Các Chương Trình Phát Sóng Thường Niên
Hội Đồng Thảo Luận


Hội Đồng Thảo Luận

Buổi Phát Sóng Chương Trình Huấn Luyện Thường Niên dành cho Lớp Giáo Lý & Viện Giáo Lý Năm 2022 với Chủ Tịch Ballard

Thứ Sáu, ngày 21 tháng Một năm 2022

Chị Becky Scott: Chào mừng các anh chị em đến tham dự buổi họp toàn thể dành cho lớp giáo lý và viện giáo lý. Như các anh chị em có thể thấy, hôm nay, tất cả chúng ta đều giữ khoảng cách xã hội, vì vậy chúng ta sẽ tháo khẩu trang của mình. Thật là tuyệt vời để được gặp tất cả mọi người ngày hôm nay, và chúng tôi biết ơn sự tham gia của mọi người. Tôi muốn nói rằng qua công nghệ, ngày hôm nay chúng ta họp với những người tham dự từ mọi khu vực trong Lớp Giáo Lý & Viện Giáo Lý trên toàn cầu. Xin chào mừng tất cả các anh chị em, và cảm ơn các anh chị em đã tham gia cùng với chúng tôi ngày hôm nay. Adam, anh có thể cho chúng tôi biết thêm một chút chi tiết hơn về cuộc thảo luận của chúng ta ngày hôm nay không?

Anh Adam Smith: Tôi rất hân hạnh. Trước hết, tôi xin nói rằng chúng tôi biết ơn vô cùng khi được hiện diện với mỗi người trong số các anh chị em ngày hôm nay. Chúng tôi yêu mến và biết ơn từng giảng viên, điều phối viên, phụ tá hành chính, người truyền giáo, và quản trị viên của lớp giáo lý và viện giáo lý trên khắp thế giới. Các anh chị em làm rất nhiều điều tốt và ban phước cho rất nhiều người. Xin cảm ơn. Chúng tôi biết rằng trong tấm lòng của mỗi anh chị em đều cháy bỏng một tình yêu thương dành cho mục tiêu của lớp giáo lý và viện giáo lý—rằng các anh chị em muốn giúp mỗi thanh thiếu niên và những người thành niên trẻ tuổi hiểu và trông cậy vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô, để tiến đến việc biết rõ về Hai Ngài và yêu thương Hai Ngài nhiều hơn, và noi theo Hai Ngài một cách chặt chẽ hơn. Các anh chị em yêu thích mục tiêu này vì các anh chị em yêu thương học viên của mình và nhất là vì các anh chị em yêu mến Đấng Cứu Rỗi của mình. Trong rất nhiều năm, Lớp Giáo Lý & Viện Giáo Lý đã thành công trong việc giúp mỗi học viên tiến đến việc biết Chúa Giê Su Ky Tô rõ hơn. Nhưng chúng ta nhận ra trong thế giới của chúng ta ngày nay, một nhu cầu cấp bách là phải quy tụ thêm nhiều giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi đến với Chúa Giê Su Ky Tô, và chúng ta muốn làm như vậy bằng cách tạo ra những kinh nghiệm học hỏi về sự cải đạo, sự liên quan, và thuộc vào. Chúng ta biết rằng những kinh nghiệm học tập này sẽ xảy ra khi chúng ta tập trung vào nhu cầu của học viên của mình vì trong mỗi kinh nghiệm học tập, chúng ta tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô, phúc âm phục hồi của Ngài, và sứ mệnh chuộc tội của Ngài—và khi chúng ta tập trung việc giảng dạy của mình vào thánh thư thiêng liêng và lời của các vị tiên tri tại thế khi giảng dạy giáo lý của Đấng Ky Tô. Chúng ta biết rằng khi làm những điều này, chúng ta sẽ mời Đức Thánh Linh thực hiện vai trò mà chỉ có Ngài mới có thể thực hiện được: để giúp những người trẻ tuổi này trở nên được cải đạo theo Chúa, đứng vững trên con đường giao ước của Ngài, phân biệt lẽ thật với điều sai lầm, và được quy tụ một cách an toàn trong vòng tay của Đấng Cứu Rỗi của họ là Chúa Giê Su Ky Tô và trở về với Cha Thiên Thượng.

Mục đích của các nguồn tài liệu mà chúng tôi sẽ giới thiệu với các anh chị em ngày hôm nay là nhằm xác định ý nghĩa của việc giúp học viên cảm nhận được sự cải đạo, sự liên quan, và thuộc vào—để mô tả theo một cách dựa trên nguyên tắc một số kỹ năng và lối thực hành mà một giảng viên có thể kết hợp để giúp học viên. Chúng tôi cũng đã tạo ra một số nguồn tài liệu huấn luyện với những mẫu mực và lời mời để thực hành và kết hợp. Và chúng ta cũng muốn làm tốt hơn trong việc đo lường ảnh hưởng của mình đối với cuộc sống của học viên, để chúng ta có thể thấy được mình đang làm điều gì thật sự tốt, để chúng ta có thể tiếp tục xây đắp dựa trên điều đó, và cũng nhận ra các cơ hội để đáp ứng nhu cầu của học viên thậm chí còn tốt hơn nữa. Chúng tôi hy vọng rằng vào cuối buổi họp của chúng ta ngày hôm nay, các anh chị em sẽ hiểu những nguồn tài liệu này, cảm thấy phấn khởi và hy vọng tươi sáng để tiếp tục kết hợp các tài liệu đó và áp dụng chúng một lần nữa với mục tiêu đặc biệt của chúng ta: để giúp mỗi học viên tiến đến việc biết Chúa Giê Su Ky Tô. Vì vậy, đó là lý do tại sao chúng ta có mặt ở đây ngày hôm nay. Cảm ơn Chị Scott.

Chị Becky Scott: Cảm ơn anh. Chúng tôi biết ơn tất cả các anh chị em đã có mặt ở đây ngày hôm nay. Chúng ta hãy bắt đầu với câu hỏi đầu tiên của mình. Chị Jessica Brandon, từ Giáo Vùng Tây Bắc Mỹ của chúng ta, có một câu hỏi cho chúng ta ngày hôm nay. Xin mời Chị Brandon.

Chị Jessica Brandon: Xin cảm ơn chị. Trong khi xem lại các tài liệu huấn luyện này, câu hỏi của tôi là: Có một trình tự cụ thể nào về cách chúng ta nên tập trung vào những kỹ năng và vào các chủ đề chính này không? Chúng có theo trình tự nào không?

Chị Lori Newbold: Cảm ơn chị Jessica rất nhiều về câu hỏi đó. Tôi nghĩ câu trả lời ngắn gọn là không. Nhưng trong tinh thần suy nghĩ về cách có thể quyết định trình tự nào cần phải theo, tôi muốn nói rằng điều đầu tiên—và tôi nghĩ rằng điều đó luôn là điều đầu tiên—là anh chị em bắt đầu với đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi, là Chúa Giê Su Ky Tô, để biết rằng Ngài có thể giúp anh chị em thực hiện bất cứ nguyên tắc hoặc lối thực hành nào mà cuối cùng các anh chị em chọn. Và các anh chị em sẽ chọn rằng qua các công cụ đánh giá mà chúng tôi đã đưa ra sẽ là một nơi tuyệt vời để giúp các anh chị em nhận ra kinh nghiệm nào mà học viên của các anh chị em đang có.

Chị Brandon: Thật tuyệt. Xin cảm ơn.

Anh Chad Wilkinson: Có một điều mà tôi muốn nói thêm. Cảm ơn chị Brandon rất nhiều. Đừng làm quá phức tạp, đừng phân tích quá mức. Đây là những công cụ để phụ giúp, đây là những kỹ năng để trợ giúp anh chị em. Trong tâm trí tôi—một ý nghĩ về câu hỏi của anh chị em—trong An Ma 48, chúng ta có một câu thánh thư mà tất cả các anh chị em đều quen thuộc. Câu 17 có ghi rằng—tiên tri Mặc Môn đang nói đôi điều về việc gì đó. Ông nói: “Phải, quả thật, quả thật, tôi nói cho các người hay, nếu tất cả mọi người đã sống và đang sống, và sẽ sống giống như Mô Rô Ni, này, quyền năng của ngục giới sẽ bị lung lay mãi mãi; phải, quỷ dữ sẽ chẳng có quyền năng gì đối với trái tim con cái loài người.”

Giờ đây, điều gì đã xảy ra mà khiến cho tiên tri Mặc Môn phải nói đôi lời về việc này? Và tôi nghĩ rằng một trong số nhiều nguyên tắc mà chúng ta có thể nói đến là ông đã dành thời gian làm cho các thành phố yếu kém trở nên vững mạnh. Vậy ông tập trung vào những nơi yếu kém, và làm cho nơi đó thành nơi vững mạnh. Vì vậy, qua sự tự đánh giá của mình, qua sự quan sát của những người giám sát hoặc những người mà anh chị em đã nhờ giúp đỡ—các bạn bè cũng như những bài khảo sát dành cho học viên của mình—anh chị em có thể bắt đầu xác định đâu là điểm yếu kém và có thể bắt đầu ở điểm đó.

Chị Brandon: Có một ý kiến—tôi muốn thêm vào điều mà Chị Newbold đã nói. Tôi nghĩ rằng sự thay đổi này có thể rất đáng ngại, và tôi nghĩ thật là đáng sợ để đưa những bài đánh giá cho một đám giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi và tự hỏi mình sẽ nhận lại điều gì. Và tôi nghĩ rằng một trong những điều thực sự giúp tôi trong những năm qua là nhận ra rằng mỗi người trong số giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi này là một trong số các con cái quý báu của Cha Thiên Thượng. Và nếu chúng ta tập trung vào điều đó thay vì nỗi sợ hãi và con người thiên nhiên thì “việc tôi sẽ được nhìn nhận như thế nào?” và tập trung vào sự thật rằng Cha Thiên Thượng yêu thương mỗi người họ rất nhiều, và đó là một phần của chức vụ kêu gọi hoặc công việc của chúng ta, để giúp họ tự tiến đến việc biết Đấng Cứu Rỗi của họ, tôi thấy việc đó rất hữu ích. Và tôi chỉ muốn nói rằng tôi vô cùng biết ơn về sự tập trung vào việc xây đắp mối quan hệ cá nhân của chúng ta với học viên của mình, để chúng ta có thể giúp họ đạt được mục tiêu đó.

Anh Smith: Cảm ơn chị Jessica. Tôi nghĩ trong tất cả các nguồn tài liệu này, chúng ta đã thực sự cố gắng tập trung, đơn giản hóa, đoàn kết và xây dựng dựa trên tất cả những điều chúng ta đã học được qua nhiều năm. Và tôi nghĩ rằng trong các nguồn tài liệu này, anh chị em sẽ thấy được các yếu tố cơ bản của việc Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm. Anh chị em sẽ thấy các yếu tố của “Deep Learning” (Học Hỏi Sâu Sắc). Các anh chị em sẽ thấy ảnh hưởng từ những người dẫn dắt chúng ta về việc tập trung vào Đấng Cứu Rỗi, lắng nghe, quan sát, phân biệt, làm cháy lên nhiệt huyết trong lòng học viên của chúng ta. Và chúng tôi đã thực sự cố gắng đơn giản hóa điều đó, và tập trung vào điều đó. Vì vậy, mặc dù các nguồn tài liệu này được chia thành nhiều tài liệu khác nhau, nhưng chúng tôi hy vọng rằng các anh chị em xem chúng như là một. Và một điều là công việc của chúng ta là giúp một học viên tiến đến việc biết Đấng Cứu Rỗi rõ hơn. Chúng ta không thể làm điều đó nếu không có sự giúp đỡ của Đức Thánh Linh.

Cách tốt nhất để mời gọi Đức Thánh Linh là yêu thương học viên của chúng ta, tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô, và trông cậy vào hiệu năng của lời Thượng Đế. Và chúng ta biết rằng Cha Thiên Thượng đang lo lắng và mong muốn giúp đỡ chúng ta, khi chúng ta cố gắng giúp Ngài, để giúp đỡ họ. Và chúng ta biết rằng khi chúng ta tìm kiếm Cha Thiên Thượng trong lời cầu nguyện qua sự tự đánh giá, khi chúng ta hỏi học viên của mình về điều mà họ cần qua sự đánh giá đó, và khi chúng ta nhờ một người giám sát hoặc một người bạn đến và cho chúng ta thêm một số thông tin, thì tất cả những điều đó là nhằm mời gọi sự mặc khải, để chúng ta có thể giúp một người trẻ tuổi tiến đến việc biết Chúa Giê Su Ky Tô.

Chị Scott: Chị Sara Bradley, đang ở cùng với chúng ta ngày hôm nay từ Giáo Vùng Utah Salt Lake, chị có thể chia sẻ kinh nghiệm của mình với chúng tôi không?

Chị Sara Bradley: Vâng, tôi rất hân hạnh. Sau khi trực tiếp sử dụng các nguồn tài liệu này, tôi thực sự ấn tượng với cách trình bày đơn giản của nguồn tài liệu này, và cách chúng được thực hiện một cách kỹ lưỡng ra sao. Tiến trình này đối với tôi thật sự rất đơn giản. Tôi chỉ mới bắt đầu với các công cụ đánh giá. Tôi đã sử dụng phương pháp tự đánh giá và bài đánh giá của học viên, và những người giám sát của tôi đã giúp đỡ tôi. Và chúng tôi đánh giá xem tôi đang ở mức độ nào. Và sau đó, tôi cùng với người giám sát của mình xác định điều mà tôi muốn tập trung dựa trên bài đánh giá của mình và trên bài đánh giá của học viên về mức độ mà tôi đang có. Và rồi tôi tiếp tục phát triển. Tôi đã xem Sách Hướng Dẫn Học Tập Giảng Dạy Phúc Âm mới. Tôi đã vào xem nguồn tài liệu “Phát Triển Các Kỹ Năng Dành Cho Giảng Viên”. Và việc này đã đưa tôi đến điều tôi muốn tập trung vào. Tôi đọc và nghiên cứu những điều đó, và rồi tôi quay trở lại lớp học của mình, và tôi thực sự đã cố gắng triển khai thực hành theo nhiều cách, như vậy đó? Và hy vọng rằng tôi thật sự gia tăng khả năng của học viên của mình để có được kinh nghiệm về sự cải đạo, sự liên quan, và thuộc vào đó. Và rồi điều tuyệt vời là tôi quay trở lại và sử dụng bài đánh giá một lần nữa để đánh giá sự tiến triển của mình, để xem có điều gì đã thay đổi không. Và vì thế anh chị em thực sự chỉ cần bắt đầu một lần nữa, sử dụng công cụ đánh giá đó để biết phải tập trung vào điều gì tiếp theo. Và rồi quay trở lại các nguồn tài liệu để giúp anh chị em tiếp tục cải thiện và tiến triển.

Anh Gary Lowell: Các anh chị em sẽ đề nghị điều gì với một người còn do dự trong việc sử dụng các công cụ này, nhất là khi việc nhận ra và thay đổi những điểm yếu kém có thể là một điều khó khăn đối với chúng ta? Và với điều đó, sẽ có một trách nhiệm chuyên môn hoặc hành chính trong việc thường xuyên thực hiện các cuộc khảo sát này không?

Chị Newbold: Tôi có thể nói một điều gì đó về vấn đề đó không? Và tôi muốn nói điều này một cách tế nhị, nhưng kinh nghiệm của tôi cũng là đôi khi chúng ta cảm thấy rất sợ hãi khi chúng ta mắc lỗi mà lại có một người nào đó trong lớp học của mình. Vì vậy, đôi khi chính kinh nghiệm của con người thiên nhiên này khiến chúng ta sợ hãi khi bị một người nào đó chỉ trích. Vì tôi đang dâng hết tấm lòng và tâm hồn mình cho các thiếu niên và thiếu nữ này, là những người mà tôi yêu thương rất nhiều. Vậy nên thật khó để bước đến và nói: “Lori, hãy cải thiện tấm lòng của mình.”

Và tôi không nghĩ đó thường là điều chúng ta muốn nói về việc đo lường. Tôi nghĩ điều chúng ta đang thực sự muốn nói là chúng ta hãy tiếp tục cố gắng tạo ra một nền văn hóa về đức tin nơi Đấng Cứu Rỗi, là Chúa Giê Su Ky Tô, rằng chúng ta có thể thay đổi và rằng chúng ta có thể phát triển. Và đó là điều mà tôi sẽ nói với một người nào đó. Những công cụ này là về sự tăng trưởng. Sự tăng trưởng xảy ra qua sự hối cải. Sự hối cải là thay đổi. Và điều đó chỉ có thể thực hiện được nhờ vào Đấng Cứu Rỗi. Và như vậy, tôi nghĩ rằng đó là—nếu chúng ta có thể nhìn thấy, thì anh chị em biết đấy—cái ngày mà tôi thấy là mỗi giảng viên nói với một người nào đó rằng: “Các anh chị em có thể đến quan sát tôi được không? Các học viên này xứng đáng để nhận được những điều tốt nhất mà tôi cống hiến, và tôi biết mình sẽ không tiếp cận được một số người trong số họ. Các anh chị em có thể đến giúp tôi được không?”

Anh Bert Whimpey: Tôi có thể cũng đề cập về vấn đề này không? Bởi vì trong bối cảnh này—nhờ vào các giảng viên tuyệt vời trong giáo khu của chúng ta, những người đang giảng dạy phần lớn giới trẻ tuyệt vời này—những công cụ đánh giá này là một nguồn tài liệu. Và đối với các giảng viên chuyên nghiệp toàn thời gian của chúng ta, điều đó được kỳ vọng. Và chúng ta sẽ học cách sử dụng chúng tốt hơn, và chúng ta sẽ cố gắng thiết lập nền văn hóa đó. Đối với các giảng viên được giáo khu kêu gọi của chúng ta, đó là một nguồn tài liệu mà anh chị em có thể sử dụng tùy theo nhu cầu và ước muốn của mình. Bất cứ điều gì mà anh chị em nghĩ có thể giúp đỡ anh chị em.

Anh Wilkinson: Gary à, đó là một câu hỏi tuyệt vời, và chúng tôi biết ơn tất cả những điều anh đang làm trong sự chỉ định của mình. Xin cảm ơn. Và anh đang đặt ra câu hỏi mà mọi người đều muốn hỏi. Một phần của việc đo lường—trong thánh thư, có rất nhiều câu hỏi đầy soi dẫn, nhưng có ba câu hỏi thực sự đã ban phước cho tôi một cách đáng kể. Và anh chị em sẽ thấy yếu tố của sự đo lường này. Người trai trẻ giàu có: “Tôi còn thiếu điều gì không?” 1 Câu hỏi đó, sự đo lường đó, đã mang đến sự mặc khải từ Đấng Cứu Rỗi. Bây giờ, anh ấy đã có sự lựa chọn của mình để làm theo hoặc không làm theo điều đó. Phao Lô, hay Sau Lơ, trên đường đi đến thành Đa Mách: “Lạy Chúa, [hãy nói] tôi biết mọi điều phải làm?” 2 Một lần nữa, đó là một phép đo lường. Và rồi người thứ ba là Joseph Smith trước lần viếng thăm đầu tiên của Mô Rô Ni, ông đã kêu cầu—ông đã tìm kiếm sự tha thứ cho các tội lỗi của mình. Nhưng câu hỏi cũng là: “Vị thế của tôi trước mặt Chúa là gì?” 3 Tôi nghĩ rằng những loại câu hỏi tự vấn mà chúng ta đang đo lường đó—không phải về việc một người nào đó đánh giá tôi như thế nào mà nó là “Để cho phép tôi đến với Cha Thiên Thượng và Đấng Cứu Rỗi, và để Hai Ngài nói cho tôi biết là tôi đang ở đâu.” Và khi chúng ta sẵn lòng tiếp nhận điều đó, tôi nghĩ rằng sự mặc khải tuôn trào và chúng ta trở nên tốt hơn nhiều so với việc chúng ta tự làm.

Anh Jack Menez: Tôi biết ơn, khi được nghe từ một vài ý kiến, ý tưởng xây đắp một văn hóa cải thiện, và trông cậy vào Đấng Cứu Rỗi và thậm chí một số lo lắng rằng đôi khi chúng ta trở nên quá sức chịu đựng với tư cách là giảng viên. Điều đó—hiện đang nằm trong sự chỉ định của tôi, là giúp các giảng viên khác cải thiện. Và vì thế một trong những điều mà tôi đã tiến đến việc biết ơn là quyền năng của Đấng Cứu Rỗi để giúp chúng ta giúp đỡ các giảng viên khác và những người xung quanh chúng ta, các đồng nghiệp của chúng ta. Cuối cùng điều đó giúp học viên của chúng ta. Khi giảng viên của chúng ta trông cậy vào Chúa Giê Su Ky Tô, họ có thể làm chứng thêm về ân điển của Ngài.

Và thế nên, như đã được đề cập đến người trai trẻ giàu có. Tôi yêu mến tấm gương của Đấng Cứu Rỗi, mà Ngài phán: “Đây là một số điều ngươi nên làm, và ngươi đã làm những điều đó rồi. Thật là tuyệt vời,” và sau đó đưa ra thêm một điều nữa mà người trai trẻ ấy có thể làm. Vì vậy, đôi khi một trong những điều mà chúng ta có thể làm, tôi nghĩ, với tư cách là quản trị viên để nói rằng: “Được lắm. Tôi nghĩ các anh chị em đang làm hài lòng Chúa. Tôi nghĩ Chúa sẽ hài lòng với tất cả những điều tốt lành mà anh chị em đang làm, và chúng ta có thể cùng hợp với nhau trong đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô để làm thêm một việc đó nữa không?” Và điều đó đôi khi có thể hữu ích—khi chúng ta phát triển văn hóa cải thiện mới đó, thì điều đó có thể giúp tránh bất cứ cảm giác không thích đáng hoặc cảm giác như chúng ta không làm đủ, hoặc chúng ta sẽ không bao giờ đủ tốt. Nhưng thay vì thế chúng ta có thể kết hợp ân điển của Chúa Giê Su Ky Tô vào những nỗ lực đó theo cách mà sẽ tạo ra một điều gì đó hiệu quả hơn nhiều. Và rồi điều đó sẽ tuôn tràn vào lớp học, và chúng ta có thể chia sẻ chứng ngôn tuyệt vời hơn với các học viên của mình về quyền năng của Chúa Giê Su Ky Tô để củng cố chúng ta làm những việc quá khó khăn mà mình không thể tự thực hiện được.

Chị Scott: Chị Sorenson, chị có thể chia sẻ câu hỏi của chị với chúng tôi không?

Chị Jamie Sorenson: Chắc chắn rồi. Chúng ta có các mục tiêu, 3 kết quả của việc học hỏi về sự liên quan, thuộc vào, sự cải đạo, 5 cách để giúp tôi với tư cách là giảng viên đạt được những kết quả đó, và 25 lối thực hành mà có thể giúp tôi làm tròn vai trò của mình với tư cách là giảng viên. Hơn nữa, tôi nên tập trung vào Đấng Ky Tô, dựa trên thánh thư, và tập trung vào học viên. Và tôi sử dụng ba cách đánh giá khác nhau để giúp tôi đặt ra một mục tiêu phát triển một cách chuyên nghiệp. Điều này dường như hơi choáng ngợp một chút. Rất nhiều. Vậy thì nên tập trung vào điều gì?

Anh Whimpey: Mục tiêu là nhằm để giúp giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi hiểu và trông cậy vào những lời giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, hội đủ điều kiện để nhận được các phước lành của đền thờ và chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu. Đó là điều mà chúng ta đang cố gắng thực hiện. Và trong mục tiêu đó, vai trò của chúng ta là giúp đỡ. Vậy thì tôi có thể giúp như thế nào? Và vì thế tôi có thể đặc biệt thấy ở giữa các giảng viên giáo khu của chúng ta—họ xem được tất cả những nguồn tài liệu này và nói rằng: “Vâng, điều này dường như quá nhiều.” Để một giảng viên có thể nói, “Đó là mục tiêu. Làm thế nào tôi làm điều đó được?” Vâng, tôi rất vui vì chị đã hỏi. Cách tốt nhất để làm điều đó là giúp các học viên của anh chị em có được những kinh nghiệm về sự cải đạo, sự liên quan và thuộc vào. “Được rồi, cảm ơn về điều đó, nhưng làm thế nào để tôi tạo ra những kinh nghiệm đó?” Vâng, tôi rất vui vì chị đã hỏi. Cách để các anh chị em làm điều đó là tôi muốn anh chị em yêu thương những người mà mình giảng dạy, và giảng dạy bằng Thánh Linh, và tập trung vào Chúa Giê Su Ky Tô, và giảng dạy giáo lý, mời gọi sự siêng năng học hỏi. “Được rồi, nhưng tôi làm điều đó như thế nào?” Tôi rất vui vì anh đã hỏi. Bởi vì giờ đây chúng tôi có các lối thực hành, các kỹ năng này, mà sẽ giúp các anh chị em. Nhưng tất cả đều hướng về mục tiêu đó.

Vì vậy khi một giảng viên ngồi xuống và mở thánh thư ra và nghĩ về học viên của họ, hy vọng rằng họ không nghĩ về tất cả những điều này mà quá sức chịu đựng; họ đang suy nghĩ: “Làm thế nào tôi có thể giúp đỡ các học sinh này mà tôi yêu thương? Làm thế nào tôi có thể giúp họ hiểu và trông cậy vào những lời giảng dạy và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô và hội đủ điều kiện để nhận được các phước lành của đền thờ và chuẩn bị cho cuộc sống vĩnh cửu?” Và thật sự, khi anh chị em nghĩ về điều đó, chúng ta đang nói về con đường giao ước mà Chủ Tịch Nelson đã đề nghị chúng ta tham gia vào sự quy tụ này của Y Sơ Ra Ên. Và vì thế nếu dường như quá sức chịu đựng, nếu các anh chị em nghĩ: “Tôi không biết liệu tôi có thể làm được tất cả những điều này không,” thì hãy tập trung vào mục tiêu đó.

Anh Jason Willard: Và Jamie, có lẽ tôi có thể thêm vào một câu thánh thư từ người giảng viên ưa thích của tôi trong Sách Mặc Môn. Đây là lời nói của Anh Nê Phi. Và ông chỉ nói điều đó theo cách này trong 1 Nê Phi 6:4: “Vì chủ đích của tôi là để có thể thuyết phục [học viên của tôi] đến với Thượng Đế của Áp Ra Ham, và Thượng Đế của Y Sác, và Thượng Đế của Gia Cốp, để được cứu rỗi.” Mọi điều Nê Phi đã làm là để giúp các anh chị em của ông được cứu rỗi, tin cậy nơi Chúa Giê Su Ky Tô theo cách mà đã giúp họ cuối cùng nhận được cuộc sống vĩnh cửu.

Cảm ơn Jamie vì đã đặt ra câu hỏi chính xác. Bởi vì thực ra anh chị em đã quên 7 nguyên tắc cơ bản, 16 phần huấn luyện ở phần cuối cùng, và tất cả các kinh nghiệm thông thạo giáo lý mà họ nên có trong cuộc sống. Vì vậy lần sau khi chúng tôi đặt câu hỏi này, anh chị em sẽ gồm vào mọi thứ, mọi điều mà anh chị em đã được hỏi. Đây là rất nhiều điều mà anh chị em được yêu cầu phải làm, nhưng thành thật mà nói, chung qui lại đó chỉ là về một điều thôi. Tôi yêu mến Đấng Cứu Rỗi khi Ngài phán cùng Ma Ri và Ma Thê, và dường như Jamie, chị giống như Ma Ri, khi Chúa Giê Su phán: “Nhưng có một việc cần mà thôi, Ma-ri đã lựa phần tốt.” 4 Jamie, chúng tôi biết ơn là chị đã chọn phần tốt đó—và mỗi anh chị em giảng viên trên khắp thế giới rằng anh chị em đã chọn phần tốt đó, ngồi dưới chân Đấng Cứu Rỗi, và biến Ngài thành trọng tâm trong tất cả những gì anh chị em làm. Phước thay cho anh chị em trong nỗ lực đó.

Anh Smith: Jamie, liệu tôi có thể hỏi chị một câu tiếp theo nữa không. Anh Whimpey và Anh Willard vừa giảng dạy chúng ta một cách tuyệt vời về việc tập trung vào điều cần thiết nhất, đó là mục tiêu của lớp giáo lý và viện giáo lý. Nhưng Jamie, với tư cách là một giảng viên, làm thế nào chị biết được mục tiêu đó đang được thực hiện trong cuộc sống của học viên của mình?

Chị Sorenson: Được rồi. Tôi không biết liệu đây có phải là câu trả lời hữu ích không, nhưng điều đó đại loại đến với tôi như mọi người đang giải thích. Chính là qua sự liên quan, thuộc vào, và sự cải đạo mà tôi thấy trong cuộc sống của họ, đúng không? Giống như ba điều đó thực sự hướng chúng ta đến mục tiêu. Vì vậy, tôi thấy điều đó diễn ra trong những cuộc trò chuyện mà họ có. Tôi thấy điều đó ở bên ngoài lớp giáo lý. Tôi thấy điều đó khi họ đang ghi chép trong lớp giáo lý và viết xuống những kinh nghiệm của họ. Ba điều đó. Giống như chúng thật sự hướng chúng ta đến mục tiêu.

Anh Smith: Cảm ơn chị rất nhiều. Các anh chị em có nghĩ rằng điều đó hữu ích không, Jamie, thậm chí nếu chị hỏi thẳng các học viên của mình liệu kinh nghiệm của họ trong Lớp Giáo Lý hoặc Viện Giáo Lý có dẫn đến sự cải đạo, sự liên quan, và thuộc vào không?

Chị Sorenson: Ôi, chắc chắn rồi. Và những bài đánh giá mà chúng ta đưa ra cho họ, và có thể thậm chí không chính thức về “Việc điều này đang diễn ra như thế nào? Điều này có hiệu quả như thế nào?” Tôi nghĩ rằng đó sẽ là một sự đánh giá tuyệt vời về việc mục tiêu này được thực hiện như thế nào.

Anh Smith: Xin cảm ơn chị. Giờ đây tôi muốn anh chị em tưởng tượng rằng anh chị em đã hỏi học viên của mình câu hỏi này và họ nhận ra một điều gì đó mà họ cảm thấy có thể làm cho lớp giáo lý trở nên tốt hơn một chút—chúng ta hãy nói trong lĩnh vực thuộc vào—họ nói:“ Chị Sorenson thật tuyệt vời; chúng tôi yêu thích lớp học của chị, chị thật tuyệt.” Nhưng chị thấy chi tiết nhỏ này trong câu trả lời của họ, điểm mà chị nhận thấy có cơ hội để tạo ra thêm sự thuộc vào. Khi đó, với tư cách là một giảng viên, điều gì sẽ hữu ích cho chị để có thể tạo ra thêm sự thuộc vào trong lớp học của mình?

Chị Sorenson: Tôi nghĩ đối với tôi với tư cách là một giảng viên thì thật là hữu ích để thảo luận về điều đó, rồi đến gặp người giám sát của tôi và nói: “Này, đây là một số ý kiến phản hồi mà tôi nhận được. Hãy giúp tôi vượt qua điều này.” Và thậm chí còn nói chuyện với những đồng nghiệp khác: “hãy giúp tôi giải quyết vấn đề này. Điều này có thể là gì? Làm thế nào tôi có thể làm điều này tốt hơn?” Vì vậy tôi nghĩ những điều đó sẽ mang lại lợi ích.

Anh Smith: Thật tuyệt. Và lý do tôi muốn hỏi anh chị em những câu hỏi này chính không chỉ là mục đích của những bài đánh giá, mà còn là phần cập nhật Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm và sau đó là các nguồn tài liệu huấn luyện: để một giảng viên có thể nói: “ Tôi muốn học viên của tôi đạt được mục tiêu trong cuộc sống của họ. Tôi nhận thấy là họ đang nói rằng họ cần điều này. Tôi cải thiện điều đó bằng cách nào?” Và rồi khi anh chị em hội ý với các giảng viên khác và người giám sát của mình, và nói chuyện với học viên của mình, thì các anh chị em có thể nhận ra một điều gì đó mà mình có thể cải thiện. Sách hướng dẫn cung cấp một phần mô tả và nguồn tài liệu huấn luyện cũng cung cấp một mẫu mực về nguồn tài liệu đó. Anh chị em có một kỹ năng, giờ thì anh chị em có thể thực hành và triển khai, và hy vọng sẽ cải thiện—để theo đúng với mục đích mà Anh Willard và Anh Whimpey vừa nói—trong cuộc sống của học viên đó, mục tiêu đã đạt được là nhằm giúp họ đến với Đấng Cứu Rỗi.

Chị Wendy Parker: Đối với tôi, tất cả đều quay trở lại mục tiêu đó. Mục tiêu của chúng ta là bắt đầu với Chúa Giê Su Ky Tô. Và Chúa Giê Su Ky Tô là con đường mà sẽ đưa chúng ta đến đền thờ—và học viên của chúng ta—và cuối cùng sẽ mang chúng ta đến sống với Cha Thiên Thượng. Mọi phần của chương trình mới này mà tôi đọc đều tập trung vào Đấng Ky Tô. Mọi kỹ năng đều tập trung vào Đấng Ky Tô. Và điều đó đối với cá nhân tôi rất mạnh mẽ. Và khi tôi phối hợp các giảng viên khác và tôi giúp họ phát triển những điều tương tự, công cụ này sẽ thay đổi rất nhiều trong chương trình của chúng ta theo một cách tích cực, và đối với các học viên, tôi cảm thấy rất biết ơn. Và tôi chỉ muốn nói cảm ơn rất nhiều.

Anh Whimpey: Tôi biết rằng Shadrack—hiện ông đang ở Giáo Vùng Tây Phi. Và Shadrack đã từng có một kinh nghiệm trong việc giúp một học viên có được kinh nghiệm như vậy trong lớp học. Tôi nghĩ, Shadrack, như anh đã chia sẻ điều đó, anh có sẵn lòng chia sẻ điều đó với tất cả chúng tôi không?

Anh Shadrack Bentum: Vâng, thưa Anh Bert, cảm ơn anh. Một học viên trong lớp của tôi rất nhút nhát và thường sẽ không đọc bài, đặt câu hỏi, hoặc trả lời những câu hỏi trong lớp học. Điều này đã kéo dài trong một thời gian cho đến khi tôi áp dụng một số nguyên tắc trong “Biết Tên của Từng Học Viên, Hoàn Cảnh, và Nhu Cầu Học Hỏi của Mỗi Học Viên,” với sự nhấn mạnh vào kỹ năng “Quan Sát và Hỏi về Sở Thích của Học Viên” dưới phần “Phát Triển Các Kỹ Năng dành cho Giảng Viên.” Tôi nhận thấy rằng học viên thường đến viện giáo lý để học các câu hỏi và bài kiểm tra ở trường. Vì vậy, tôi quan tâm đến khóa học mà em ấy đang học, và đôi khi nói chuyện với em ấy về bài tập ở trường của em ấy. Sau đó, tôi biết được rằng em ấy cũng có một người bạn rất thân cũng ở trong lớp học của tôi. Và vì thế tôi thường xếp em ấy vào cùng một nhóm với người bạn của em ấy trong các sinh hoạt nhóm, mà tôi thường làm như thế vì em ấy. Dần dần, em ấy bắt đầu đọc trong lớp, trả lời các câu hỏi, và chia sẻ kinh nghiệm. Trong một lời nhận xét của mình, em ấy nói—em ấy chia sẻ rằng em ấy đã từng rất nhút nhát trong lớp học nhưng giờ đây em ấy cảm thấy tự tin hơn. Và hiện tại, em ấy thay mặt cho nhóm của mình trình bày những chỉ định, và em ấy luôn là một trong những người đầu tiên có mặt trong lớp học. Kinh nghiệm học tập đã trở nên tốt hơn đối với em ấy.

Chị Scott: Tôi tin rằng điều đó dẫn chúng ta đến một câu hỏi rất hay mà Anh Douglas Franco đã đặt ra. Anh ấy đến từ khu vực Tây Bắc Nam Mỹ của chúng ta, và bây giờ chúng ta sẽ mời Anh Franco đặt câu hỏi của anh ấy.

Anh Douglas Franco: Xin cảm ơn chị. Xin chào mọi người. Vâng, câu hỏi của tôi cũng liên quan đến vai trò của giảng viên và kinh nghiệm của học viên. Làm thế nào chúng ta có thể biết rõ hơn và chắc chắn rằng điều chúng ta đang làm trong lớp học là đang giúp học viên đó có được những kinh nghiệm về sự cải đạo, sự liên quan, và thuộc vào? Ví dụ, một lớp học tập trung vào Đấng Ky Tô mà chúng ta đang giảng dạy có thể giúp cải đạo, nhưng đồng thời, việc giảng dạy bằng Thánh Linh cũng có thể giúp cải đạo. Vậy thì làm thế nào chúng ta chắc chắn về điều này để giúp các giảng viên của mình, khi họ có câu hỏi, hoặc họ muốn cải thiện một số nguyên tắc này?

Anh Willard: Thưa Anh Franco, hãy cho chúng tôi biết anh giảng dạy ở đâu. Anh đang ở đâu?

Anh Franco: Cảm ơn anh. Tôi giảng dạy trong viện giáo lý tại Bolivia, Cochabamba, Bolivia.

Anh Willard: Tốt lắm, Anh Franco. Thật tốt khi có anh hiện diện cùng với chúng tôi ngày hôm nay. Thưa Anh Franco, tôi đoán là anh đã có một số thành công trong việc biết rằng những kinh nghiệm cải đạo đó đang diễn ra trong lớp học của anh. Anh có thể nghĩ về lần mà anh cảm nhận được Đức Thánh Linh giảng dạy anh rằng những kinh nghiệm cải đạo đó thật sự đang diễn ra trong lớp học của anh không?

Anh Franco: Được chứ. Tôi nghĩ rằng đôi khi các học viên đề cập đến điều này—đôi khi trong buổi học hoặc sau buổi học. Đôi khi họ viết thư cho tôi qua WhatsApp, và họ nói rằng: “Anh Franco, cảm ơn anh về lời giảng dạy đó. Tôi cảm thấy được soi dẫn để làm điều này.” Những người khác trong lớp học, tôi thấy họ viết xuống ngay cả khi tôi không cho họ chỉ dẫn để viết một điều gì đó trong nhật ký, nhật ký ghi chép việc học tập. Thì họ vẫn viết. Và thái độ của họ cho thấy rằng họ đang cảm nhận được điều này. Tôi nghĩ rằng đây là một điều mà tôi có thể đề cập đến.

Anh Willard: Điều đó thật là tuyệt. Nó nhắc nhở tôi về ba từ mà chúng ta đã được Anh Cả Bednar giảng dạy cách đây nhiều năm về việc nhận thức, quan sát và lắng nghe trong khi chúng ta giảng dạy. 5 Đối với tôi đó là thực chất của điều mà anh vừa chia sẻ với chúng tôi. Anh đã nhận ra một số điều hoặc quan sát một số điều đã diễn ra trong lớp học hoặc sau lớp học. Và nhờ vào những quan sát đó, nên điều đó giống như Đức Thánh Linh đang giảng dạy cho anh về một điều gì đó đã xảy ra ngày hôm nay mà thật là quan trọng. Anh Franco, anh có thể làm gì để tiếp tục phát triển điều đó? Anh chị em có thể làm gì để—xin lỗi, tôi không biết từ này. Anh sẽ làm gì để phát triển cơ hội để điều đó diễn ra trong lớp học của mình thường xuyên hơn?

Anh Franco: Tôi đã suy nghĩ về rất nhiều điều—vâng, có rất nhiều điều. Tôi đang suy nghĩ về các công cụ đánh giá. Tôi nghĩ rằng những sự giúp đỡ đó để được một người nào đó, một đồng nghiệp hoặc một người nào đó, người giám sát của tôi quan sát, để tôi có thể cảm nhận và tìm thấy những điều tôi cần phải làm. Nhưng đồng thời, công cụ đánh giá này được đưa cho các học viên cũng giúp đỡ—chúng tôi đang sử dụng chúng. Và thật là kỳ diệu khi thấy điều họ cảm thấy, điều họ nói, trong lớp học—điều họ cảm thấy về giảng viên, lớp học, và vai trò của chúng ta. Thật tuyệt vời. Chúng ta thấy kết quả, và chúng ta nói: “Ồ, không, đây là điều tôi cần phải cố gắng thực hiện.” Hoặc đây là điều mà tôi đang làm rất tốt. Tôi nghĩ rằng việc sử dụng điều này có thể hữu ích, nhưng đồng thời, nói về tôi, có lẽ đang làm hết sức mình và như tất cả các anh chị em đã đề cập đến, đều được Thánh Linh hướng dẫn. Hãy chú ý đến điều họ cần và liệu việc tôi đang làm sẽ giúp họ đáp ứng những nhu cầu đó không.

Anh Willard: Xin cảm ơn Anh Franco rất nhiều. Khi anh chia sẻ chứng ngôn đó, ước muốn được trở nên tốt hơn đó, thì tôi cảm thấy Đức Thánh Linh làm chứng với tôi rằng Cha Thiên Thượng yêu thương anh và các giảng viên như anh trên khắp thế giới biết bao. Khi chúng ta cố gắng hết sức để yêu mến Thượng Đế và yêu thương con cái của Ngài, Ngài sẽ ban phước cho chúng ta, và Ngài sẽ biểu lộ cách chúng ta đang làm trong lớp học đó, và Ngài sẽ cho chúng ta biết liệu những kinh nghiệm cải đạo, liên quan, và thuộc vào đó có đang diễn ra để giúp tất cả giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi này đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn không. Vì vậy, thưa Anh Franco cũng như tất cả các anh chị em, xin cảm ơn rất nhiều vì các anh chị em đang ban phước cho tất cả giới trẻ. Tôi biết ơn anh đã chia sẻ kinh nghiệm của mình.

Anh Franco: Cảm ơn anh.

Chị Newbold: Thưa Anh Willard, tôi rất thích— Xin cảm ơn anh. Thưa Anh Franco, sự tương tác với đó với anh, cũng như tôi lặp lại lòng biết ơn và tình yêu thương dành cho anh và tất cả các giảng viên của chúng tôi. Tôi cũng nghĩ về một vài điều về sự cải đạo, sự liên quan, và thuộc vào. Tôi nghĩ rằng điều đó thực sự quan trọng. Chúng ta có rất nhiều yêu cầu được huấn luyện về những điều cụ thể đó và hãy nhớ rằng sự cải đạo theo Đấng Cứu Rỗi, Chúa Giê Su Ky Tô và Cha Thiên Thượng, sự liên quan, và thuộc vào là kết quả của điều mà chúng ta đang làm qua việc giảng dạy. Nhưng nếu họ không thấy cách nó áp dụng vào cuộc sống của họ, thì sẽ khó khăn hơn cho họ để có được kinh nghiệm mà họ cần. Và Đức Thánh Linh là Đấng làm điều đó.

Chị Scott: Jamie Scott đã chia sẻ một câu chuyện tuyệt vời. Thưa Chị Scott, chị cũng có thể chia sẻ điều đó với chúng tôi hôm nay không?

Chị Jamie Scott: Tôi rất sẵn lòng. Khi tập trung vào các giảng viên giống như Đấng Ky Tô, tôi không cam kết với bất kỳ một phong cách hay phương pháp cụ thể nào, mà chỉ xây đắp đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và trở nên giống như Ngài hơn. Vì vậy, một ngày nọ, trong khi đang giảng dạy, tôi đã có một ấn tượng phải hỏi học viên của mình: “Loại bài học nào sẽ giúp các em trở nên gần với Đấng Cứu Rỗi hơn?” Và rồi học viên trong tất cả bốn lớp học của tôi, đều đề cập đến âm nhạc. Thế là chúng tôi quyết định sẽ có một ngày mà chúng tôi sẽ học về Đấng Cứu Rỗi qua âm nhạc. Và học viên có thể chia sẻ một bài thánh ca hoặc một bài hát—bất cứ điều gì mà giúp họ đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn. Và một số học viên đã chơi một loại nhạc cụ. Một số trong số họ nhờ tôi phát nhạc bằng loa. Một số trong số họ thì hát. Vì vậy, có nhiều bài thánh ca và các bài hát khác nhau. Và cả trước hoặc sau khi họ chia sẻ phần âm nhạc, họ đã nói chuyện và chia sẻ chứng ngôn về Chúa và Đấng Cứu Rỗi của chúng ta. Và quả thật đó là một ngày mà tất cả mọi người đều có thể cảm nhận được Thánh Linh. Và những người khác chia sẻ những kinh nghiệm mà họ đã có ngay lúc đó và sau đó. Và đối với một số người, Thánh Linh đã gợi nhắc họ nhớ đến lẽ thật mà họ đã có trong quá khứ. Và Thánh Linh làm chứng lại về lẽ thật đó với họ.

Và đặc biệt có một thiếu niên đang tham dự lớp giáo lý nhưng em ấy không muốn ở đó. Cậu ấy giơ tay lên, và nói: “Tôi đã không cảm nhận được Thánh Linh trong hơn bốn năm. Và khi Ben chơi bài thánh ca đó”—và đó là bài “Tôi Biết Rằng Đấng Cứu Chuộc của Tôi Hằng Sống,” trên cây vĩ cầm của mình—cậu ấy nói: “Tôi đã cảm nhận được Thánh Linh và điều đó thật tuyệt.” Và vì thế tôi thực sự biết ơn vì Chúa biết chính xác điều mà những người chọn lọc của Ngài cần. Tôi biết ơn vì đã lắng nghe và đặt câu hỏi về điều mà họ muốn, thế nên, người thanh niên đặc biệt này có thể cảm nhận được tình yêu thương của Đấng Cứu Rỗi và cậu ấy biết mình là ai, và rằng cậu ấy được yêu thương.

Chị Scott: Cảm ơn chị đã chia sẻ. Xin mời Anh James, anh đang giơ tay.

Anh James: Vâng, cảm ơn. Tôi muốn thêm vào những gì mà đã được nói cho đến hiện tại. Những kinh nghiệm này thật tuyệt vời đối với cá nhân tôi. Tôi đã cố gắng áp dụng các công cụ đo lường, các tài liệu quan sát, mà đã phát cho tất cả các học viên lần trước. Và tôi áp dụng điều đó cho lớp học của tôi, và điều đó mang đến cho tôi nhiều sự mặc khải—cũng giống như tôi đã được dạy ở đây ngày hôm nay rằng bản chất của phép đo lường này là giúp chúng ta nhận được nhiều sự mặc khải hơn trong các mặt chúng ta có thể cải thiện.

Tôi muốn đọc một trong những điều trong cuộc khảo sát này mà một trong các học viên trong lớp học của tôi đã nói về kinh nghiệm của sự liên quan trong lớp học. Sau cuộc khảo sát—và tôi đã phân tích từ các tài liệu thu thập được. Và tôi nhận được lời phát biểu này từ một trong những câu hỏi mà học viên đó đã trả lời. Và học viên đó nói: “Lớp học rất phù hợp với tôi vì giảng viên giúp tôi liên hệ đến các nguyên tắc về đề tài phúc âm mà tôi đã học được là những nguyên tắc cá nhân đối với cuộc sống của tôi.” Và người kế tiếp ở đây cũng nói về điều mà tôi có thể làm để giúp anh ấy cải thiện. Cậu ấy nói: “Tôi muốn giảng viên của tôi mời tôi tham gia vào các cuộc thảo luận trong lớp học và cũng đặt các câu hỏi cho tôi.”

Đây là những điều mà thông thường tôi sẽ không thể làm được—và đánh giá đúng các tài liệu này cho đến khi tôi nhận được sự quan sát của học viên, người giám sát của tôi, và sự tự đánh giá cá nhân của tôi, đã mở rộng tầm mắt của tôi về những lĩnh vực tôi cần phải cải thiện. Và tôi có thể nói rằng 25 kỹ năng và lối thực hành này rất tuyệt vời, rất dễ áp dụng trong phần trình bày bài học. Xin cảm ơn.

Anh Wilkins: Tôi chỉ muốn chia sẻ một kinh nghiệm ngắn mà đã dạy cho tôi về quyền năng của việc kết hợp cả sự tập trung vào mục tiêu lẫn tập trung vào các kỹ năng. Một ngày nọ trong lớp học, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện về sự hối cải mà đặt trọng tâm vào Đấng Ky Tô. Và không phải chỉ hối cải về hành vi, mà nguyên tắc này là để chúng ta có thể đến gần với Đấng Ky Tô và cầu xin Ngài củng cố sự yếu kém của chúng ta. Và tôi cũng đã suy nghĩ về một số kỹ năng này từ các tài liệu huấn luyện. Và vì thế trong khi đang quan sát các học viên thảo luận, thì tôi thấy một thiếu nữ —tôi chỉ tập trung vào em ấy vì kỹ năng này. Tôi đang cố gắng nhìn vào mắt người khác và đặt ra những câu hỏi để theo dõi. Tôi thấy em ấy lau nước mắt. Và vì thế tôi chỉ cảm thấy muốn đặt một câu hỏi để theo dõi và nói: “Nikki này, em sẽ chia sẻ điều mà Thánh Linh đã dạy em không?” Và em thiếu nữ này vừa mở lòng, vừa khóc và nói rằng mình đã nhận được câu trả lời cho lời cầu nguyện trong năm năm, rằng em ấy đã cố gắng hối cải nhưng chưa bao giờ cầu xin Chúa thay đổi tấm lòng của mình.

Và cũng giống như tôi đã tập trung vào mục tiêu trong suốt lớp học, cuộc trò chuyện tập trung vào Đấng Ky Tô, thì điều đó rất tốt. Nhưng vì sự tập trung này là vào một kỹ năng, nên tôi rất vui vì đã tập trung vào các kỹ năng để đặt ra một câu hỏi tiếp tục theo dõi, để nhìn vào mắt người khác. Bởi cần phải có một kinh nghiệm thật là tốt, để hy vọng có được một kinh nghiệm làm thay đổi cuộc sống. Vì vậy, đối với tôi, chỉ cần tạo ra sự khác biệt về lý do tại sao mục tiêu là điểm khởi đầu, nhưng việc tập trung vào các kỹ năng cho phép chúng ta giúp mục tiêu đó đi xa hơn.

Chị Scott: Cảm ơn Anh Wilkins. Mối liên kết giữa con người với việc chỉ nhìn vào mắt của người khác mời gọi họ tham gia với anh chị em, và có một kinh nghiệm riêng với anh chị em. Đúng là một minh họa tuyệt vời. Anh Mark Espidita.

Anh Mark Espidita: Vâng, tôi bắt đầu sử dụng các tài liệu mà đã được phát cho chúng tôi cách đây khoảng hai tháng cho cuộc huấn luyện mô hình điều phối mới của tôi trong Canvas. Và tôi chỉ so sánh với cách các giảng viên phản ứng với những điều mà tôi đã đăng trong các buổi huấn luyện trước đây, bằng cách sử dụng Sách Hướng Dẫn Giảng Dạy và Học Hỏi Phúc Âm cũ. Và thực sự không có nhiều sự tương tác trong diễn đàn thảo luận của chúng tôi. Và mới gần đây, khi tôi bắt đầu sử dụng các đề tài này trong sách hướng dẫn mới, tôi nhận ra rằng các giảng viên tham gia nhiều hơn, họ đã thực sự cởi mở trong việc chia sẻ kinh nghiệm của họ.

Tôi chỉ muốn chia sẻ một trong những lời nhận xét—cũng là một trong các giảng viên của tôi. Đây là một buổi huấn luyện tôi đã thực hiện cách đây một vài tuần. Và đây là việc cầu nguyện bằng tên cho những người mà anh chị em giảng dạy. Và tôi nhận được những lời bình luận thật tuyệt vời và đầy kinh ngạc. Và một trong những điều mà đã được một trong các giảng viên nói rằng—tôi sẽ chỉ đọc lời nhận xét đó thôi. Câu bình luận nói thế này: “Đây là một điều nhắc nhở tuyệt vời với tư cách là giảng viên, có những lúc chúng ta rất nóng lòng để giảng dạy học viên và để cho họ cảm nhận được thánh linh trong lớp học qua sự chuẩn bị của chúng ta. Tuy nhiên, điều thiết yếu thật sự quan trọng là làm thế nào sứ điệp của bài học có thể được điều chỉnh tùy theo nhu cầu của họ. Các học viên cần một sứ điệp thích hợp với họ. Đó là lý do tại sao việc cầu nguyện cho cá nhân họ có thể thực sự tạo ra một sự khác biệt khi chuẩn bị bài học cho họ. Nó mang đến cơ hội mà Thánh Linh có thể hướng dẫn chúng ta để nói và giảng dạy.” Tôi thực sự không nhận ra rằng điều đó sẽ tạo ra một ảnh hưởng lớn lao như vậy đối với họ. Vì vậy, tôi nghĩ rằng các tài liệu ở đây rất hữu ích cho các giảng viên của chúng ta. Thế thôi.

Chị Scott: Anh Kevin Brown, anh có vui lòng để chia sẻ với chúng tôi không?

Anh Kevin Brown: Tôi cảm thấy rất mạnh mẽ và biết ơn rất nhiều về tiến trình mặc khải bao trùm toàn bộ buổi huấn luyện này và tất cả những công cụ này mà được đưa ra cho chúng ta. Anh chị em biết đấy, tôi đã viết xuống trong sổ ghi chú của mình, Nếu tôi biết được một điều gì đó, hy vọng bởi Đức Thánh Linh, nhất là điều tôi đã học được qua Đức Thánh Linh, và qua nguồn tài liệu đó, thì tôi hành động và thay đổi hoặc áp dụng một cách nhanh chóng và thận trọng như thế nào? Chính là—anh chị em biết đó, trước đây, một người nào đó đã nói rằng chính Đức Thánh Linh là Đấng thiết lập sự liên quan cho học viên của chúng ta. Nhưng hôm nay tôi nhận ra rằng, chính Đức Thánh Linh thiết lập sự liên quan đối với giảng viên. Vì vậy, điều tôi học được qua Thánh Linh để hành động theo hoặc áp dụng, tôi nên làm ngay. Và tôi cảm thấy mạnh mẽ rằng khi chúng ta làm như vậy, thì các phép lạ sẽ xảy đến trong lớp học. Và các giảng viên sẽ có thể chứng kiến được điều đó.

Chị Scott: Cảm ơn anh rất nhiều về việc chia sẻ sứ điệp đó với chúng tôi. Chúng ta có thêm một cánh tay giơ lên. Anh Castro, anh có vui lòng để chia sẻ với chúng tôi không?

Anh Castro: Vâng, cảm ơn Chị Scott. Tôi nghĩ rằng—vâng, trong tâm trí tôi có một ý nghĩ hay một lời giảng dạy của Anh Cả David A. Bednar. Ông nói rằng: “Đó là một điều để biết rằng Chúa Giê Su Ky Tô đến thế gian để chết cho chúng ta. Đó là nền tảng và giáo lý căn bản của Đấng Ky Tô. Nhưng chúng ta cũng cần biết ơn rằng qua Sự Chuộc Tội của Ngài và bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, Chúa muốn sống trong chúng ta—không những để hướng dẫn chúng ta mà còn ban quyền năng cho chúng ta nữa”. 6 Và đó là điều tôi cảm thấy ngày hôm nay, rằng Chúa thật sự mong muốn giúp đỡ chúng ta trong công việc vĩ đại này. Và chúng ta có thể giúp giới trẻ của mình, chúng ta có thể giúp các giảng viên đã được kêu gọi của mình cũng cảm thấy như vậy.

Chị Becky Scott: Cảm ơn anh Castro rất nhiều. Xin cảm ơn tất cả mọi người đã tham gia ngày hôm nay. Chúng ta đã nghe những chứng ngôn tuyệt vời về cách áp dụng các mục mà chúng ta đã thảo luận hôm nay theo cách cá nhân hóa. Tôi muốn thêm vào chứng ngôn của mình. Tôi biết rằng đây là công việc của Chúa, và tôi biết rằng Ngài quan tâm đến sự phát triển cá nhân và khả năng của chúng ta để kết nối với giới trẻ và những người thành niên trẻ tuổi mà chúng ta giảng dạy. Tôi biết rằng Ngài sẽ giúp đỡ mỗi anh chị em khi các anh chị em áp dụng tất cả các công cụ khác nhau này mà chúng ta đã nói đến theo cách cá nhân của các anh chị em; rằng Đấng Ky Tô, và qua Đức Thánh Linh, sẽ cho các anh chị em biết phải làm gì; và chính điều mà các anh chị em cần phải làm, như đã được minh họa bởi tất cả các câu chuyện của chúng ta ngày nay, chính là điều mà người đó cần phải nghe. Và rằng qua anh chị em, họ sẽ có thể đến cùng Đấng Ky Tô. Tôi làm chứng về những điều này trong tôn danh của Chúa Giê Su Ky Tô, A Men.

In