa qua thánh thư để giúp em chống lại cám dỗ không? Tại sao?

  • Em đã có những kinh nghiệm nào khi hướng đến Chúa qua thánh thư để giúp em chống lại cám dỗ?

Hoàn tất những sinh hoạt sau đây trong nhật ký ghi chép việc học thánh thư của các em:

1.

  1. Nhận ra và liệt kê một vài cám dỗ mà giới trẻ ở độ tuổi của các em thường gặp phải.

  2. Nhận ra và liệt kê những đoạn thánh thư có thể giúp đối phó với từng cám dỗ này, cùng với lời giải thích vắn tắt về cách mỗi đoạn có thể hữu ích.

Ví dụ, các em có thể thấy rằng những lời của Đấng Cứu Rỗi trong 3 Nê Phi 18:15 có thể giúp các em nhận thấy rằng các em cần phải thường xuyên ý thức và siêng năng cầu nguyện khi cố gắng chống lại cám dỗ.Nếu các em gặp khó khăn trong việc tìm kiếm những thánh thư hữu ích thì các em có thể tìm kiếm những đoạn thông thạo giáo lý hoặc các tài liệu tham khảo trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư dưới đề tài “ Cám Dỗ ,” “ Kiên Trì ”, hoặc một đề tài khác liên quan đến sự cám dỗ hoặc một cám dỗ cụ thể.

Cân nhắc đánh dấu những đoạn thánh thư này một cách rõ ràng và lập bản liệt kê các đoạn này trong thánh thư hoặc nhật ký ghi chép việc học tập ở nơi em có thể dễ dàng tìm thấy. Nếu em đang sử dụng thánh thư bản điện tử thì hãy cân nhắc tạo một thẻ và thêm các đoạn vào đó. Nếu em cần tìm hiểu cách thực hiện việc này thì hãy hãy truy cập Hướng Dẫn Sử Dụng Thư Viện Phúc Âm (Android) hoặc Hướng Dẫn Sử Dụng Thư Viện Phúc Âm (iOS) trên trang ChurchofJesusChrist.org. Chọn Marking content (Đánh dấu nội dung) trong đề mục “Học Hỏi Thêm”.

Có nhiều cách khác nhau để em có thể noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi và nhận được sức mạnh từ thánh thư.Chọn thực hiện sinh hoạt A hoặc B để giúp em noi theo tấm gương của Đấng Cứu Rỗi trong việc chống lại cám dỗ. Hãy tìm kiếm sự soi dẫn từ Đức Thánh Linh khi em quyết định sinh hoạt nào sẽ giúp ích nhất cho mình.

2. Chọn một trong các sinh hoạt sau để hoàn thành trong nhật ký ghi chép việc học tập của em.

Sinh hoạt A: Học thuộc lòng

Chọn một câu thánh thư tham khảo từ những câu em đã xác định và học thuộc lòng một cụm từ then chốt từ câu đó hoặc toàn bộ đoạn. Dưới đây là một số phương pháp có thể hữu ích:

  • Tự mình đọc to nhiều lần, mỗi lần ít nhìn vào thánh thư hơn.

  • Viết xuống đoạn hoặc cụm từ. Xóa hoặc gạch bỏ các từ khi em học thuộc lòng và lặp lại cho đến khi tất cả các từ bị xóa hoặc gạch bỏ và em có thể đọc thuộc lòng toàn bộ các từ này.

Sinh hoạt B: Suy ngẫm và viết

Suy ngẫm về việc học thánh thư thường xuyên có thể giúp em như thế nào khi chống lại cám dỗ trong cuộc sống hoặc em có thể thực hiện những thay đổi nào để gia tăng những phước lành cho mình qua nỗ lực học thánh thư thường xuyên.Viết một bài đăng trên mạng xã hội hoặc blog mà có thể giúp những người khác gia tăng mong muốn học thánh thư. Viết theo cách có thể giúp họ tìm kiếm quyền năng của Chúa để giúp họ chống lại cám dỗ. Gồm vào ít nhất một câu thánh thư tham khảo mà em đã nhận ra hôm nay. Em cũng có thể chia sẻ kinh nghiệm đã có với thánh thư mà đã giúp gia tăng khả năng chống lại cám dỗ, không cần chia sẻ bất kỳ chi tiết nào về cám dỗ đó.

Sự suy ngẫm cá nhân

Để kết thúc, hãy suy ngẫm về những điều em đã học được ngày hôm nay và suy ngẫm về câu trả lời của em cho những câu hỏi sau đây:

  • Việc dựa trên những điều em đã làm hôm nay (học tập, học thuộc lòng và nhớ lại thánh thư) có thể giúp em như thế nào trong việc trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

  • Em cảm thấy mình cần bắt đầu làm gì, ngừng làm gì hay tiếp tục làm gì?

Tùy Chọn: Muốn Học Hỏi Thêm?

Việc nghiên cứu thánh thư có thể giúp ích cho tôi như thế nào?

Chủ Tịch Russell M. Nelson giải thích việc thường xuyên học Sách Mặc Môn có thể mang lại cho chúng ta khả năng để chống lại cám dỗ như thế nào:

Hình Ảnh
Official portrait of President Russell M. Nelson taken January 2018

Các anh chị em thân mến của tôi, tôi hứa rằng khi các anh chị em thành tâm học hỏi Sách Mặc Môn mỗi ngày, các anh chị em sẽ đưa ra những quyết định tốt hơn—mỗi ngày. Tôi hứa rằng khi các anh chị em suy ngẫm những gì mình học hỏi, các cửa sổ trên trời sẽ mở ra, và các anh chị em sẽ nhận được câu trả lời cho những câu hỏi của mình và nhận được sự chỉ dẫn cho cuộc sống của mình. Tôi hứa rằng khi các anh chị em hằng ngày đắm chìm trong Sách Mặc Môn, các anh chị em sẽ trở nên miễn nhiễm với những điều tà ác trong ngày, kể cả bệnh dịch hình ảnh sách báo khiêu dâm đầy hấp dẫn và những thói nghiện làm tê liệt tâm trí khác.

(Russell M. Nelson, “Sách Mặc Môn: Cuộc Sống Của Chúng Ta Sẽ Ra Sao Nếu Không Có Sách Này?,” Liahona, tháng Mười Một năm 2017, trang 62–63)

Việc học thuộc lòng các thánh thư có thể giúp ích cho tôi như thế nào?

Anh Cả Richard G. Scott (1928–2015) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Hình Ảnh
Final official portrait of Elder Richard G. Scott of the Quorum of the Twelve Apostles, 2004. Passed away 22 September 2015.

Hãy khôn ngoan trong cách sử dụng công nghệ. Hãy đánh dấu thánh thư quan trọng trên thiết bị của các anh chị em và thuờng xuyên tham khảo chúng. Nếu các em là những người trẻ tuổi chịu ôn lại một câu thánh thư thường xuyên như việc một số em gửi tin nhắn trên điện thoại, thì chẳng bao lâu các em có thể có được hàng trăm đoạn thánh thư được ghi nhớ. Các đoạn thánh thư đó sẽ trở thành một nguồn soi dẫn và hướng dẫn mạnh mẽ từ Đức Thánh Linh trong lúc cần thiết.

(Richard G. Scott, “Để Có Sự Bình An trong Nhà,” Liahona, tháng Năm năm 2013, trang 30)

In