Lớp Giáo Lý
2 Nê Phi 2:17–26: “Được Cứu Chuộc khỏi Sự Sa Ngã”


“2 Nê Phi 2:17–26: ‘Được Cứu Chuộc khỏi Sự Sa Ngã’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“2 Nê Phi 2:17–26: ‘Được Cứu Chuộc khỏi Sự Sa Ngã’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

2 Nê Phi 2:17–26

“Được Cứu Chuộc khỏi Sự Sa Ngã”

Rời Khỏi Vườn Ê Đen

Em đã bao giờ tự hỏi những lựa chọn của A Đam và Ê Va từ hàng ngàn năm trước vẫn có thể ảnh hưởng như thế nào đến em hay không? Lê Hi dạy con cái về ảnh hưởng của Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va và rằng với sự giúp đỡ của Đấng Cứu Rỗi, chúng ta có thể vượt qua mọi thử thách của cuộc sống trần thế. Bài học này có thể giúp em biết ơn Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài nhiều hơn khi em hiểu được Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va.

Giúp học viên phát triển khả năng thảo luận về các niềm tin phúc âm với những người khác.Học viên gia tăng sự hiểu biết của mình khi các em giải thích phúc âm. Hãy tạo ra một môi trường mà trong đó, học viên cảm thấy thoải mái để chia sẻ sự hiểu biết của mình về các lẽ thật phúc âm với những người khác.

Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên đọc tín điều thứ hai và suy ngẫm cách các em sẽ giải thích tín điều đó cho người khác. Các em cũng có thể hỏi một hoặc hai người mà các em tin tưởng chia sẻ với mình sự hiểu biết của họ về tín điều thứ hai.

Có thể sử dụng sinh hoạt này ở đầu bài học hoặc khi học viên chia sẻ những điều các em biết về Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Sự hiểu biết dẫn đến lòng biết ơn

Hãy suy ngẫm về những câu hỏi sau đây:

  • Trên thang điểm từ 1 đến 10 (1 là “không hề” và 10 là “hoàn toàn”), em cảm thấy mình hiểu và biết ơn Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh của Ngài dành cho mình ở mức nào? Tại sao?

Cho học viên đủ thời gian để suy ngẫm các câu hỏi trước đó trước khi tiếp tục. Sau đó mời các em chia sẻ câu trả lời cho câu hỏi tiếp theo:

  • Nếu người nào đó hỏi em họ nên làm gì để hiểu và biết ơn Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô, thì em sẽ nói gì?

Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã chỉ ra một bước cần thiết để hiểu hơn về Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi. Em có thể muốn xem video “Nơi Có Công Lý, Tình Yêu Thương và Lòng Thương Xót Liên Kết Với Nhau” từ phút 6:51 đến 7:26 hoặc đọc lời phát biểu sau đây:

17:14
Anh Cả Jeffrey R. Holland

Lẽ thật đơn giản là chúng ta không thể hiểu hết Sự Chuộc Tội và Sự Phục Sinh của Đấng Ky Tô và chúng ta sẽ không đánh giá thích hợp mục đích duy nhất của sự giáng sinh hay cái chết của Ngài … nếu không hiểu rằng thật sự là có một người đàn ông tên là A Đam và một người phụ nữ tên là Ê Va đã sa ngã từ Vườn Ê Đen thật sự với tất cả những hậu quả mà sự sa ngã có thể gây ra. (Jeffrey R. Holland, “Nơi Có Công Lý, Tình Yêu Thương và Lòng Thương Xót Liên Kết Với Nhau”, Liahona, tháng Năm năm 2015, trang 105)

Để giúp em đánh giá mức độ mình đã biết về Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va, hãy suy nghĩ về các câu hỏi sau:

  • Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va là gì?

  • Sự Sa Ngã đã có những ảnh hưởng gì đến thế gian? đến em?

  • Sự Sa Ngã đóng vai trò gì trong kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng?

  • Làm thế nào mà Sự Sa Ngã giúp em hiểu và biết ơn Chúa Giê Su Ky Tô và sự hy sinh của Ngài dành cho mình?

Khi em nghiên cứu, hãy tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này và suy ngẫm xem làm thế nào mà việc hiểu được những câu hỏi đó có thể giúp em.

Ảnh hưởng của Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va

Đoạn sau đây nhằm giúp học viên hiểu Vườn Ê Đen là như thế nào, để họ có thể hiểu sâu sắc hơn về ảnh hưởng của Sự Sa Ngã. Cân nhắc mời học viên chia sẻ những điều các em biết về các sự kiện này và điền vào bất kỳ chi tiết quan trọng nào.

Khi Lê Hi sắp qua đời, ông nói chuyện rất nhiều với con trai mình là Gia Cốp về Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va. A Đam, Ê Va, và tất cả các hình thái của sự sống trên trái đất đã tồn tại trong một trạng thái bất diệt, không phải trải qua cái chết, và ở trong sự hiện diện của Thượng Đế. Trong tình trạng đó, họ không thể bị bệnh hoặc chết, và khu vườn cung cấp thực phẩm cho họ mà không cần họ phải làm việc để tạo ra lương thực. Họ cũng không thể có một gia đình. Chúa cảnh báo họ rằng nếu họ ăn trái của cây hiểu biết điều thiện và điều ác, thì cuối cùng họ sẽ chết (xin xem Môi Se 3:16–17; Áp Ra Ham 5:12–13). Quyết định của A Đam và Ê Va để ăn trái đó và hậu quả đối với họ và phần còn lại của thế gian được gọi là Sự Sa Ngã.

Hãy đọc 2 Nê Phi 2:19–23An Ma 42:6–9, và tìm kiếm những hậu quả của Sự Sa Ngã. Cân nhắc đánh dấu những điều em tìm thấy.

Có thể là hữu ích để cho học viên cộng tác trong các nhóm nhỏ hoặc cả lớp cùng nhau viết một bản liệt kê lên trên bảng.

Cân nhắc mời học viên trả lời hai câu hỏi sau theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ. Giải thích rằng những câu hỏi này là câu hỏi về quan điểm, vì vậy học viên có thể tự do chia sẻ những suy nghĩ của mình và không cần lo lắng về việc phải có một “câu trả lời đúng”.

  • Em sẽ cảm thấy như thế nào nếu em là A Đam và Ê Va và phải nhận lấy những hậu quả này?

  • Em nghĩ rằng những tác động này là tốt, xấu, hay cả hai? Tại sao?

Hãy đọc 2 Nê Phi 2:24–25, và suy ngẫm về cách em sẽ tóm tắt những câu này bằng lời của chính mình.

biểu tượng, thông thạo giáo lý2 Nê Phi 2:25 là một đoạn thông thạo giáo lý. Cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo cách riêng biệt để em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó. Trong bài học tiếp theo, em sẽ có cơ hội tập áp dụng giáo lý được dạy trong đoạn này cho một câu hỏi hoặc một tình huống.

Mời học viên chia sẻ cách các em sẽ tóm tắt các câu thánh thư này. Viết bất kỳ lẽ thật nào các em đề cập đến lên trên bảng. Sau đây là một ví dụ về một lẽ thật mà các em có thể nhận ra.

Một lẽ thật mà Lê Hi đã dạy là Sự Sa Ngã là một phần thiết yếu trong kế hoạch hạnh phúc của Cha Thiên Thượng.

Hãy dành chút thời gian để suy ngẫm về lý do tại sao Sự Sa Ngã là một phần thiết yếu trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng khi em đọc lời phát biểu này của Anh Cả Jeffrey R. Holland thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ:

Anh Cả Jeffrey R. Holland

Sự Sa Ngã là một phần thiết yếu trong kế hoạch thiêng liêng của Cha Thiên Thượng. Nếu không có nó, thì A Đam và Ê Va sẽ không sinh con cái trên thế gian, và sẽ không có gia đình nhân loại để nếm trải sự tương phản và sự tăng trưởng, quyền tự quyết về đạo đức, và niềm vui phục sinh, sự cứu chuộc và cuộc sống vĩnh cửu [xin xem 2 Nê Phi 2:22–27; Môi Se 5:11]. (Jeffrey R. Holland, “The Atonement of Jesus Christ”, Ensign, tháng Ba năm 2008, trang 35)

  • Tại sao Sự Sa Ngã lại là một phần thiết yếu trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng?

Như một phần của câu hỏi này, anh chị em có thể muốn cho học viên đánh dấu và thảo luận về cụm từ “loài người có sinh tồn thì họ mới hưởng được niềm vui” trong 2 Nê Phi 2:25. Anh chị em có thể đặt ra những câu hỏi như sau:

Tại sao điều quan trọng là phải hiểu rằng ngay cả khi chúng ta phải đương đầu với những hậu quả của Sự Sa Ngã, Cha Thiên Thượng vẫn muốn chúng ta cảm thấy niềm vui? Việc này dạy cho các em điều gì về Ngài?

Chúng ta vẫn cần trợ giúp

Mặc dù hậu quả của Sự Sa Ngã là một phần trong kế hoạch của Cha Thiên Thượng và nhằm giúp chúng ta tiến triển, chúng ta không thể cảm thấy niềm vui đích thực nếu không có sự giúp đỡ thiêng liêng.

Anh chị em có thể muốn liệt kê các đoạn thánh thư dưới đây lên trên bảng và yêu cầu học viên yên lặng nghiên cứu và suy ngẫm kỹ về các câu đó.

Hãy đọc kỹ 2 Nê Phi 2:26, tìm kiếm cách để có thể khắc phục ảnh hưởng của Sự Sa Ngã và cảm thấy niềm vui. Sau đó, đọc Môi Se 5:10–11, chú ý đến những lẽ thật khiến A Đam và Ê Va hân hoan.

  • Em đã học được điều gì?

  • Tại sao em nghĩ rằng A Đam và Ê Va hân hoan sau khi biết về Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô?

Sau khi học viên chia sẻ, các em có thể xem lại bốn câu hỏi tự đánh giá từ đầu bài học và xem bây giờ các em có thể trả lời ở mức nào. Nếu cần thiết, hãy nhắc lại bất kỳ tài liệu nào trong bài học để giúp làm rõ sự hiểu biết của các em. Một cách thức khác để giúp học viên suy nghĩ về những điều các em đã học được trong bài học này là chia sẻ tình huống sau đây và mời học viên chia sẻ cách các em sẽ trả lời.

Hãy tưởng tượng rằng trong một cuộc thảo luận với một người bạn, em nhận thấy rằng cô ấy không biết ơn Đấng Cứu Rỗi hoặc Sự Chuộc Tội của Ngài.

  • Sự hiểu biết nào về Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va có thể giúp cô ấy biết ơn Đấng Cứu Rỗi và Sự Chuộc Tội của Ngài?

Cân nhắc chia sẻ chứng ngôn của các em về lẽ thật được giảng dạy trong bài học này.