Lớp Giáo Lý
1 Nê Phi 17–18: “Tôi đã Hướng Về Thượng Đế của Tôi”


“1 Nê Phi 17–18: ‘Tôi đã Hướng Về Thượng Đế của Tôi’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“1 Nê Phi 17–18: ‘Tôi đã Hướng Về Thượng Đế của Tôi’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

1 Nê Phi 17–18

“Tôi đã Hướng Về Thượng Đế của Tôi”

Thiếu nữ bị bắt nạt

Tất cả chúng ta sẽ phải trải qua những thử thách và đau khổ trong cuộc sống. Một số trong đó sẽ là hậu quả của những hành vi sai trái của chính chúng ta hoặc đơn giản là do chúng ta sống trong một thế giới sa ngã và không hoàn hảo. Như Nê Phi đã trải qua trong suốt hành trình đến vùng đất hứa, một số thử thách và nỗi thống khổ là do những người xung quanh chúng ta lạm dụng quyền tự quyết của họ. Bất kể nguồn gốc của nỗi thống khổ của chúng ta có là gì đi nữa thì Chúa Giê Su Ky Tô sẽ ban sức mạnh và sự chữa lành cho những người tìm kiếm Ngài. Bài học này có thể giúp em cảm thấy tình thương yêu và lòng biết ơn dành cho Chúa, bất kể hoàn cảnh mà em đang gặp phải.

Hiểu được nhu cầu học tập của học viên.Hãy tìm cách hiểu nhu cầu học tập của các cá nhân trong lớp của anh chị em. Điều này sẽ giúp anh chị em cung cấp những kinh nghiệm học tập đáp ứng nhu cầu của các em và cho phép các cá nhân học theo nhiều cách khác nhau. Các cách thức này có thể bao gồm giáo cụ trực quan, làm việc theo nhóm hoặc học tập cá nhân. Hãy nhạy cảm với những học viên có các thử thách đặc biệt trong việc học tập.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị chia sẻ những kinh nghiệm đã giúp các em cảm nhận được tình thương yêu và lòng biết ơn lớn lao hơn dành cho Chúa.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em sẽ phản ứng thế nào?

Em đã bao giờ nhận thấy đôi khi mọi người có thể phản ứng khác nhau trong các tình huống tương tự chưa? Đọc những tình huống sau đây và suy ngẫm xem những người trong các tình huống đó có thể phản ứng theo những cách khác nhau nào.

Sử dụng những tình huống sau hoặc đưa ra các tình huống khác để giúp học viên thảo luận về những cách phản ứng khác nhau với các khó khăn hoặc thử thách.

Guillermo đi khám mắt vì thị lực của anh bị mờ. Bác sĩ nói anh bị một chứng rối loạn hiếm gặp khiến anh sẽ bị mù hoàn toàn trong vòng một năm.

Anh trai của Layla nổi giận và đẩy cô, khiến cô bị thương ở mắt cá chân. Đáng lẽ cô ấy sẽ chơi trong trận tranh chức vô địch của đội mình, nhưng giờ cô ấy không thể chạy.

  • Những người trong các trường hợp này có thể phản ứng theo những cách khác nhau nào với tình huống khó khăn của họ?

  • Em nghĩ tại sao mọi người phản ứng theo cách tích cực hoặc tiêu cực với các thử thách mà họ gặp phải?

Quan điểm của Nê Phi

Khi nghiên cứu Sách Mặc Môn, em có thể đã nhận thấy sự khác biệt giữa những hành động và thái độ của Nê Phi so với những hành động và thái độ của La Man và Lê Mu Ên, ngay cả khi họ phải chịu nhiều khổ sở như nhau. Hãy chú ý đến sự khác biệt này khi em nghiên cứu các câu sau.

Đối với sinh hoạt học tập sau đây, học viên có thể đọc phần so sánh đầu tiên với một người bạn cùng nhóm, sau đó chuyển sang bạn khác cho nhóm câu khác. Tương tự, học viên có thể thảo luận các câu hỏi sau theo cặp, theo nhóm nhỏ, hoặc cùng với cả lớp trước khi nghiên cứu các sự kiện trong 1 Nê Phi 18.

Đi trong vùng hoang dã:So sánh lời kể của Nê Phi trong 1 Nê Phi 17:1–3 với những điều La Man và Lê Mu Ên đã nói trong 1 Nê Phi 17:20–22.

Đóng một con tàu:So sánh phản ứng của Nê Phi trong 1 Nê Phi 17:8–9, 15 với phản ứng của La Man và Lê Mu Ên trong 1 Nê Phi 17:17–18.

Xác định cách tốt nhất để thu hút học viên tham gia một cuộc thảo luận về những điều các em đọc. Những câu hỏi sau đây có thể giúp ích trong cuộc thảo luận này.

  • Em đã có những suy nghĩ hoặc ấn tượng gì khi so sánh những lời nói và hành động của Nê Phi với những lời nói và hành động của La Man và Lê Mu Ên?

  • Em nhận thấy điều gì về mối quan hệ giữa mỗi cá nhân này với Thượng Đế?

Tất cả chúng ta đều có những thời điểm chúng ta phản ứng tốt với các tình huống khó khăn, và những thời điểm khác thì không tốt lắm. Hãy nghĩ xem em thường hành động giống Nê Phi hơn hay giống La Man và Lê Mu Ên hơn khi gặp phải những tình huống khó khăn. Khi em tiếp tục nghiên cứu, hãy tìm kiếm những lời giảng dạy có thể giúp mình phản ứng theo những cách tích cực hơn khi gặp phải những khó khăn hoặc thử thách.

Lê Hi và gia đình đi tàu đến vùng đất hứa

Sau khi Nê Phi và các anh của ông hoàn thành việc đóng tàu, Chúa đã ra lệnh cho Lê Hi và gia đình ông bắt đầu đi đến vùng đất hứa (xin xem 1 Nê Phi 18:1–8).

Hãy đọc 1 Nê Phi 18:9–21, tìm kiếm một số khó khăn gia đình họ đã trải qua trong cuộc hành trình này. Khi em nghiên cứu, hãy tiếp tục so sánh những hành động và thái độ của Nê Phi với những hành động và thái độ của La Man và Lê Mu Ên.

13:0
  • Em thấy điều gì là nổi bật từ câu chuyện này?

  • Hãy chú ý những điều Nê Phi đã ghi lại trong câu 16. Nếu em có cơ hội đặt một số câu hỏi cho ông về những hành động của ông trong câu này, thì em sẽ hỏi ông điều gì?

  • Em nghĩ ông có thể trả lời những câu hỏi của em như thế nào?

Anh Cả Dale G. Renlund thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ chia sẻ một lý do mà Nê Phi đã có thể phản ứng như vậy qua những khó khăn của ông.

13:39

Vì xa cách Đấng Cứu Rỗi, nên La Man và Lê Mu Ên ta thán, hay gây gổ, và không có đức tin. Họ cảm thấy rằng cuộc đời là không công bằng và họ được quyền hưởng ân điển của Thượng Đế. Trái lại, vì ông đã đến gần Thượng Đế, nên Nê Phi chắc hẳn nhận ra rằng cuộc sống sẽ không công bằng nhất đối với Chúa Giê Su Ky Tô. Mặc dù hoàn toàn vô tội, nhưng Đấng Cứu Rỗi phải chịu đau khổ nhiều nhất.

Chúng ta càng gần Chúa Giê Su Ky Tô trong mọi ý nghĩ và ý định trong lòng thì chúng ta càng biết ơn nỗi đau khổ vô tội của Ngài, càng biết ơn nhiều hơn về ân điển và sự tha thứ, và càng muốn hối cải và trở nên giống như Ngài. (Dale G. Renlund, “Để Ta Có Thể Thu Hút Tất Cả Mọi Người Đến cùng Ta”, Liahona, tháng Năm năm 2016, trang 40)

  • Em đã học được lẽ thật nào từ lời phát biểu của Anh Cả Renlund mà có thể giúp ích cho em trong những thử thách của mình?

Cân nhắc chia sẻ lẽ thật sau đây nếu học viên không tự nhận ra một điều gì đó tương tự.

Một lẽ thật mà em có thể đã nhận ra là khi chúng ta đến gần Chúa Giê Su Ky Tô, chúng ta có thể cảm thấy tình thương yêu và lòng biết ơn dành cho Ngài ngay cả trong những thời điểm khó khăn.

  • Em nghĩ tại sao chúng ta có nhiều khả năng cảm nhận được tình thương yêu và lòng biết ơn dành cho Chúa Giê Su Ky Tô khi chúng ta ở gần Ngài hơn?

Nếu học viên có thể sử dụng sự trợ giúp khi trả lời câu hỏi trước thì hãy cân nhắc đặt thêm các câu hỏi như “Chúa đã làm gì cho em khiến em biết ơn Ngài?” hoặc “Có khi nào em cảm thấy đặc biệt biết ơn Đấng Cứu Rỗi?”

Cân nhắc trưng ra các câu hỏi sau đây và mời học viên viết câu trả lời cho một hoặc nhiều câu hỏi khác trong nhật ký ghi chép việc học tập của mình. Sau đó mời những người xung phong chia sẻ một số suy nghĩ của các em.

  • Làm thế nào em có thể nhận ra khi mình có lẽ đang xa cách Chúa? Em có thể làm gì để thu hẹp khoảng cách đó?

  • Điều gì đã giúp em đến gần Chúa Giê Su Ky Tô hơn?

Cân nhắc cho học viên thời gian để suy ngẫm và cầu nguyện thầm về việc họ cảm thấy gần gũi với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô ra sao và ghi lại bất kỳ suy nghĩ hoặc ấn tượng nào các em đã có trong suốt bài học này vào nhật ký ghi chép việc học tập. Đoạn sau đây là một cách để em có thể làm điều này.