Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 26:33: “Tất Cả Mọi Người … Đều Như Nhau Trước Mặt Thượng Đế”


“Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 26:33: ‘Tất Cả Mọi Người … Đều Như Nhau Trước Mặt Thượng Đế’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 26:33,” Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 26:33

“Tất Cả Mọi Người … Đều Như Nhau Trước Mặt Thượng Đế”

nhóm người

Trong khi nghiên cứu về 2 Nê Phi 26, em đã học được rằng “tất cả mọi người … đều như nhau trước mặt Thượng Đế” (câu 33) và rằng Thượng Đế mời gọi tất cả con cái của Ngài đến cùng Ngài. Bài học này có thể giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo thông thạo giáo lý và cụm từ thánh thư then chốt trong 2 Nê Phi 26:33, giải thích giáo lý, và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào những tình huống thực tế.

Quyền năng từ sự chuẩn bị cá nhân.Chúa phán bảo Hyrum Smith trước tiên phải “đạt được” lời của Ngài, sau đó Thánh Linh sẽ ban cho ông quyền năng “để thuyết phục loài người” (Giáo Lý và Giao Ước 11:21). Hãy siêng năng học tập, cầu nguyện và suy ngẫm trước khi anh chị em giảng dạy. Điều này có thể cho phép Đức Thánh Linh hướng dẫn anh chị em chuẩn bị các bài học và nhận thức được các nhu cầu trong khi giảng dạy. Khả năng để giảng dạy bằng Thánh Linh đến từ nỗ lực cá nhân và sự chuẩn bị cho bài học.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên học thuộc phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt: 2 Nê Phi 26:33, “Tất cả mọi người … đều như nhau trước mặt Thượng Đế”. Một cách để thực hiện điều này có thể là sử dụng ứng dụng Thông Thạo Giáo Lý.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Bài học về đoạn thông thạo giáo lý này được thiết kế để dạy sau bài học “2 Nê Phi 26”, là bài học về ngữ cảnh cho đoạn thông thạo giáo lý 2 Nê Phi 26:33. Nếu cần chuyển bài học về đoạn thông thạo giáo lý này sang một tuần khác thì hãy nhớ dạy bài học tương ứng về ngữ cảnh trong tuần đó.

Giải thích và học thuộc lòng

Đọc 2 Nê Phi 26:33 và ôn lại giáo lý em đã học được trong bài học trước rằng tất cả mọi người … đều như nhau trước mặt Thượng Đế.

  • Những tình huống nào trong đó giáo lý trong câu này có thể giúp ích? Hãy giải thích.

Cho học viên một cơ hội để học thuộc lòng phần tham khảo của đoạn thông thạo giáo lý 2 Nê Phi 26:33 và cụm từ thánh thư then chốt kèm theo. Sau đây là một ví dụ về cách thực hiện điều này.

Hãy viết phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt cho 2 Nê Phi 26:33, “Tất cả mọi người … đều như nhau trước mặt Thượng Đế”, trong nhật ký ghi chép việc học tập của em. Lặp lại phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt một vài lần (đọc to hoặc viết) cho đến khi em ghi nhớ nó.

Một lựa chọn khác là một nửa số học viên đồng thanh đọc phần tham khảo thánh thư, tiếp theo là một nửa còn lại nhắc lại cụm từ thánh thư then chốt. Lặp lại sinh hoạt này nhiều lần.

Thực hành áp dụng

Ôn lại các nguyên tắc đạt được sự hiểu biết thuộc linh được giảng dạy trong đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022).

Để giúp học viên ôn lại các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh để chuẩn bị cho sinh hoạt thực hành áp dụng sau đây, hãy đọc một câu từ đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2022) cho mỗi nguyên tắc. Mời học viên xác định nguyên tắc được nhấn mạnh trong câu đó. Cân nhắc lặp lại một vài lần với các câu khác nhau.

Câu chuyện sau đây, phỏng theo bài viết “Con Sẽ Đón Nhận Điều Đó bằng Đức Tin” của Elizabeth Maki (history.ChurchofJesusChrist.org), kể về một người đàn ông bị tác động bởi sự hạn chế của chức tư tế. Để tìm hiểu về sự hạn chế của chức tư tế, hãy xem đề mục của Bản Tuyên Ngôn Chính Thức 2 ở cuối sách Giáo Lý và Giao Ước.

biểu tượng, tài liệu phát tayCân nhắc trưng ra hoặc cung cấp một bản sao tài liệu phát tay “Câu Chuyện của George Rickford” dưới đây.

Khi em đọc câu chuyện của Anh Rickford, hãy tìm bằng chứng cụ thể về từng nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh trong hành trình của ông ấy.

Câu Chuyện của George Rickford

Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn—Thông Thạo Giáo Lý: 2 Nê Phi 26: 33: “Tất Cả Mọi Người … Đều Như Nhau Trước Mặt Thượng Đế”

Năm 1969, George Rickford, một thanh niên trẻ tuổi sống ở Leicester, nước Anh, đã gặp những người truyền giáo từ Giáo Hội Các Thánh Hữu Ngày Sau của Chúa Giê Su Ky Tô. Ban đầu, George phản bác sứ điệp của họ, nhưng cuối cùng ông bắt đầu gặp gỡ những người truyền giáo. Sau ba tháng tập trung tìm hiểu, George thức dậy vào một buổi sáng với lòng tin chắc rằng Giáo Hội là chân chính.

George hăm hở chia sẻ chứng ngôn mới tìm ra của mình với các anh cả. Nhưng trước khi ông có thể làm điều này, họ đã thông báo rằng ông sẽ không đủ điều kiện để nhận chức tư tế với tư cách là một tín hữu Giáo Hội vì ông mang trong mình dòng máu đa chủng tộc, do tổ tiên của ông là người da đen gốc Châu Phi.

Một ngày nọ, George đang nói chuyện với một người bạn thân về trải nghiệm của mình với những người truyền giáo và bắt đầu giảng dạy cho bạn mình về Tiên Tri Joseph Smith. Ông nhớ lại: “Trong khi kể câu chuyện đó, tôi đã trở nên hoạt bát và có một điều gì đó tràn ngập tâm hồn và tôi cảm thấy hoàn toàn hân hoan.”

Kinh nghiệm này đã xác nhận lại chứng ngôn của George, nhưng những lo ngại của ông về sự hạn chế của chức tư tế vẫn còn. Khi ông cầu nguyện để được hiểu biết thêm, sứ điệp này đến với ông: “Ngươi không cần phải hiểu mọi thứ về phúc âm của ta trước khi ngươi cam kết với phúc âm. Tại sao ngươi không cho thấy đức tin của mình bằng cách chấp nhận những gì ngươi đã nghe và ủy thác phần còn lại vào tay ta?”

Được sứ điệp này an ủi, George trả lời thành tâm: “Vâng, thưa Chúa. Con sẽ đón nhận bằng đức tin. Con xin tạ ơn Chúa”. Hai tháng sau, George được làm phép báp têm và trở thành một tín hữu trung tín của Giáo Hội.

Năm 1975, ba năm trước khi có sự mặc khải về chức tư tế, George bày tỏ niềm tin của ông vào một Thượng Đế công bình, khi viết rằng ông chấp nhận sự hạn chế đó “với đức tin, mà không hề dè dặt”. Ông nói thêm: “Tôi biết ơn rằng chức tư tế của Chúa lại có một lần nữa trên thế gian, với tất cả các phước lành, thẩm quyền và trách nhiệm kèm theo. Ai có nó và ai không có nó đối với tôi không quan trọng nhưng điều quan trọng là nó được sử dụng như thế nào”.

Năm 1978, George biết về sự mặc khải về việc ban chức tư tế cho tất cả những người nam xứng đáng (xin xem Bản Tuyên Ngôn Chính Thức 2).

“Khi George trở về nhà, ông và June [vợ ông] đã nói chuyện suốt đêm về ý nghĩa của tin này đối với gia đình họ. Sự thay đổi thật là phi thường. Sáng hôm sau, George Rickford đã được sắc phong làm thầy tư tế trong Chức Tư Tế A Rôn. Hai tháng sau, ông được sắc phong làm Thầy Bảy Mươi và trở thành thành viên trưởng của nhóm túc số Thầy Bảy Mươi của giáo khu. Và hai tháng sau đó, George và June Rickford đã được làm lễ gắn bó trong Đền Thờ London England, cùng với bốn đứa con của họ” (“Con Sẽ Đón Nhận Điều Đó Bằng Đức Tin”).

  • Em nghĩ George có thể đã cảm thấy như thế nào khi nghe nói rằng ông không hội đủ điều kiện để nhận chức tư tế?

Cân nhắc cho phép học viên chia sẻ những hiểu biết sâu sắc của các em bằng cách trước tiên đặt ra câu hỏi: “Em đã nhìn thấy bằng chứng nào về việc Anh Rickford sử dụng từng nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh?” Ngoài ra, học viên có thể làm việc theo cặp hoặc theo nhóm nhỏ để trả lời các câu hỏi sau đây hoặc được chỉ định một nguyên tắc để tập trung tìm hiểu.

Hành động với đức tin

  • Anh Rickford đã hành động theo những cách nào với đức tin? Điều này đã giúp ông như thế nào?

Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu

  • Câu trả lời của Cha Thiên Thượng dành cho lời cầu nguyện của Anh Rickford đã giúp ông nhìn nhận hoàn cảnh của mình từ một quan điểm vĩnh cửu như thế nào? Làm thế nào mà điều này đã giúp Anh Rickford noi theo Chúa?

Tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định

  • Đức Thánh Linh là một nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định giúp đỡ Anh Rickford bằng những cách thức nào?

  • Những nguồn phương tiện thiêng liêng nào khác đã được Chúa quy định trong thời đại của chúng ta có thể giúp một người có thắc mắc về sự hạn chế của chức tư tế? Bản Tuyên Ngôn Chính Thức 22 Nê Phi 26:33 có thể giúp họ như thế nào?

Để biết thêm thông tin giúp giải đáp các thắc mắc về sự hạn chế của chức tư tế, hãy tham khảo phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin Tham Khảo” ở cuối bài học này.

Có thể là có lợi khi đặt ra thêm các câu hỏi như sau: Các em nghĩ tại sao 2 Nê Phi 26:33 là một đoạn thông thạo giáo lý? Các em đã học được hoặc cảm nhận được điều gì trong phần nghiên cứu hôm nay? Các em có thể áp dụng tấm gương của Anh Rickford và đoạn thánh thư này vào cuộc sống của mình như thế nào?

Kết luận bằng cách làm chứng về tình thương yêu của Thượng Đế dành cho tất cả con cái của Ngài hoặc mời học viên chia sẻ những cảm nhận và kinh nghiệm của các em về việc mọi người đều như nhau trước mặt Thượng Đế.

Ôn lại phần thông thạo giáo lý

Nên sử dụng sinh hoạt ôn tập sau đây trong một bài học sẽ được dạy sau bài học này.

Tách học viên thành các nhóm nhỏ. Mời học viên trong mỗi nhóm lần lượt nói một từ hoặc một con số mỗi lần cho đến khi nhóm nói hết phần tham khảo và cụm từ then chốt “2 Nê Phi 26:33: ‘Tất cả mọi người … đều như nhau trước mặt Thượng Đế’”. Ví dụ, học viên đầu tiên sẽ nói “2”, học viên thứ hai sẽ nói “Nê Phi”, và cứ như vậy cho đến khi một học viên nói từ cuối cùng, “Thượng Đế”. Sau đó, học viên tiếp theo có thể bắt đầu lại bằng cách nói “2”.

Mời mỗi nhóm đọc chính xác phần tham khảo và cụm từ then chốt càng nhiều lần càng tốt trong một khoảng thời gian nhất định.