Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 2: 1 Nê Phi 16–2 Nê Phi 25


“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 2: 1 Nê Phi 16–2 Nê Phi 25”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Đánh Giá Việc Học Tập của Em”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 2

1 Nê Phi 162 Nê Phi 25

một người đang nhìn vào hình ảnh phản chiếu của mình

Bài học này nhằm giúp em đánh giá sự phát triển cá nhân mà em có được trong quá trình học Sách Mặc Môn.

Nhắc nhở học viên về những mục tiêu cá nhân của các em: Là một phần trong chương trình Trẻ Em và Giới Trẻ, học viên có thể đã tạo ra các mục tiêu thuộc linh, xã hội, thể chất và trí tuệ để giúp các em trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn. Việc thường xuyên mời học viên suy ngẫm về những lẽ thật các em đang học trong lớp giáo lý có thể giúp các em đạt được mục tiêu của mình.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên ôn lại một số điều đã học được từ 1 Nê Phi 16 đến 2 Nê Phi 25 và chuẩn bị trước khi đến lớp để chia sẻ những đoạn thánh thư yêu thích hoặc các lẽ thật quan trọng.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Suy ngẫm về việc học phúc âm

Bài học này nhằm giúp học viên đánh giá (1) những mục tiêu các em đã đặt ra, (2) khả năng giải thích những lời giảng dạy trong Sách Mặc Môn, hoặc (3) thái độ, mong muốn và khả năng sống theo phúc âm của các em đang thay đổi như thế nào. Việc nghiên cứu của cả lớp về 1 Nê Phi 16 đến 2 Nê Phi 25 có thể đã nhấn mạnh vào những lẽ thật khác với các lẽ thật trong các sinh hoạt sau đây. Nếu vậy, có thể cần điều chỉnh các sinh hoạt để gồm vào những lẽ thật đó.

Để giúp học viên thấy được giá trị của việc suy ngẫm về sự tiến triển thuộc linh của các em trong quá trình nghiên cứu Sách Mặc Môn, hãy mang theo một chiếc gương. Mời học viên thảo luận về việc nhìn nhận bản thân có thể hữu ích như thế nào (nhìn thấy những thứ phía sau các em, nhìn thấy hình ảnh phản chiếu của các em, v.v.). Sau đó, mời học viên suy ngẫm giá trị của việc suy nghĩ và đánh giá việc học phúc âm và lựa chọn của các em. Cân nhắc đặt ra những câu hỏi như sau:

  • Có một chiếc gương mang lại những lợi ích gì?

  • Ngắm mình trong gương có thể giống với suy nghĩ và đánh giá việc học phúc âm của chúng ta như thế nào?

Suy ngẫm về sự tiến triển thuộc linh

Phần này của bài học nhằm giúp học viên suy ngẫm về những kinh nghiệm của các em với việc tìm kiếm và hành động theo sự mặc khải từ Cha Thiên Thượng khi các em nghiên cứu Sách Mặc Môn.

Suy ngẫm về những sự thúc giục và cảm nhận từ Đức Thánh Linh mà em có thể đã nhận được khi nghiên cứu Sách Mặc Môn. Có rất nhiều cách Đức Thánh Linh có thể đã giao tiếp với em. Ví dụ, một số câu nào đó có thể đã thu hút sự chú ý của em và em cảm thấy muốn đánh dấu những câu đó. Em có thể đã có những cảm nghĩ bình an hoặc yêu thương. Em có thể đã đọc và cảm thấy được soi dẫn để hành động theo một cách nào đó hoặc tìm thấy câu trả lời cho một câu hỏi của mình.

Trưng ra các câu hỏi sau để học viên có thể suy ngẫm theo thời gian của riêng mình. Cũng có thể hữu ích khi mời học viên ghi lại câu trả lời của các em cho hai hoặc ba câu hỏi trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Những câu chuyện hoặc đoạn nào từ Sách Mặc Môn đã giúp em nhìn thấy cách Cha Thiên Thượng giao tiếp với con cái của Ngài?

  • Em đã có được những suy nghĩ hoặc cảm nhận nào trong lớp giáo lý hoặc trong việc học tập cá nhân của mình trong năm nay?

  • Em đã làm gì để tìm kiếm sự mặc khải từ Cha Thiên Thượng?

  • Em có thể làm gì để tìm kiếm sự mặc khải và sẵn sàng để nhận ra sự mặc khải khi điều đó tới?

  • Em đã hành động như thế nào theo những ấn tượng em đã nhận được?

Mời học viên sẵn sàng chia sẻ một số câu trả lời của các em với cả lớp, nếu thích hợp. Học viên cũng có thể chia sẻ theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ.

Hãy giải thích Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va cùng Sự Chuộc Tội của Chúa Giê Su Ky Tô

Đối với sinh hoạt sau đây, hãy cân nhắc mời học viên làm việc với một người bạn cùng lớp, mỗi em chọn một trong các đề tài được in nghiêng trong đoạn tiếp theo.

A Đam và Ê Va rời khỏi Vườn Ê Đen

Hãy tưởng tượng rằng em là một người truyền giáo và em và người bạn đồng hành của mình đang chuẩn bị để dạy cho người nào đó về Sự Sa Ngã. Em đã quyết định rằng một trong hai người nên dạy về Sự Sa Ngã và hậu quả của nó đối với loài người và người kia nên dạy về cách Đấng Cứu Rỗi giúp chúng ta vượt qua những hậu quả của Sự Sa Ngã.

Sử dụng thánh thư để giúp em giải thích đề tài mình đã chọn. Có thể là hữu ích khi xem lại 2 Nê Phi 2: 17–27; 9:6–12; 10:23–25, những ghi chú trong nhật ký ghi chép việc học tập của em, hoặc “Sự Sa Ngã của A Đam và Ê Va” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (topics.ChurchofJesusChrist.org) để giúp em chuẩn bị chia sẻ.

Mời học viên chia sẻ những điều các em đã chuẩn bị với người bạn cùng cặp hoặc với cả lớp. Hoặc cân nhắc mời học viên gửi lời giải thích của các em cho một người nào đó trong gia đình, bạn bè hoặc một vị lãnh đạo Giáo Hội.

Cảm nhận của tôi về Chúa Giê Su Ky Tô

Phần này của bài học nhằm cho phép học viên suy ngẫm cảm nhận của các em về Chúa Giê Su Ky Tô.

Cho học viên thời gian để đọc và suy ngẫm theo gợi ý trong đoạn sau. Anh chị em có thể cân nhắc bật nhỏ tiếng các bài thánh ca tôn kính về Đấng Cứu Rỗi như “Lòng Cảm Kích Vô Cùng” (Thánh Ca và Các Bài Ca Thiếu Nhi, số 22).

Sách Mặc Môn làm chứng về Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy suy ngẫm về những điều em đã biết hoặc học được về Đấng Cứu Rỗi. Xem lại các chương em đã học, chẳng hạn như 1 Nê Phi 19, 2 Nê Phi 92 Nê Phi 25. Em cũng có thể tìm những đoạn đã đánh dấu. Có thể là hữu ích khi xem lại những điều em đã viết trong nhật ký ghi chép việc học tập, đặc biệt là các đề mục có cảm nhận của em về Ngài.

  • Viết một bài thơ hoặc một bức thư cho Đấng Cứu Rỗi bày tỏ những cảm nghĩ của em về Ngài. Cân nhắc sử dụng các từ hoặc cụm từ trong thánh thư hoặc tham khảo các đoạn thánh thư.

  • Soạn một bản liệt kê các từ mô tả những cảm nghĩ của em về Đấng Cứu Rỗi. Bao gồm một số lời mô tả từ thánh thư. Tạo một đám mây từ hoặc viết các từ trên từng tờ giấy, và cân nhắc treo trong phòng của em hoặc ở một chỗ khác mà em sẽ nhìn thấy thường xuyên.

  • Vẽ một cái gì đó giúp em thể hiện được những cảm nhận của mình về Đấng Cứu Rỗi.

Nếu có thời gian, hãy cho phép học viên chia sẻ những điều các em đã tạo ra để các em có thể bày tỏ chứng ngôn của mình về Đấng Cứu Rỗi. Cân nhắc mời học viên chia sẻ những sáng tác của mình với gia đình hoặc những người khác. Anh chị em cũng có thể chia sẻ chứng ngôn của mình về lòng biết ơn của anh chị em dành cho Đấng Cứu Rỗi.