Lớp Giáo Lý
2 Nê Phi 2:26–30: Tự Do Lựa Chọn


“2 Nê Phi 2:26–30: Tự Do Lựa Chọn”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“2 Nê Phi 2:26–30”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

2 Nê Phi 2:26–30

Tự Do Lựa Chọn

những thiếu niên tại một bữa tiệc

Trong suốt cuộc đời mình, em sẽ phải đối mặt với những lựa chọn. Một số lựa chọn em đưa ra sẽ có hậu quả lâu dài, đôi khi thậm chí vĩnh viễn. Lê Hi đã dạy rằng nhờ vào Chúa Giê Su Ky Tô, mọi người đều “được tự ý lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu” hoặc “cảnh tù đày và sự chết” (2 Nê Phi 2:27). Bài học này có thể giúp em sử dụng quyền tự quyết của mình để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

Biết hoàn cảnh của từng học viên.Mỗi học viên có những kinh nghiệm và mối quan hệ khác nhau ảnh hưởng đến cách các em suy nghĩ và cảm nhận về các lẽ thật phúc âm. Tìm cách hiểu từng học viên và hoàn cảnh của các em. Khi anh chị em chuẩn bị và dạy các bài học, hãy suy nghĩ về các yếu tố khác nhau có thể ảnh hưởng đến cách phản ứng của học viên.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên đọc 2 Nê Phi 2:27 và thành tâm suy ngẫm những lựa chọn nào trong cuộc sống đang giúp các em đến gần Đấng Cứu Rỗi hơn và nhận được những phước lành Ngài ban cho. Mời các em cũng hãy cân nhắc bất kỳ lựa chọn nào các em có thể muốn thay đổi.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Đưa ra những lựa chọn

Viết bản liệt kê sau đây lên trên bảng. Mời học viên thảo luận theo cặp, theo nhóm nhỏ hoặc cùng với cả lớp.

Hãy suy ngẫm lý do tại sao những người khác nhau có thể quyết định làm hoặc không làm những điều sau:

  • cầu nguyện thường xuyên

  • đi nhà thờ

  • hối cải

  • vâng theo Lời Thông Sáng

  • tha thứ cho những người khác

Hãy suy ngẫm lý do của chính em khi chọn làm hoặc không làm những hành động này. Cũng hãy cân nhắc các lệnh truyền khác có trong phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Khi em học bài học này, hãy tìm kiếm sự giúp đỡ từ Đức Thánh Linh để hiểu em đang sử dụng quyền tự quyết của mình như thế nào theo những cách mà Chúa chấp thuận và cách em có thể muốn cải thiện.

Tự do lựa chọn

Vào lúc cuối đời, tiên tri Lê Hi đã dạy gia đình mình về những phần quan trọng trong kế hoạch cứu rỗi của Cha Thiên Thượng. Những lời dạy của ông bao gồm Sự Sa Ngã, Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi và quyền tự quyết.

Hãy đọc 2 Nê Phi 2:26, và tìm kiếm những điều Lê Hi đã dạy về ba phần này.

  • Em đã học được điều gì?

    Khi học viên chia sẻ, có thể là hữu ích để chỉ ra cụm từ “họ được cứu chuộc khỏi sự sa ngã” và hỏi các em nhớ điều gì về Sự Sa Ngã.

  • Làm thế nào mà Sự Sa Ngã và Sự Chuộc Tội của Đấng Cứu Rỗi làm cho chúng ta có thể có quyền tự quyết?

Đọc 2 Nê Phi 2:27. Vẽ một sơ đồ đơn giản để cho thấy câu này dạy điều gì, hoặc tóm tắt câu đó bằng lời riêng của em.

Mời học viên chia sẻ những điều các em đã vẽ hoặc cách các em tóm tắt câu đó. Các học viên có thể làm việc theo cặp, theo nhóm nhỏ hoặc cùng với cả lớp.

biểu tượng, thông thạo giáo lý2 Nê Phi 2:27 là một đoạn thông thạo giáo lý. Cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo cách riêng biệt để em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó. Trong bài học tiếp theo, em sẽ có cơ hội tập áp dụng giáo lý được dạy trong đoạn này cho một câu hỏi hoặc một tình huống.

Cân nhắc vẽ một sơ đồ lên trên bảng giống như sơ đồ được minh họa dưới đây hoặc sử dụng sơ đồ do học viên tạo ra. Hãy sử dụng sơ đồ khi học viên trả lời các câu hỏi sau. Anh chị em có thể trưng ra toàn bộ sơ đồ cùng một lúc, hoặc có thể cho học viên xem nửa trên trước, sau đó xem thêm nửa dưới khi thảo luận các câu hỏi thứ ba và thứ tư.

Sau đây là một cách để mô tả câu này:

sơ đồ Tự Do Lựa Chọn

Một cách để em có thể tóm tắt lời dạy của Đấng Cứu Rỗi trong câu 27chúng ta được tự ý lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu qua Chúa Giê Su Ky Tô hoặc lựa chọn cảnh tù đày và sự chết.

Lưu ý rằng ngay phía trên ô có tiêu đề “Tự Do Lựa Chọn”, các mũi tên bắt đầu hướng đến gần nhau. Một số người có thể cảm thấy rằng việc sử dụng quyền tự quyết của chúng ta để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô giới hạn các lựa chọn của chúng ta và thực sự lấy đi sự tự do của chúng ta.

  • Tại sao một số người có thể cảm thấy rằng việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô hạn chế sự tự do của chúng ta?

Hãy chú ý cách sơ đồ này cho thấy rằng khi chúng ta noi theo Chúa Giê Su Ky Tô thì các mũi tên mở rộng hơn. Trong thực tế, việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô cho chúng ta nhiều lựa chọn và nhiều tự do hơn.

  • Việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô dẫn đến sự tự do trong những phương diện nào?

Chú ý rằng ở phần kia của sơ đồ, các mũi tên bắt đầu ở xa nhau và sau đó đến gần nhau hơn.

  • Tại sao một số người có thể cảm thấy rằng việc không vâng theo Chúa Giê Su Ky Tô dẫn đến sự tự do?

  • Làm thế nào mà việc lựa chọn không vâng theo Chúa Giê Su Ky Tô dẫn đến cảnh tù đày?

Anh Cả D. Todd Christofferson thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã mô tả lý do tại sao việc không vâng theo Chúa dẫn đến ít sự tự do hơn:

Anh Cả D. Todd Christofferson

Sa Tan … thúc đẩy hành vi và những lựa chọn mà hạn chế quyền tự do lựa chọn của chúng ta bằng cách thay thế ảnh hưởng của Đức Thánh Linh bằng sự thống trị của chính hắn (xin xem GL&GƯ 29:40; 93:38–39). Việc nhượng bộ những cám dỗ của hắn dẫn đến một phạm vi lựa chọn ngày càng hẹp hơn cho đến khi không còn quyền lựa chọn nữa và đưa đến những thói nghiện khiến chúng ta bất lực không thể kháng cự. (D. Todd Christofferson, “Moral Agency”, Ensign, tháng Sáu năm 2009, trang 49)

6:26

Hãy đọc 2 Nê Phi 2:28–30, và dành vài phút để suy ngẫm về việc em đang chọn sử dụng quyền tự quyết của mình ra sao.

Hãy suy ngẫm câu trả lời của em cho những câu hỏi sau:

  • Làm thế nào mà những lựa chọn để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô dẫn em đến sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu? Chúa đang ban phước cho những nỗ lực của em như thế nào?

  • Làm thế nào mà một số lựa chọn của em có thể dẫn em đến cảnh tù đày? Bước đầu tiên em cần để thay đổi có thể là gì? Chúa có thể giúp em như thế nào?

Hãy đảm bảo với học viên rằng các em có thể khắc phục bất cứ lựa chọn tồi tệ nào của mình nhờ vào đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô và sự hối cải. Làm chứng về Đấng Cứu Rỗi, Sự Chuộc Tội của Ngài, và khả năng của Ngài để củng cố chúng ta trong những nỗ lực của mình để đưa ra những lựa chọn sẽ dẫn đến hạnh phúc và cuộc sống vĩnh cửu. Nếu được thúc giục, có thể là hữu ích để nhắc học viên rằng vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh có các chìa khóa của chức tư tế để giúp bất cứ ai trở lại con đường giao ước.