Lớp Giáo Lý
Học Tập bằng Đức Tin: Vai Trò của Người Học


“Học Tập bằng Đức Tin: Vai Trò của Người Học,” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Học Tập bằng Đức Tin,” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Các Tài Liệu Giới Thiệu

Học Tập bằng Đức Tin

Vai Trò của Người Học

Lớp Giáo Lý San Jose de Ocoa Cộng Hòa Dominica

Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô yêu thương em và muốn dạy cho em phúc âm qua quyền năng của Đức Thánh Linh. Em có thể làm gì để nhận được nhiều hơn những điều Hai Ngài sẵn lòng dạy cho mình? Bài học này có thể giúp em nhận được lợi ích tối đa từ kinh nghiệm lớp giáo lý của mình bằng cách hiểu ý nghĩa của việc học tập bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Đóng một vai trò tích cực trong việc học tập thuộc linh.Việc học tập phúc âm khuyến khích sự cải đạo đòi hỏi nỗ lực liên tục từ phía người học. Hãy giúp học viên của anh chị em nhận thấy được giá trị của việc đóng vai trò tích cực trong quá trình giảng dạy và học tập.

biểu tượng, hướng dẫn giảng dạy

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc đoạn 1–2 trong phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022) và chuẩn bị chia sẻ những điều chúng ta có thể làm để học hỏi những lẽ thật thuộc linh.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Chúa yêu thích nỗ lực

biểu tượng, hướng dẫn giảng dạy

Cân nhắc viết lời phát biểu sau đây lên trên bảng để học viên tham khảo. Anh chị em có thể muốn cho học viên xem video “Một Sự Kêu Gọi Đặc Biệt Cao Quý,” trên trang ChurchofJesusChrist.org, từ phút 2:16 đến 3:49 hoặc yêu cầu học viên đọc lời phát biểu dưới đây.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã dạy:

2:3

Chúa yêu thích nỗ lực, bởi vì nỗ lực đưa đến phần thưởng mà không thể có được nếu thiếu nỗ lực. (Russell M. Nelson, trong Joy D. Jones, “Một Sự Kêu Gọi Đặc Biệt Cao QuýLiahona, tháng Năm năm 2020, trang 16)

  • Làm thế nào chúng ta có thể áp dụng lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson trong cuộc sống của mình? Ví dụ, lời phát biểu đó có thể áp dụng như thế nào cho công việc truyền giáo, việc phục sự hoặc học hành?

  • Em nghĩ lời phát biểu đó có thể áp dụng như thế nào cho việc học phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô trong lớp giáo lý năm nay?

biểu tượng, hướng dẫn giảng dạy

Cân nhắc trưng bày đoạn và những câu hỏi sau đây để học viên thầm đánh giá bản thân các em.

Để giúp em đánh giá việc học tập phúc âm của chính mình, hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau:

  • Em hiện đang nỗ lực như thế nào để học tập phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô? Em đã mời Thượng Đế dạy cho mình như thế nào?

  • Em có cảm thấy mình đang đạt được kết quả như mong muốn và nhu cầu không? Tại sao có hoặc tại sao không?

Khi học bài học này, hãy suy ngẫm về những phương diện em muốn học hỏi và phát triển năm nay trong lớp giáo lý. Tìm kiếm sự hướng dẫn của Cha Thiên Thượng qua Đức Thánh Linh để giúp em biết cách áp dụng bài học này vào cuộc sống của mình.

Những lời giảng dạy trong Sách Mặc Môn

Hãy đọc ít nhất hai trong số các đoạn thông thạo giáo lý sau đây, tìm hiểu xem những nỗ lực và mong muốn của chính chúng ta cũng như Thượng Đế có đóng vai trò ra sao trong việc học tập phúc âm của chúng ta.

biểu tượng, hướng dẫn giảng dạy

Học viên có thể làm việc theo nhóm nhỏ, mỗi học viên đọc một đoạn khác nhau và chia sẻ những điều các em học được với nhóm của mình.

Cân nhắc viết các tiêu đề “Nỗ Lực của Chúng Ta” và “Vai Trò của Thượng Đế” lên trên bảng và mời học viên viết những điều các em phát hiện được dưới tiêu đề thích hợp. Khuyến khích học viên chia sẻ với cả lớp chi tiết về những điều mình viết.

  • Em đã tìm thấy điều gì có thể giúp em học hỏi thêm từ Thượng Đế trong lớp giáo lý?

  • Em nghĩ kết quả sẽ như thế nào nếu người nào đó mong đợi Thượng Đế ban cho họ sự hiểu biết nhưng không tự nỗ lực? Hoặc nếu họ đã nỗ lực nhưng không tìm kiếm sự giúp đỡ của Thượng Đế thì sao? Tại sao?

Dựa trên những điều em đã nghiên cứu cho đến ngày hôm nay, hãy tóm tắt trong một câu những điều em hiểu về việc học phúc âm.

biểu tượng, hướng dẫn giảng dạy

Cân nhắc mời học viên chia sẻ câu tóm tắt của các em với cả lớp. Học viên có thể xác định nhiều lẽ thật khác nhau, chẳng hạn như những lẽ thật sau đây:

  • Thượng Đế sẽ dạy chúng ta từng hàng chữ một nếu chúng ta mong muốn học hỏi từ Ngài.

  • Chúng ta phải sẵn sàng học tập và cầu nguyện với đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô nếu chúng ta muốn biết lẽ thật.

Hãy cảm ơn học viên vì những nhận xét của các em, và đảm bảo với học viên rằng những điều các em đã chia sẻ góp phần vào việc học tập của mọi người. Điều này có thể giúp thúc đẩy cho các học viên khác chia sẻ và tạo ra một môi trường khuyến khích các em tham gia.

Icon: Technical Instruction

4:14

Hãy đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Russell M. Nelson, tìm hiểu những điều sẽ giúp xác định xem cuộc sống em sẽ được thay đổi bởi lớp giáo lý hay không.

Các anh chị em càng làm theo tấm gương của Chúa Giê Su Ky Tô, các anh chị em sẽ càng thành công.

Vậy điều gì sẽ giúp các anh chị em trở thành một môn đồ tận tâm của Chúa Giê Su Ky Tô như vậy? Một câu trả lời là lớp giáo lý và viện giáo lý—không chỉ tham dự mà còn tích cực tham gia trong lớp học và trung tín làm theo với bất kỳ nhiệm vụ nào được giao. …

Việc tốt nghiệp lớp giáo lý và viện giáo lý sẽ gia tăng khả năng thực hiện xuất sắc những điều quan trọng nhất mà các anh chị em sẽ làm trong cuộc sống. Niềm vui thực sự sẽ thuộc về các anh chị em! (Russell M. Nelson, “Một Lời Mời Cá Nhân Tham Gia Lớp Giáo Lý và Viện Giáo Lý,” tháng Hai năm 2019, ChurchofJesusChrist.org)

  • Điều gì nổi bật với em trong lời phát biểu của Chủ Tịch Nelson? Tại sao?

  • Làm thế nào em có thể tập trung tuân theo Chúa Giê Su Ky Tô trong quá trình học tập ở lớp giáo lý?

  • Em nghĩ “tích cực tham gia” lớp giáo lý có nghĩa là gì?

biểu tượng, hướng dẫn giảng dạy

Mời học viên thảo luận về những cách thức cụ thể để tích cực tham gia lớp giáo lý. Giúp học viên hiểu rằng những người có tính cách và hoàn cảnh khác nhau có thể tích cực tham gia theo những cách khác nhau. Ví dụ, làm thế nào một học viên nhút nhát và một học viên cởi mở có thể tích cực tham gia theo cách riêng của mỗi người?

Cách nhận được lợi ích tối đa từ lớp giáo lý

biểu tượng, hướng dẫn giảng dạy

Đối với sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc trưng ra hình ảnh này hoặc hình ảnh khác về một em thiếu niên trong lớp giáo lý. Mời học viên làm cho tình huống có vẻ thực tế hơn bằng cách đặt tên cho em thiếu niên và mô tả tính cách, nền tảng phúc âm, cảm nhận của em ấy về lớp giáo lý, v.v. Sau đó, mời học viên viết vào nhật ký ghi chép việc học tập những lời khuyên mà các em sẽ đưa ra cho em thiếu niên này trước khi chia sẻ lời khuyên của mình với cả lớp.

Những người tham gia lớp giáo lý

Hãy tưởng tượng rằng người thiếu niên trong bức ảnh này lần đầu tiên tham dự lớp giáo lý. Bạn ấy muốn học hỏi và phát triển về mặt thuộc linh nhưng lại không chắc chắn về cách thực hiện. Dựa trên những điều em đã học được hôm nay và kinh nghiệm trước đây của mình ở lớp giáo lý và giáo hội, hãy ghi lại lời khuyên em sẽ dành cho bạn ấy.

Hãy chắc chắn bao gồm

  • những điều bạn ấy có thể làm trước, trong và sau giờ học để nâng cao việc học tập thuộc linh của mình

  • cách để bạn ấy có thể tập trung vào việc tuân theo Đấng Cứu Rỗi và mời Đức Thánh Linh dạy dỗ mình

  • những hành động hoặc thái độ có thể làm cho việc học về phần thuộc linh dễ dàng hơn hoặc khó khăn hơn, cả cho bạn ấy và cho những bạn khác trong lớp

biểu tượng, hướng dẫn giảng dạy

Khi học viên chia sẻ lời khuyên của mình, hãy cân nhắc giúp các em nhìn thấy được giá trị của việc chuẩn bị tâm trí và tấm lòng cho việc học hỏi trước giờ học. Anh chị em có thể giúp học viên thực hiện điều này qua việc gửi lời mời cho các em chuẩn bị bằng cách sử dụng một số gợi ý “Học viên chuẩn bị” ở đầu mỗi bài học. Đồng thời, giúp học viên nhận thấy được tầm quan trọng của việc hành động theo những lẽ thật mà các em học được sau khi rời khỏi lớp.

Hãy đặt ra một mục tiêu để nhận được lợi ích tối đa từ kinh nghiệm lớp giáo lý của em trong năm nay. Để thực hiện được điều này, em có thể trả lời các câu hỏi sau:

  • Em đang hy vọng có thể học hỏi được gì từ lớp giáo lý năm nay?

  • Em sẵn sàng làm gì để cho Chúa thấy rằng mình muốn học hỏi từ Ngài và trở nên giống như Ngài hơn?