Lớp Giáo Lý
Lu Ca 5:1–11


Lu Ca 5:1–11

Đi Theo Chúa và Đạt Được Những Mục Đích Thiêng Liêng của Chúng Ta

Christ standing on a seashore. He is beckoning to two men who stand near Him. The two men are holding a fishing net over a small fire. Fishing boats and fishermen are visible in the background. The painting depicts Christ calling some of His Apostles or disciples.

Khi Si Môn Phi E Rơ, Anh Rê, Gia Cơ và Giăng bắt được “rất nhiều cá” một cách kỳ diệu sau khi Đấng Cứu Rỗi mời họ “thả lưới [của họ]” (Lu Ca 5:4, 6), họ đã thoáng nhận ra những điều họ có thể thực hiện với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi. Sau đó, những người đánh cá này đã chọn bỏ lại mọi thứ để đi theo Chúa Giê Su Ky Tô. Bài học này nhằm giúp em cảm nhận một ước muốn tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô để Ngài có thể giúp em thực hiện được nhiều hơn những gì em có thể làm mà không có Ngài.

Dạy học viên cách “áp dụng [thánh thư] cho [bản thân] họ” (1 Nê Phi 19:24). Việc tự mình áp dụng thánh thư có nghĩa là so sánh thánh thư với cuộc sống của chính chúng ta. Hãy khuyến khích học viên nên tự hỏi: “Những tình huống nào trong cuộc sống của tôi giống như các tình huống trong đoạn thánh thư này?” hoặc “Tôi giống những người chúng ta đang học trong thánh thư như thế nào?” Khi học viên thấy những điểm tương tự giữa kinh nghiệm của họ và những sự kiện mà họ học được trong thánh thư, thì họ sẽ có thể dễ nhận ra các giáo lý và các nguyên tắc hơn và áp dụng những giáo lý và nguyên tắc đó trong cuộc sống của họ.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên cầu nguyện để biết mục đích của Thượng Đế dành cho cuộc sống của họ. Các học viên có phước lành tộc trưởng có thể đọc nó để tìm kiếm những điều Thượng Đế đã mặc khải về mục đích cuộc sống của họ. Những học viên khác có thể được hưởng lợi từ việc trò chuyện với cha mẹ của họ hoặc tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc trong thánh thư.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Nguyên tắc trọng tâm trong bài học này tương tự như nguyên tắc được nhấn mạnh trong đại cương bài Ma Thi Ơ 4; Lu Ca 4–5 trong Hãy Đến Mà Theo Ta—Dành Cho Cá Nhân và Gia Đình: Kinh Tân Ước năm 2023. Cân nhắc xây dựng dựa trên những điều học viên có thể đã thảo luận ở nhà và mời học viên chia sẻ với gia đình những điều họ đã học được trong lớp giáo lý.Các ý tưởng khác cho bài học được gồm vào trong phần “Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung” của bài học.

Đạt được một mục đích lớn lao hơn

Hãy dành một phút để suy ngẫm về một số người đã đạt được những điều lớn lao vì Chúa giúp họ hiểu được mục đích của mình.

Cân nhắc trưng bày hình ảnh của các cá nhân mà học viên đề cập đến từ lịch sử Giáo Hội hoặc từ thánh thư. Cũng có thể trưng bày một số hình ảnh để nhắc nhở học viên về những cá nhân này. Học viên có thể nghĩ về những người như Rê Be Ca (xin xem Sáng Thế Ký 24:60), Ma Ri (xin xem Lu Ca 1:28–31), Si Môn Phi E Rơ (xin xem Ma Thi Ơ 4:18–19 ; Lu Ca 5:10), hoặc Joseph Smith (xin xem Joseph Smith—Lịch Sử 1:33).

  • Tại sao là điều quan trọng để một người nào đó hiểu được mục đích lớn lao nhất của họ?

  • Em nhận thấy sự khác biệt nào trong cuộc sống của những người hiểu được mục đích của Thượng Đế dành cho họ và những người không hiểu?

Bài học này sẽ tập trung vào cách Chúa Giê Su Ky Tô đã giúp Si Môn Phi E Rơ (còn được gọi là Phi E Rơ) khám phá ra rằng Ngài có mục đích lớn lao hơn cho ông. Khi em nghiên cứu, hãy tìm bằng chứng về nguyên tắc rằng khi chúng ta chọn đi theo Chúa Giê Su Ky Tô, Ngài có thể giúp chúng ta hiểu và đạt được mục đích lớn lao hơn cho cuộc sống của mình.

Cân nhắc viết nguyên tắc này lên trên bảng để giúp học viên ghi nhớ nguyên tắc này khi tìm kiếm bằng chứng về nguyên tắc này trong bài học.

Chúa Giê Su Ky Tô kêu gọi Si Môn Phi E Rơ đi theo Ngài

Sau khi Đấng Cứu Rỗi thực hiện một số phép lạ ở Giu Đe, bao gồm cả việc chữa lành cho mẹ vợ của Si Môn Phi E Rơ (xin xem Lu Ca 4:38–39), Ngài đi đến bờ Hồ Ghê Nê Xa Rết (một tên khác của Biển Ga Li Lê). Ngài lên thuyền đánh cá của Si Môn Phi E Rơ và ngồi xuống để dạy cho nhóm đông người trên bờ (xin xem Lu Ca 5:1–3). Khi Chúa Giê Su dạy xong, Ngài đưa ra lời mời gọi cho Si Môn Phi E Rơ.

Nếu học viên đọc những câu sau đây cùng cả lớp thì hãy cân nhắc mời họ dừng lại sau khi đọc một hoặc hai câu và giúp họ tưởng tượng mình là Si Môn Phi E Rơ. Mời họ bày tỏ điều họ học được.

Hãy đọc Lu Ca 5:4–11. Khi em đọc, hãy thử tưởng tượng mình là Si Môn Phi E Rơ, một người đánh cá có kinh nghiệm. Có thể hữu ích khi hiểu rằng từ mẻ cá có nghĩa là một khối lượng lớn cá (xin xem câu 4).

  • Một số chi tiết mà em cảm thấy quan trọng trong câu chuyện này là gì? Tại sao?

  • Em nghĩ Phi E Rơ có thể đang nghĩ gì hoặc cảm thấy gì?

Hãy dành một chút thời gian để tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào trong câu chuyện này của Chúa Giê Su Ky Tô giúp Phi E Rơ hiểu rằng Chúa có mục đích lớn lao hơn cho ông.

  • Phi E Rơ có thể học hỏi được gì về bản thân từ kinh nghiệm này với Đấng Cứu Rỗi?

  • Em nghĩ tại sao Chúa muốn mở rộng tầm nhìn của chúng ta về việc chúng ta là ai và chúng ta có thể làm gì?

Áp dụng kinh nghiệm của Si Môn Phi E Rơ cho kinh nghiệm của chúng ta

Chúng ta có thể tìm hiểu sâu hơn từ câu chuyện này bằng cách áp dụng kinh nghiệm của Si Môn Phi E Rơ vào những kinh nghiệm mà chúng ta có thể có. Kỹ năng học thánh thư này là những điều Nê Phi đã đề cập đến trong Sách Mặc Môn khi ông nói rằng ông “áp dụng tất cả các thánh thư cho [chính mình]” ( 1 Nê Phi 19:23). Việc áp dụng thánh thư cho hoàn cảnh cá nhân của chúng ta có thể giúp chúng ta “được thuyết phục … để tin nhiều hơn vào Chúa, Đấng Cứu Chuộc của [chúng ta]” và có thể “đem lại nhiều lợi ích cho sự học hỏi của chúng ta” ( 1 Nê Phi 19:23).Hãy dành một chút thời gian để so sánh kinh nghiệm của em với kinh nghiệm của Phi E Rơ bằng cách sau đây:Chia đôi một trang trong nhật ký ghi chép việc học tập để em có thể liệt kê chi tiết về kinh nghiệm của Phi E Rơ trên một mặt và ở mặt kia, em có thể xem xét tình huống của riêng mình. Nếu cần thì hãy xem thánh thư và bất kỳ công cụ thánh thư nào có sẵn (ví dụ, xin xem Sách Hướng Dẫn Thánh Thư “ Phi E Rơ ,” scriptures.ChurchofJesusChrist.org) để giúp em trả lời những câu hỏi sau đây.

Color Handouts Icon

Cung cấp cho học viên thông tin sau trên giấy phát tay hoặc trưng bày thông tin này trước lớp. Cân nhắc làm việc cùng nhau để trả lời các câu hỏi về Phi E Rơ. Sau đó, học viên có thể được mời để yên lặng suy ngẫm và viết về kinh nghiệm riêng của họ.

Áp Dụng Kinh Nghiệm của Si Môn Phi E Rơ vào Cuộc Sống của Chính Chúng Ta

Phi E Rơ mô tả về mình như thế nào trước khi gặp Chúa Giê Su Ky Tô?

Tôi mô tả về mình như thế nào?

Phi E Rơ sẵn sàng đi theo Chúa Giê Su Ky Tô và từ bỏ nghề đánh cá (xin xem Lu Ca 5:11). Em tưởng tượng cuộc sống của Phi E Rơ sẽ khác như thế nào nếu ông không chọn đi theo Đấng Cứu Rỗi?

Tôi có thể được yêu cầu từ bỏ điều gì để đi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

Cuộc sống của tôi có thể bị ảnh hưởng như thế nào nếu tôi chọn không noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

Phi E Rơ đã làm tròn những mục đích lớn lao hơn của Chúa dành cho ông như thế nào trong cuộc sống của ông?

Hãy suy ngẫm về thánh thư, kế hoạch cứu rỗi, các phước lành của chức tư tế và, nếu có thể, phước lành tộc trưởng của em.

Tôi biết được gì về tình yêu cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi dành cho tôi?

Tôi có những câu hỏi nào về mục đích của mình?

Handout on Likening Peter’s Experience
  • Việc áp dụng thánh thư cho bản thân đã giúp em tìm hiểu hoặc tin nhiều hơn vào Chúa Giê Su Ky Tô như thế nào?

  • Em đã tìm thấy bằng chứng nào cho thấy chúng ta có thể đạt được mục đích lớn lao hơn cho cuộc sống của mình khi chọn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Có khi nào em quan sát thấy một người nào đó được ảnh hưởng tích cực khi hiểu được mục đích của mình không?

  • Em sẽ làm gì vì những điều em đã cảm nhận hoặc học được hôm nay?

Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin về Quá Trình

Lu Ca 5:8. Tại sao Phi E Rơ tự gọi mình là “người có tội”?

Khi lần đầu tiên Phi E Rơ gặp Đấng Cứu Rỗi và thấy quyền năng kỳ diệu của Ngài, ông nhận ra bản thân là “người có tội” rất cần quyền năng cứu chuộc của Đấng Cứu Rỗi ( Lu Ca 5:8). Những lời của Phi E Rơ minh họa rằng khi chúng ta đến gần với Thượng Đế, chúng ta ý thức được tội lỗi và sự không xứng đáng của mình và mong muốn Ngài giúp đỡ để trở nên giống Ngài hơn.

(Sách Học Kinh Tân Ước dành cho Học Viên [năm 2018], ChurchofJesusChrist.org)

Chúa có thể làm gì cho chúng ta khi chúng ta đi theo Ngài?

Chủ Tịch Ezra Taft Benson (1899–1994) dạy:

Photograph of President Ezra Taft Benson. He is seated in a leather chair in front of a fireplace. His hands are clasped in front of him and he is wearing a large turquoise ring on one finger. Official portrait. 1986

[Những người] dâng hiến cuộc đời của mình lên Thượng Đế đều sẽ khám phá ra rằng Ngài có thể làm cho họ cải thiện chất lượng cuộc sống của hơn là họ có thể tự làm. Ngài sẽ làm sâu sắc thêm niềm vui của họ, mở mang tầm nhìn của họ, làm họ nhanh trí hơn, tăng cường cơ bắp, nâng cao tinh thần, nhân rộng các phước lành, gia tăng các cơ hội, an ủi tâm hồn, nâng đỡ bạn bè và trút xuống sự bình an. Những người phó mạng sống để phục vụ Thượng Đế sẽ tìm được cuộc sống vĩnh cửu.

(Ezra Taft Benson, “Jesus Christ—Gifts and Expectations”, Ensign, tháng Mười Hai năm 1988, trang 4)

Những Sinh Hoạt Học Tập Bổ Sung

&#160

&#160 Hãy mời học viên suy ngẫm về tầm quan trọng của việc hiểu họ là ai và họ có thể trở thành ai khi đi theo Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô. Học viên cũng có thể có lợi từ việc suy ngẫm về những trở ngại mà họ có thể gặp phải trong việc đạt được tiềm năng lớn lao nhất của mình. Yêu cầu học viên suy ngẫm về những hành động mà họ sẽ thực hiện để khắc phục những trở ngại này và noi theo Đấng Cứu Rỗi bằng đức tin.

5:8

Phi E Rơ bỏ lưới đánh cá để đi theo Đấng Cứu Rỗi

Mời học viên thảo luận về những tài sản quan trọng trong cuộc sống của họ. Sau đó, giúp học viên thảo luận về tầm quan trọng của việc chọn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô trước tất cả những điều khác.Đọc Ma Thi Ơ 4:18–22 và thảo luận về việc Phi E Rơ và những người đánh cá khác “liền [bỏ] lưới” ( câu 20) để đi theo Chúa Giê Su Ky Tô có ý nghĩa gì.Cân nhắc sử dụng lời phát biểu sau đây của Anh Cả Joseph B. Wirthlin (1917–2008) thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ để giúp học viên nhận thấy điều gì có thể ngăn cản chúng ta chấp nhận lời mời đi theo Chúa Giê Su Ky Tô:

Photograph of President Ezra Taft Benson. He is seated in a leather chair in front of a fireplace. His hands are clasped in front of him and he is wearing a large turquoise ring on one finger. Official portrait. 1986

Chúng ta có thể định nghĩa lưới là bất cứ vật gì mà cám dỗ hay ngăn cản chúng ta đi theo lời kêu gọi của Chúa Giê Su Ky Tô, Vị Nam Tử của Thượng Đế hằng sống.Lưới trong phạm vi này có thể là công việc, thú tiêu khiển, thú vui của chúng ta, và trên hết mọi điều khác, những cám dỗ và tội lỗi của chúng ta. Nói tóm lại, lưới có thể là bất cứ điều gì mà lôi kéo chúng ta ra khỏi mối quan hệ của chúng ta với Cha Thiên Thượng hay ra khỏi Giáo Hội đã được phục hồi của Ngài.Tôi xin đưa ra một ví dụ hiện đại. Một máy vi tính có thể là một dụng cụ hữu ích và rất cần thiết. Nhưng nếu chúng ta để cho nó chiếm hết thời giờ của chúng ta với những sinh hoạt vô bổ, vô ích và đôi khi tiêu cực, thì nó trở thành một cái lưới vướng mắc.

(Joseph B. Wirthlin, “Follow Me,” Ensign, tháng Năm năm 2002, trang 15)

Hãy giúp học viên nhận ra các phước lành của việc đi theo Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách mời họ suy ngẫm và thảo luận về những câu hỏi như sau:

  • Chúng ta học được gì về Đấng Cứu Rỗi từ lời mời gọi hãy theo Ngài?

  • Em đã được ban phước như thế nào khi chọn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô?

Chúng ta được ban phước khi chúng ta tuân theo lệnh truyền của Chúa, ngay cả khi không hiểu trọn vẹn lý do của Ngài

Mời học viên thảo luận về những khó khăn khi làm theo những hướng dẫn mà không hiểu trọn vẹn lý do của những hướng dẫn đó. Sau đó, có thể mời học viên đọc Lu Ca 5:1–11 , tìm kiếm những điều Chúa đã yêu cầu Phi E Rơ làm và cách ông trả lời.Học viên có thể nhận ra và thảo luận về nguyên tắc sau: Nếu chúng ta làm theo những điều Chúa yêu cầu ngay cả khi chúng ta không hiểu lý do cho các lệnh truyền của Ngài thì Ngài có thể ban phước cho chúng ta nhiều hơn những điều chúng ta mong đợi.Cân nhắc mời học viên thảo luận về những khi họ thấy nguyên tắc này được thể hiện trong cuộc sống của họ hoặc trong cuộc sống của những người khác.Có thể tìm thấy các ví dụ khác về sự tuân theo Chúa mà không hiểu lý do các lệnh truyền của Ngài trong lời đáp của Nê Phi đối với lệnh truyền làm hai bộ bảng khắc (xin xem 1 Nê Phi 9:5–6) và việc Mặc Môn đưa những bảng khắc này vào trong Sách Mặc Môn (xin xem Những Lời của Mặc Môn 1:6–7).