2007
Anh Cả Hafen Ngỏ Lời trong Đại Hội về Gia Đình
Tháng Mười năm 2007


Anh Cả Hafen Ngỏ Lời trong Đại Hội về Gia Đình

Anh Cả Bruce C. Hafen thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi ngỏ lời cùng các đại biểu trên khắp thế giới về tầm quan trọng của việc phục hồi ý nghĩa của truyền thống hôn nhân. Bài nhận xét của ông đã được đưa ra tại Đại Hội Thế Giới về Gia Đình Kỳ 4 tại Warsaw, Ba Lan, từ ngày 11 đến ngày 13 tháng Năm năm 2007.

Anh Cả Hafen nói rằng trong lịch sử của thế giới, có “một câu chuyện tình rất phổ biến” mà trong đó một đứa con trai và một đứa con gái gặp nhau, yêu nhau, và rồi kết hôn. Mối ràng buộc hôn nhân không những ảnh hưởng đến cặp vợ chồng không mà thôi mà còn đến xã hội là một tập thể có mối quan tâm lớn nơi sự thành công của mối quan hệ đó.

Anh Cả Hafen nói: “Chính vì thế mà những người khách và bạn bè luôn luôn ăn mừng hôn lễ như những sự kiện trong cộng đồng. Hôn nhân luôn luôn là mối ràng buộc chủ yếu trong cơ cấu mà gắn bó xã hội lại với nhau. Mỗi cuộc hôn nhân ảnh hưởng đến những người nằm trong vòng ảnh hưởng mà lan rộng ra từ cặp vợ chồng đó, qua con cái của họ đến cộng đồng lớn hơn… .

Ông giải thích: “Cộng đồng tham dự các hôn lễ không phải tò mò xoi mói vào chuyện riêng tự, mà bởi vì mối quan tâm lớn lao của cộng đồng nơi kết quả và con cái của mỗi cuộc hôn nhân. Kết hôn là lập ra một sự cam kết công khai mà một người chấp nhận trách nhiệm cá nhân đối với con cái của ình và về ảnh hưởng của chúng theo như cộng đồng mà chúng ta tạo ra theo thời gian.”

Ông nói rằng những kỳ vọng của xã hội và cá nhânnày làm cho hôn nhân thành phương tiện chính yếu để truyền giao các giá trị từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tuy nhiên, nguồn gốc chủ yếu này của sự ổn định lâu dài của xã hội đang suy yếu.

Anh Cả Hafen nói rằng có hơn 80 phần trăm người dân Âu Châu và 46 phần trăm người Hoa Kỳ đồng ý chấp nhận cho một cặp nam nữ sống chung mà không có ý định kết hôn. Chỉ riêng ở Scandinavia đã có khoảng 82 phần trăm con đầu lòng sinh ngoài giá thú—mặc dù có nhiều cuộc nghiên cứu cho thấy những rủi ro về tâm lý và những rủi ro khác sẽ có nơi các trẻ em có cha mẹ sống chung như vợ chồng. Có những hậu quả xã hội nghiêm trọng trong các khuynh hướng này.

Ngoài ra, tỷ lệ ly dị kể từ năm 1960 ở Hoa Kỳ—giờ đây là quốc gia có khuynh hướng ly dị nhiều nhất trên thế giới—đã tăng hơn gấp đôi, có nghĩa là một nửa các cuộc hôn nhân ngày nay sẽ kết t húc bằng ly dị. Con số có lẽ còn cao hơn nếu kể cả những sự tan vỡ giữa những cặp nam nữ sống chung không giá thú, con số về những người này đã tăng 760 phần trăm ở Hoa Kỳ kể từ năm 1960.

Anh Cả Hafen nói: “Chúng ta có thể thấy sức mạnh của phong trào cách mạng chống hôn nhân nơi những con số thống kê đó mà cho thấy sự bộc phát của những việc đẻ hoang, sống chung như vợ chồng và ly dị. Trong 40 năm qua, nhiều người … đã ngừng tin tưởng rằng hôn nhân là một thể chế xã hội công cộng, lâu dài… . Xã hội tân tiến đã quên đi câu chuyện tình rất phổ biến ở trên.”

Sự suy sụp của truyền thống hôn nhân bắt đầu vào lúc có phong trào đòi quyền công dân trong các thập niên 1960. Anh Cả Hafen nói rằng cần có những thay đổi nơi sự kỳ thị chủng tộc và dựa trên phái tính. Tuy nhiên, một số người quá khích đã đi quá xa và thách thức luật pháp và phong tục mà ủng hộ mối quan hệ gia đình. Trong khi đà của phong trào “giải phóng” gia tăng thì các vị quan tòa cho phép quyền đòi hỏi tự do của người thành niên vượt qua những lợi ích tốt nhất của các trẻ em.

Anh Cả Hafen nói: “Có lần tôi đã thấy một đứa bé trai đứng một mình, trông nó lạc lỏng và sợ hãi. Nó mặc một cái áo thung lớn có đề khẩu hiệu: ‘Hãy để tôi yên.’ Đứa bé … minh họa sự trớ trêu của việc để những người thành niên vô trách nhiệm ruồng bỏ con cái cho ‘quyền được yên ổn không ai quấy rầy’ trong danh nghĩa giải phóng tất cả những người bị giam cầm của một xã hội [mà họ nói rằng] đang áp chế mối quan hệ gia đình.”

Anh Cả Hafen giải thích rằng cuộc nghiên cứu cũng cho thấy rằng sự vắng mặt của các cha mẹ kết hôn với nhau là một mẫu số chung của nhiều người trẻ tuổi gặp rắc rối, và được so sánh với những cặp vợ chồng kết hôn, thì những cặp nam nữ sống chung có lẽ trải qua nhiều hơn nỗi chán nãn, vấn đề rượu và thuốc, sự phản bội, lợi tức thấp hơn, và nỗi đau khổ, cũng như hai hoặc ba lần hơn có sự bạo động thể xác.

Anh Cả Hafen cũng ngỏ lời về vấn đề nghiêm trọng của cuộc hôn nhân đồng phái tính. Cách đây mười lăm năm, không có một quốc gia nào trên thế giới xem hôn nhân đồng phái tính là đứng đắn như bây giờ. Ôn nói rằng những ý kiến của luật pháp đang ủng hộ các cuộc hôn nhân đồng phái tính dựa vào khái niệm về quyền tự do và riêng tư của cá nhân, chứ không dựa vào giá trị xã hội của hôn nhân.

Anh Cả Hafen nói: “Như vậy, cuộc hôn nhân giữa người đồng phái tính tranh luận về một thắc mắc thẳng thắn: hôn nhân chỉ cần phải tán thành sự chọn lựa của một người thành niên, hoặc đó có phải là một thể chế với mục đích chung cho việc cải tiến những quyền lợi của con cái và xã hội cũng như những quyền lợi của cặp này không?”

Anh Cả Hafen kết luận bằng cách tóm lược bốn “quyền lợi” xã hội chính yếu mà đã được truyền thống hôn nhân cung ứng: thứ nhất, nhu cầu và quyền hạn của con cái được đáp ứng một cách thành công; thứ nhì, những đức tính của người công dân được giảng dạy và truyền giao cho thế hệ mai sau; thứ ba, cha mẹ quyết định các giá trị đạo đức nào con cái cần phải học; và thứ tư, những kỳ vọng vững vàng nhất nơi mối quan hệ cá nhân có thể có được.

Anh Cả Hafen nói: “Sự sẵn lòng của tôi để kết hôn, giống như sự sẵn lòng của tôi để có con cái, cho gia đình tôi và xã hội biết rằng tôi cam kết lâu dài trong những mối quan hệ này. Rồi vợ con tôi cũng có thể tự cam kết mà không tự hỏi sự hy sinh của họ có đáng với nỗ lực của họ không.”

In