Lớp Giáo Lý
2 Nê Phi 9:50–52: “Hãy Đến Với Đấng Thánh của Y Sơ Ra Ên”


“2 Nê Phi 9:50–52: ‘Hãy Đến Với Đấng Thánh của Y Sơ Ra Ên’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“2 Nê Phi 9:50–52”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

2 Nê Phi 9:50–52

“Hãy Đến Với Đấng Thánh của Y Sơ Ra Ên”

thanh thiếu niên cùng nhau đọc thánh thư

Em đã bao giờ mong đợi hạnh phúc tuyệt vời từ một điều gì đó để rồi bị thất vọng sau đó? Gia Cốp kết thúc bài giảng của mình bằng cách khuyên bảo người dân Nê Phi tránh lãng phí thời gian hoặc tiền bạc vào những thứ không mang lại sự hài lòng lâu dài. Ông mời họ đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô và vui hưởng những phước lành của phúc âm. Bài học này nhằm giúp em cảm thấy gia tăng mong muốn tìm kiếm những phước lành và sự hài lòng mà chỉ có Chúa Giê Su Ky Tô mới có thể ban cho.

Giảng dạy giáo lý.Chúa truyền lệnh cho chúng ta “giảng dạy lẫn nhau về giáo lý của vương quốc” (Giáo Lý và Giao Ước 88:77). Giáo lý này bao gồm những lẽ thật vĩnh cửu mà khi được áp dụng, sẽ dẫn đến sự tôn cao. Trọng tâm giữa những lẽ thật này là vai trò của Chúa Giê Su Ky Tô trong kế hoạch cứu rỗi. Việc giảng dạy giáo lý chân chính mời sự làm chứng của Đức Thánh Linh và có thể soi dẫn cho học viên noi theo Đấng Cứu Rỗi.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm về những lựa chọn các em đã thực hiện, những nơi các em đã đến, hoặc những điều các em đã học được mà mang lại sự hài lòng lâu dài cho cuộc sống của mình.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Thỏa mãn cơn đói và cơn khát của chúng ta

Cân nhắc cho học viên xem một vài chiếc cốc chứa đầy những thứ không thể xua tan cơn khát của một người, chẳng hạn như nước tương, mù tạt hoặc si-rô. Sau đó trưng ra một cốc khác chứa đầy nước sạch. Mời học viên tưởng tượng rằng các em đang cực kỳ khát và chỉ có cơ hội uống từ một trong những chiếc cốc mà anh chị em đang cho các em xem. Yêu cầu các em đưa ra một lựa chọn và giải thích những hậu quả tiềm ẩn cho lựa chọn của mình.

Anh chị em cũng có thể minh họa bằng các món ăn không thỏa mãn cơn đói của một người, chẳng hạn như muối hoặc một chút bạc hà, cùng với một món ăn thực sự và bổ dưỡng hơn, chẳng hạn như một miếng trái cây.

Em có thể đã nhận thấy rằng tinh thần của chúng ta, giống như cơ thể của chúng ta, cần được nuôi dưỡng và thỏa mãn.

  • Một số cách thức chúng ta có thể cung cấp nguồn dinh dưỡng lâu dài hoặc sự hài lòng cho tinh thần của mình là gì?

  • Con người tìm đến những điều gì để được thỏa mãn nhưng có thể khiến họ cảm thấy trống rỗng tinh thần?

  • Em nghĩ tại sao đôi khi mọi người tìm đến những điều không mang lại sự thỏa mãn lâu dài?

Mời học viên đánh giá cuộc sống của chính các em bằng cách cho các em cơ hội suy ngẫm về những câu hỏi sau đây.

  • Có những điều nào em tìm đến để có hạnh phúc và sự trọn vẹn nhưng không thực sự làm thỏa mãn những mong muốn đó không? Điều gì đã giúp em cảm thấy sự bình an và hạnh phúc lâu dài trong cuộc sống của mình?

  • Khi em học hôm nay, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể giúp em có được những phước lành và sự hài lòng mà chỉ có Chúa Giê Su Ky Tô mới có thể ban cho.

“Hãy nuôi dưỡng những gì không bị hư mất”

Hãy nhớ lại từ việc học của em về 2 Nê Phi 9:27–49 rằng Gia Cốp đã cảnh báo người dân của mình về những hành vi tội lỗi mà họ đang tham gia. Sau đó, Gia Cốp kết thúc bài giảng của mình bằng một lời mời quan trọng.

Đọc 2 Nê Phi 9:50–52, tìm kiếm lời mời của Gia Cốp dành cho người dân của ông.

  • Em tìm thấy một số từ hoặc cụm từ quan trọng nào trong những câu này? Tại sao?

  • Những câu này giúp em hiểu gì về những mong muốn của Chúa Giê Su Ky Tô dành cho chúng ta? Những câu này dạy em điều gì về những điều Ngài ban cho chúng ta?

Mời học viên nhận ra các lẽ thật từ những lời dạy của Gia Cốp. Các em có thể nhận ra một lẽ thật tương tự như sau. Hãy cân nhắc viết lẽ thật này lên trên bảng.

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học từ những câu này là khi chúng ta đến cùng Chúa Giê Su Ky Tô, tâm hồn của chúng ta có thể được thỏa mãn.

Sử dụng phần tham khảo chéo để làm gia tăng sự hiểu biết của em

Việc tìm kiếm các đoạn thánh thư liên quan đến những điều em đang nghiên cứu có thể là một cách hữu ích để gia tăng sự hiểu biết và lòng biết ơn đối với những điều có trong thánh thư.

Hãy thực hành kỹ năng này bằng cách tìm các phần tham khảo chéo liên quan đến những lời dạy trong 2 Nê Phi 9:50–52.

Cân nhắc cho cả lớp thực hiện tiến trình được mô tả trong hai đoạn sau đây, vẽ sơ đồ lên trên bảng và cùng nhau tìm một hoặc hai phần tham khảo chéo. Một phần tham khảo chéo hữu ích anh chị em có thể chỉ ra cho học viên là An Ma 5:33–34. Sau đó, có thể chia học viên thành các cặp hoặc các nhóm nhỏ để cùng nhau tìm kiếm các phần tham khảo chéo.

Cân nhắc tạo một sơ đồ tương tự như sau trong nhật ký ghi chép việc học tập của em và viết “2 Nê Phi 9:50–52” trong vòng tròn ở giữa. Khi em tìm thấy các đoạn thánh thư liên quan mà em muốn ghi nhớ, em có thể viết phần tham khảo trong các vòng tròn khác.

biểu đồ hình tròn

Bước đầu tiên để tìm phần tham khảo chéo có thể là tìm kiếm các phần tham khảo thánh thư và các đề tài được liệt kê trong cước chú. Tiếp theo, hãy nghĩ đến việc xác định các từ then chốt trong 2 Nê Phi 9:50–52 và tìm kiếm những từ hoặc thuật ngữ liên quan trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư hoặc dùng chức năng tìm kiếm trong Thư Viện Phúc Âm.

Dưới đây là một số từ hoặc cụm từ em có thể cân nhắc tìm kiếm: đến; nước sự sống; thỏa mãn; nghe; nuôi dưỡng; cầu nguyện; tạ ơn; vui sướng.

Sau khi học viên đã có đủ thời gian để tìm phần tham khảo chéo, hãy mời một vài học viên tình nguyện chia sẻ một trong những câu thánh thư đặc biệt có ý nghĩa đối với các em. Yêu cầu học viên giải thích làm thế nào phần tham khảo chéo đó làm gia tăng sự hiểu biết của các em về những lời dạy trong 2 Nê Phi 9:50–52. Cân nhắc thêm các phần tham khảo thánh thư mà học viên chia sẻ vào sơ đồ trên bảng.

Áp dụng những điều em đã học

Hãy suy ngẫm về những điều em đã học được về Chúa Giê Su Ky Tô ngày hôm nay và cách những lời giảng dạy này có thể ban phước cho em trong hoàn cảnh hiện tại của mình.

Để giúp học viên lĩnh hội những điều các em đã học được trong bài học ngày hôm nay, hãy cân nhắc trưng ra các câu hỏi sau đây và mời học viên ghi lại câu trả lời của các em vào nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Em muốn ghi nhớ điều gì mà ngày hôm nay em đã học hoặc cảm nhận được về Chúa Giê Su Ky Tô?

  • Làm thế nào mà việc chọn noi theo Chúa Giê Su Ky Tô có thể làm cho tâm hồn em được thỏa mãn lâu dài?

  • Em có thể đưa ra một số lựa chọn cụ thể nào để mang lại sự hài lòng lâu dài có được nhờ Chúa Giê Su Ky Tô vào cuộc sống của mình?

Mời một vài học viên tình nguyện chia sẻ các câu trả lời của các em với cả lớp. Hãy làm chứng về những lẽ thật anh chị em đã thảo luận hôm nay. Khuyến khích học viên xem xét cuộc sống của mình và suy ngẫm về những thay đổi mà các em có thể thực hiện để giúp bản thân trải nghiệm niềm hạnh phúc, sự bình an và sự hài lòng đến từ việc noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.