Lớp Giáo Lý
Giăng 3:1–8


Giăng 3:1–8

“Các Ngươi Phải Được Tái Sinh”

Jesus and Nicodemus standing near a pool of water at night talking. Outtakes include the two sitting by the pool with their fingers near the water, Jesus standing and touching a branch of a tree while Nicodemus sits, and some of the shots taken from above.

Ni Cô Đem là người Pha Ri Si và là một “kẻ cai trị dân Giu Đa” (Giăng 3:1). Ban đêm, ông đến gặp Đấng Cứu Rỗi để hỏi những câu hỏi quan trọng về sự cứu rỗi. Bài học này có thể giúp em hiểu và cảm thấy tầm quan trọng của việc được tái sinh “nhờ nước và Thánh Linh” (Giăng 3:5) để bước vào vương quốc của Thượng Đế.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị thảo luận về những thay đổi mà họ hoặc những người khác mà họ biết đã thực hiện để trở nên giống Chúa Giê Su hơn.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Mong muốn thay đổi

Hãy suy ngẫm về những cách để bắt đầu bài học này mà có thể giúp học viên khám phá các phước lành cũng như thách thức của việc thay đổi để trở nên giống Đấng Cứu Rỗi hơn. Một cách để thực hiện điều này là mời học viên hoàn thành sinh hoạt sau, sinh hoạt này yêu cầu các em tưởng tượng một tình huống liên quan. Giúp học viên điền đủ thông tin chi tiết để tình huống trở nên thực tế và thu hút sự quan tâm của họ.

Hãy nghĩ về một tình huống, trong đó về một thiếu niên muốn thay đổi, đến gần hơn với Đấng Cứu Rỗi, và trải nghiệm nhiều bình an hơn nhưng không biết làm thế nào. Hãy suy ngẫm về những điều cụ thể mà người này có thể muốn thay đổi và về một số khó khăn mà họ có thể sẽ gặp phải khi thay đổi. Em cũng có thể muốn suy ngẫm về những kinh nghiệm em hoặc những người khác đã có khi thực hiện những thay đổi tích cực mà có thể mang lại cho thiếu niên này hy vọng rằng họ có thể thay đổi.

  • Em nghĩ tại sao Cha Thiên Thượng yêu cầu những ai muốn bước vào vương quốc của Ngài phải thay đổi?

Trong nhật ký ghi chép việc học tập, hãy viết ra một số cách em cảm thấy được thúc giục để thay đổi và trở nên giống Chúa Giê Su Ky Tô hơn.Trong suốt bài học này, hãy mời sự soi dẫn của Đức Thánh Linh khi em học cách tìm kiếm sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi trong việc thực hiện những thay đổi mà Ngài mong muốn ở em.

Chúa Giê Su dạy Ni Cô Đem về việc tái sinh

Một người tên là Ni Cô Đem đến gặp Chúa Giê Su trong đêm. Ni Cô Đem là người Pha Ri Si và là người cai trị dân Do Thái. Sau đó, ông đã bảo vệ Đấng Ky Tô trước những người Pha Ri Si (xin xem Giăng 7:50–53) và tham gia cùng những tín đồ giúp chôn cất Đấng Cứu Rỗi (xin xem Giăng 19:39–40). Ni Cô Đem đến gặp Đấng Cứu Rỗi vào đêm này và công nhận rằng Chúa Giê Su là “giáo sư từ Đức Chúa Trời đến” ( Giăng 3:2).

Đọc Giăng 3:1–5 , tìm kiếm những điều Đấng Cứu Rỗi đã dạy cho Ni Cô Đem mà ông cần phải làm để bước vào vương quốc của Thượng Đế.

  • Em nghĩ “được sinh lại” có nghĩa là gì? ( Giăng 3:3).

Nếu cần, hãy giúp học viên hiểu rằng được sinh lại có nghĩa là thay đổi và trở thành một con người mới. Có thể là hữu ích nếu học viên đọc Mô Si A 27:25 , tìm kiếm những điều Chúa đã dạy An Ma về sự tái sinh.

  • Em nghĩ tại sao chúng ta cần được sinh lại để nhìn thấy vương quốc của Thượng Đế?

  • Khi Ni Cô Đem không hiểu làm thế nào để được sinh lại, Đấng Cứu Rỗi đã dạy điều gì (như được ghi chép trong câu 5)?

Một trong những nguyên tắc chúng ta học hỏi được từ những lời giảng dạy của Đấng Cứu Rỗi cho Ni Cô Đem là chúng ta phải được sinh ra nhờ nước và bởi Thánh Linh để bước vào vương quốc của Thượng Đế.

Khi học viên thảo luận những câu hỏi sau đây, hãy chắc chắn rằng họ hiểu được chúng ta phải chịu phép báp têm và được xác nhận để được sinh lại nhờ nước và bởi Thánh Linh.

  • Em nghĩ việc sinh ra nhờ nước và Thánh Linh có nghĩa là gì?

  • Em nghĩ việc chịu phép báp têm và được xác nhận có thể giúp chúng ta được sinh lại và bước vào vương quốc của Thượng Đế trong những phương diện nào?

  • Đấng Cứu Rỗi đã dạy Ni Cô Đem điều gì mà em muốn người trong tình huống em tạo ra cần hiểu được?

Phép báp têm và lễ xác nhận là hai trong số những giáo lễ cần thiết về sự cứu rỗi và sự tôn cao mà mỗi người phải tiếp nhận để thừa hưởng thượng thiên giới. Những giáo lễ này là cánh cổng mà chúng ta bước vào để đi trên con đường giao ước dẫn đến cuộc sống vĩnh cửu (xin xem 2 Nê Phi 31:17–20). Khi chúng ta đi trên con đường này và tuân giữ các giao ước của mình, chúng ta trải qua sự thay đổi và sự tái sinh thuộc linh.Tiên Tri An Ma trong Sách Mặc Môn đã giải thích vai trò của Đấng Cứu Rỗi trong việc giúp chúng ta được sinh lại. Hãy đọc An Ma 7:14 , và tìm kiếm cách mà Đấng Cứu Rỗi có thể giúp chúng ta được sinh lại.

  • Vai trò của Đấng Cứu Rỗi trong việc giúp chúng ta được sinh lại là gì?

Từ 2 Nê Phi 31:17 , chúng ta cũng học được vai trò của Đức Thánh Linh trong việc giúp chúng ta được sinh lại: “Và tiếp đó là sự xá miễn các tội lỗi của các người bằng lửa và Đức Thánh Linh.”

  • Vai trò của Đức Thánh Linh trong việc giúp chúng ta được sinh lại là gì?

Cân nhắc sử dụng video sau đây hoặc một ví dụ khác về việc được sinh lại để giúp học viên biết việc tiếp nhận các giáo lễ của phép báp têm và lễ xác nhận có thể giúp chúng ta như thế nào để thay đổi và được sinh lại với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi.

Xem video “I Love Loud Boys” (10:48), trong đó Anh Cả Yoon Hwan Choi thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi kể về một nhóm thiếu niên đã thay đổi cuộc đời khi họ trở nên cải đạo theo Chúa. Hãy xem video từ mã thời gian 0:00 đến 4:34. (Video này có sẵn trên trang ChurchofJesusChrist.org.)

4:39
  • Điều gì đã gây ấn tượng cho em về những thay đổi mà người thiếu niên đã thực hiện?

Học viên có thể suy ngẫm về sự chuẩn bị của họ cho buổi học khi họ trả lời các câu hỏi sau.

  • Em hoặc người nào đó mà Em biết đã thực hiện một số thay đổi nào để trở nên giống như Chúa Giê Su hơn?

  • Các giáo lễ của phép báp têm và lễ xác nhận có vai trò gì trong những thay đổi này?

Nếu học viên gặp khó khăn để trả lời câu hỏi trước thì hãy giúp họ xem các giáo lễ này đã cho phép họ có được sự đồng hành liên tục của Đức Thánh Linh như thế nào. Cũng cân nhắc thảo luận về việc tham dự buổi lễ Tiệc Thánh giúp chúng ta tiếp tục thay đổi như thế nào khi giúp chúng ta nhớ đến Chúa Giê Su Ky Tô và các giao ước mà chúng ta đã lập tại lễ báp têm.

Đôi khi chúng ta tự hỏi chúng ta đang như thế nào trong sự tái sinh thuộc linh của riêng mình. Đấng Cứu Rỗi đã dạy trong Giăng 3:8 rằng chúng ta có thể nhìn thấy những tác động của gió nhưng không thấy gió đến từ đâu hay gió đi đâu. Tương tự như vậy, chúng ta không thể luôn luôn hiểu được việc tái sinh bắt đầu từ khi nào, cũng như những thay đổi bên trong chúng ta đang được thực hiện như thế nào. Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy tác động của việc này khi mong muốn và hành động của chúng ta thay đổi (xin xem Mô Si A 5:1–2).Hãy viết vào nhật ký ghi chép việc học tập về bằng chứng em thấy khi Đấng Cứu Rỗi đã giúp em thay đổi. Hãy chú ý đến bất kỳ sự thúc giục, suy nghĩ và ấn tượng nào mà em có thể nhận được từ Thánh Linh.

Giúp đỡ những người khác

Suy ngẫm về tình huống mà em đã tạo ra ở đầu bài học. Hãy suy ngẫm về những điều em đã học và cảm nhận được hôm nay. Viết một bức thư ngắn cho thiếu niên trong tình huống của em, giải thích cách mà Đấng Cứu Rỗi có thể giúp họ thay đổi. Những câu hỏi sau đây có thể giúp em khi thực hiện điều này:

  • Em nghĩ người này có thể làm gì để tìm kiếm sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi trong việc thay đổi? Em nghĩ tại sao những hành động đó sẽ giúp ích?

  • Làm thế nào các giáo lễ về phép báp têm, lễ xác nhận và việc dự phần các biểu tượng của lễ Tiệc Thánh có thể giúp người này thay đổi và được sinh lại?

  • Em đã học hỏi được gì về Chúa Giê Su Ky Tô khi em trải qua quá trình được sinh lại hay đã nhìn thấy quá trình này ở những người khác?

Mời học viên chia sẻ theo cặp hoặc nhóm nhỏ những điều họ đã viết cho thiếu niên trong tình huống. Cân nhắc việc làm chứng và chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân mà có thể hữu ích.

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Được sinh lại có nghĩa là gì?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ giải thích:

Elder David A. Bednar, Quorum of the Twelve Apostles official portrait. 2020.

Các tôi tớ có thẩm quyền của Chúa giảng dạy nhiều lần rằng một trong các mục đích chính của cuộc sống trần thế là phải được thay đổi phần thuộc linh và cải đổi qua Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô. …

Chúng ta được chỉ dạy “hãy đến cùng Đấng Ky Tô để được toàn thiện trong Ngài, và hãy chối bỏ [chúng ta] tất cả mọi sự không tin kính” ( Mô Rô Ni 10:32), để trở thành “[những] sinh linh mới” trong Đấng Ky Tô (xin xem 2 Cô Rinh Tô 5:17), cởi bỏ “con người thiên nhiên” ( Mô Si A 3:19), và trải qua “một sự thay đổi lớn lao trong chúng [ta], hay trong lòng chúng [ta], khiến chúng [ta] không còn ý muốn làm điều tà ác nữa, mà chỉ muốn luôn luôn làm điều thiện” ( Mô Si A 5:2). Xin hãy lưu ý rằng sự thay đổi được mô tả trong các câu này là lớn lao chứ không phải thứ yếu—một sự sinh lại phần thuộc linh và sự thay đổi cơ bản về điều chúng ta cảm thấy và mong muốn, điều mà chúng ta suy nghĩ và làm, và chúng ta là người như thế nào. Thực chất của phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô đòi hỏi một sự thay đổi cơ bản và thường xuyên trong bản tính của chúng ta mà có thể thực hiện được qua sự trông cậy của chúng ta vào ‘công lao, lòng thương xót, và ân điển của Đấng Mê Si Thánh” ( 2 Nê Phi 2:8). Khi chọn tuân theo Đức Thầy, chúng ta chọn để được thay đổi—để được Thượng Đế sinh ra trong phần thuộc linh.

(David A. Bednar, “Các Ngươi Phải Được Tái Sinh,” Liahona, tháng Năm 2007, trang 19–20)

Làm thế nào tôi có thể được sinh lại?

Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã có một bài nói chuyện với tiêu đề “Luôn Luôn Được Xá Miễn Các Tội Lỗi của Mình” (Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 59–62) chứa những hiểu biết sâu sắc để trả lời câu hỏi này.

Tại sao có thể khó nhận ra là tôi đã được sinh lại?

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã giảng dạy:

Portrait of Elder D. Todd Christofferson. Photographed in March 2020.

Các anh chị em có thể hỏi: Tại sao sự thay đổi mạnh mẽ này không xảy ra nhanh hơn với tôi? … Đối với đa số chúng ta, những thay đổi xảy ra dần dần và theo thời gian. Việc được sinh lại … là một tiến trình hơn là một sự kiện. Và việc tham gia vào tiến trình đó là mục đích chính yếu của cuộc sống trần thế.

Đồng thời, chúng ta chớ tự biện minh trong một nỗ lực bình thường. Chúng ta chớ bằng lòng với việc giữ lại một khuynh hướng nào đó để làm điều xấu. Chúng ta hãy xứng đáng khi dự phần Tiệc Thánh mỗi tuần và tiếp tục nhờ đến Đức Thánh Linh để loại bỏ hoàn toàn vết tích cuối cùng của sự không thanh sạch ở bên trong chúng ta. Tôi làm chứng rằng khi các anh chị em tiếp tục con đường của sự sinh lại phần thuộc linh, thì ân điển chuộc tội của Chúa Giê Su Ky Tô sẽ cất đi tội lỗi của các anh chị em và vết nhơ của các tội lỗi đó nơi các anh chị em, những cám dỗ sẽ mất sức thu hút của chúng, và nhờ vào Đấng Ky Tô, các anh chị em sẽ trở nên thánh thiện, như Ngài và Cha Ngài là thánh thiện.

(D. Todd Christofferson, “Được Sinh Lại,” Liahona, tháng Năm năm 2008, trang 78)

Đâu là sự khác biệt giữa việc “thấy được” và “được vào” vương quốc của Thượng Đế?

Tiên Tri Joseph Smith (1805–1844) đã dạy về những lời của Đấng Cứu Rỗi trong [ Giăng 3:3, 5 ], trong đó nói về việc “thấy được” và “được vào” vương quốc của Thượng Đế: “Việc thấy được vương quốc của Thượng Đế là một chuyện, và để bước vào đó là một chuyện khác. Chúng ta phải có một sự thay đổi trong lòng để nhìn thấy vương quốc của Thượng Đế, và hoàn toàn chấp thuận mọi giáo lễ và lệnh truyền cần thiết để được vào đó” (trong Journal, tháng Mười Hai năm 1842–tháng Sáu năm 1844; Sách số 3, ngày 15 tháng Bảy năm 1843–ngày 29 tháng Hai năm 1844, trang 130, josephsmithpapers.org]. Khi một người “thấy được” vương quốc của Thượng Đế, Đức Thánh Linh đã khiến người đó có một “sự thay đổi lớn lao trong lòng” (xin xem An Ma 5:14). Sau đó, người đó phải tham gia vào các giáo lễ của phúc âm để “được vào” vương quốc của Thượng Đế.

(“Giăng 2–4,” trong Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Học Viên [năm 2018], ChurchofJesusChrist.org)

Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

Con đường giao ước

Tiên Tri Nê Phi đã dạy rằng sự hối cải, phép báp têm và tiếp nhận ân tứ Đức Thánh Linh là “cổng mà [chúng ta] phải đi vào” ( 2 Nê Phi 31:17). Con đường mà Nê Phi đề cập đến trong những câu sau đây là con đường mà các vị lãnh đạo Giáo hội thường gọi là “con đường giao ước”.Hãy đọc 2 Nê Phi 31:19–20 , và thảo luận về việc đi trên con đường giao ước có thể giúp chúng ta như thế nào trong việc tiếp cận quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để giúp chúng ta thay đổi.