Sự Thu Hút Đồng Tính
Làm thế nào tôi phục sự “một cá nhân” trong trường hợp của các tín hữu LGBTQ (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới, đa dạng tính dục)?


“Làm thế nào tôi phục sự “một cá nhân” trong trường hợp của các tín hữu LGBTQ (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới, đa dạng tính dục)?” Sức Thu Hút Đồng Tính: Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội (Năm 2020)

“Làm thế nào tôi phục sự “một cá nhân” trong trường hợp của các tín hữu LGBTQ (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới, đa dạng tính dục)?” Sức Thu Hút Đồng Tính: Các Vị Lãnh Đạo Giáo Hội

Làm thế nào tôi phục sự “một cá nhân” trong trường hợp của các tín hữu LGBTQ (đồng tính nữ, đồng tính nam, lưỡng tính, chuyển giới, đa dạng tính dục)?

Nâng Đỡ và Củng Cố

“Khi tập trung vào một cá nhân, anh chị em có thể thực sự nâng đỡ và củng cố. Tôi đã có cơ hội đến thăm các khu vực khác nhau trên thế giới. Và chúng tôi đã tham dự nhà thờ ở nhiều tiểu giáo khu và chi nhánh khác nhau. Và cho đến khi anh chị em thấy những người khác không giống như mình, theo nhiều cách khác nhau, tôi nghĩ sẽ dễ dàng để tập trung vào một nhóm người rất giới hạn và cảm thấy đó là cách duy nhất để sống theo. Tôi nghĩ rằng khi chúng ta ý thức hơn về những người khác, khi chúng ta nghĩ đến người khác, thì điều đó giúp chúng ta nhận biết rằng chúng ta đều cùng chung một gia đình, gia đình của Cha Thiên Thượng. …

“Một người nào đó có thể nói: ‘Chà, tôi không cần tới người khác.’ Nhưng có lẽ họ cần tới anh chị em. Khi chọn quan tâm đến người khác thì anh chị em đang ban phước cho cuộc sống của người khác.

“Tôi nghĩ một trong những điều chúng ta có thể làm là tập trung vào cá nhân đó. Anh chị em có thể tìm ra một người có vẻ như họ muốn được hỏi han hoặc họ cần ai đó lắng nghe họ nói không? Anh chị em có thể tìm kiếm một người ngồi bên ngoài, ngồi ngoài rìa không? Điều đó mang lại cho tôi một mục đích. Điều đó mang lại cho chúng ta một mục đích, khi chúng ta cảm thấy không thật thoải mái với các nhóm đông người nhưng chúng ta chỉ tập trung vào một cá nhân.

“Một trong những cách tốt nhất để tạo thành một mối quan hệ tốt là không có giả định hoặc thành kiến, giữ một tâm trí cởi mở, một tấm lòng mở rộng. Đôi khi chúng ta hay phân loại những người khác hoặc chúng ta cho rằng họ đang sống theo một cách nào đó vì một tình huống nào đó trong cuộc sống của họ hoặc gia đình của họ. Và điều đó luôn đáng ngạc nhiên; nếu giữ cho tâm trí và tâm hồn mình rộng mở thì anh chị em sẽ thấy rất nhiều điều tuyệt vời về những người mà anh chị em có thể không bao giờ ngờ tới. Khi anh chị em đã có kinh nghiệm, khi anh chị em đã thấy, khi anh chị em đã mở lòng với người khác, thì anh chị em thấy rằng tất cả chúng ta đều thuộc về nhau” (Jean B. Bingham, “Focus on the One,” ChurchofJesusChrist.org).

Nuôi Dưỡng Mối Quan Hệ với Đấng Ky Tô

“Điều quan trọng đối với mỗi cá nhân là có mối quan hệ với Đấng Ky Tô, vì sự cứu rỗi là một kinh nghiệm cá nhân, riêng tư.

“Chúng ta không được cứu chung nhóm. Bản thân chúng ta được cứu, từng người một. Đây là một mối quan hệ rất riêng với Đấng Ky Tô. Đấng Cứu Rỗi hiểu rõ chúng ta vì Ngài không phải là một sự trừu tượng. Vì Ngài là Vị Nam Tử hằng sống, thật sự của Thượng Đế. Vị Nam Tử hằng sống của Thượng Đế hằng sống. Những người nghĩ rằng họ đã phạm tội quá nhiều hoặc đã đi quá xa hoặc đã bỏ đi quá lâu và bằng cách nào đó không thể quay trở lại với Giáo Hội nữa thì tôi tuyên bố là không ai có thể phạm tội vượt quá khả năng cứu rỗi của Đấng Ky Tô. Điều đó là không thể được.

“Tôi nghĩ … việc đến tham dự Tiệc Thánh, bữa ăn tối của Chúa, hằng tuần là cách đáng kể nhất mà chúng ta có thể cho thấy rằng mình muốn được giống như Ngài và rằng thật sự, sẽ có một món quà và sức mạnh tương hỗ đến từ đó. Khi chúng ta đến tham gia và nhất trí với Đấng Cứu Rỗi trong hành động đó, thì sự nhất trí và sự gắn bó đó quay trở lại với chúng ta, và chúng ta rời khỏi giáo đoàn đó, chúng ta rời buổi họp đó, với một sức mạnh và quyền năng cùng sự hiểu biết từ Ngài mà chúng ta đã không có trước đó. Một phần của việc đó là vì chúng ta hiểu Ngài rõ hơn. Nhưng rõ ràng việc đó tượng trưng cho sự thật là Ngài hiểu chúng ta. Kinh nghiệm cá nhân của tôi, cũng như sự kêu gọi làm sứ đồ của tôi, là đích thân tuyên bố rằng quả thật Đấng Ky Tô biết rõ chúng ta. Ngài đã đi trên con đường chông gai, khó khăn, thử thách của cuộc đời chúng ta. Tôi không biết bằng cách nào mà Ngài đã làm được điều đó. Tôi không biết. Ngài đã không ly dị. Vì vậy, anh chị em có thể nói: “Làm sao Ngài biết về tôi, bởi vì tôi đã ly dị?’ Tôi không biết bằng cách nào mà Ngài làm được điều đó. Nhưng nếu có ai đó đã ly dị thì Ngài hiểu.

“Nói ra điều này thì nghe có vẻ ngượng ngùng, nhưng theo một nghĩa nào đó, Thượng Đế đã yêu thương tôi, gần như nhiều bằng tình yêu Ngài dành cho Con Độc Sinh của Ngài. Ít nhất là tôi có thể nói điều này: Ngài đã ban Con Độc Sinh của Ngài cho tôi. Và điều đó nói lên điều gì đó về giá trị của tôi trong mắt Ngài và giá trị của tôi trong mắt Đấng Cứu Rỗi và sự sẵn lòng của Ngài để đi đến Ghết Sê Ma Nê và đồi Sọ vì tôi. Tôi sẽ không bao giờ phải làm điều đó. Tôi không phải đổ máu. Và tôi không cần phải chết vì tội lỗi của người khác. Và tôi không cần phải bị cô đơn đến mức như vậy. Nhưng tôi hiểu điều Đấng Ky Tô đã làm cho chúng ta. Và tôi yêu thích điều đó. Và tôi biết ơn điều đó. Và điều đó có nghĩa là Ngài hiểu tôi, Ngài yêu thương tôi và Ngài đến giúp đỡ tôi. Vì vậy, tôi không thể giải thích điều đó diễn ra bằng cách nào. Tôi chỉ biết rằng nó đã diễn ra như vậy” (Jeffrey R. Holland, “The Savior Understands Me,” ChurchofJesusChrist.org).

In