Lớp Giáo Lý
Gia Cốp 7: Đức Tin Không Lay Chuyển nơi Chúa Giê Su Ky Tô


“Gia Cốp 7: Đức Tin Không Lay Chuyển nơi Chúa Giê Su Ky Tô”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Gia Cốp 7”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Gia Cốp 7

Đức Tin Không Lay Chuyển nơi Chúa Giê Su Ky Tô

thay thế

Nếu em cảm thấy một số người ngày nay đang cố ý làm lung lay đức tin của các tín hữu Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi, thì em đã đúng. Đây không phải chuyện gì mới. Giữa những người Nê Phi, có một người đàn ông tên là Sê Rem “cần mẫn làm việc để hắn có thể dẫn dụ lòng dân” (Gia Cốp 7:3). Bài học này có thể giúp em chuẩn bị để vượt qua những thử thách đối với đức tin của mình nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài.

Giúp học viên hiểu được nội dung của thánh thư.Nội dung của thánh thư là cốt truyện, con người, sự kiện, bài giảng và lời giải thích. Việc hiểu được những yếu tố này có thể giúp học viên kết nối với các cá nhân trong thánh thư và được soi sáng bằng các bài giảng đầy soi dẫn mà đã được ghi lại.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị sẵn để khi đến lớp chia sẻ một ví dụ về một người vững vàng trong đức tin của họ khi bị những người khác thách thức.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Chuẩn bị cho những thử thách trong tương lai

Trước khi chia sẻ lời phát biểu sau, hãy cân nhắc đặt ra câu hỏi: “Trên thang điểm từ một đến mười, các em nghĩ rằng việc trở thành một môn đồ quả cảm của Chúa Giê Su Ky Tô ngày nay khó khăn như thế nào?” Anh chị em có thể yêu cầu học viên giơ lên số ngón tay thể hiện câu trả lời của các em, sau đó yêu cầu một số em chia sẻ lý do tại sao các em trả lời như vậy.

Chủ Tịch Russell M. Nelson đã chia sẻ những điều sau đây về một thử thách khó khăn mà chúng ta sẽ gặp phải:

Bởi vì những ngày khó khăn đang chờ đợi trước mắt. Rất hiếm khi việc làm một Thánh Hữu Ngày Sau trung tín sẽ được dễ dàng hay được mọi người ưa thích trong tương lai. Mỗi người chúng ta sẽ bị thử thách. Sứ Đồ Phao Lô đã báo trước rằng trong những ngày sau, những người siêng năng noi theo Chúa “thì sẽ bị bắt bớ” [2 Ti Mô Thê 3:12]. Chính sự bắt bớ ngược đãi đó có thể nghiền nát các anh chị em vào tình trạng yếu đuối âm thầm, hoặc có thể thúc đẩy các anh chị em trở thành một tấm gương sáng và quả cảm hơn trong cuộc sống hằng ngày của mình. (Russell M. Nelson, “Đối Phó với Tương Lai bằng Đức Tin”, Liahona, tháng Năm năm 2011, trang 35–36)

  • Chủ Tịch Nelson đã đưa ra bài nói chuyện này vào năm 2011. Em đã trải qua hoặc nhìn thấy những điều nào được ông mô tả?

  • Tại sao việc vẫn trung tín với phúc âm phục hồi của Chúa Giê Su Ky Tô lại có thể trở nên ít phổ biến hơn trong tương lai? Em nghĩ tại sao việc đó vẫn đáng bõ công?

  • Em nghĩ tại sao Chúa cho chúng ta biết trước về những khó khăn này?

Hãy suy ngẫm một phút về sức mạnh hiện tại của chứng ngôn của em về phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô và em đã chuẩn bị ra sao để vẫn trung tín với Ngài trong những ngày khó khăn phía trước. Khi em học Gia Cốp 7, hãy tìm kiếm xem Gia Cốp đã chuẩn bị bản thân ông như thế nào để vẫn trung tín khi một người đàn ông tà ác tên là Sê Rem cố gắng làm lay chuyển đức tin của ông.

Sê Rem rao giảng chống lại Đấng Ky Tô

Đọc Gia Cốp 7:1–7. ChurchofJesusChrist.org Hãy tìm kiếm những điều Sê Rem đã dạy để cố gắng làm lay chuyển đức tin của dân Nê Phi nơi Đấng Ky Tô.

7:16

Sherem Denies Christ | Jacob 7

Jacob 7 | Sherem preaches against the doctrine of Christ and demands a sign. He is smitten by the power of God and dies after confessing his sins to the people.

  • Sê Rem đã dạy những gì để cố gắng làm lung lay đức tin của dân Nê Phi?

  • Người ta có thể thử thách đức tin của các môn đồ của Đấng Ky Tô ngày nay bằng một số cách thức nào?

Mời học viên thầm suy ngẫm điều sau đây:

Hãy suy ngẫm xem em đã thấy bất cứ người nào xung quanh mình bắt đầu nghi ngờ đức tin của họ nơi Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm phục hồi của Ngài vì bị ảnh hưởng bởi những người khác hay chưa. Em có nhận thấy bất kỳ người nào đang thử thách đức tin của em nơi Ngài không?

Đức tin của Gia Cốp không thể bị lay chuyển

Cân nhắc mời học viên đọc các câu sau với một nhóm nhỏ. Sau đó, mời mỗi người đại diện của nhóm viết lên bảng những điều các em đã học được từ tấm gương của Gia Cốp. Đây là một số lẽ thật mà học viên có thể tìm thấy: Thánh Linh có thể giúp chúng ta biết phải làm gì và nói gì khi đức tin của chúng ta bị thử thách, và chúng ta có thể trông cậy nơi những lời giảng dạy của các vị tiên tri để củng cố đức tin của chúng ta nơi Đấng Ky Tô.

Khi học viên chia sẻ, cân nhắc nhắc các em rằng việc nghiên cứu các đoạn thông thạo giáo lý và các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh có thể chuẩn bị cho các em sẵn sàng chống lại những thử thách đối với đức tin của các em nơi Chúa Giê Su Ky Tô.

Đọc Gia Cốp 7:5, 8–12, tìm kiếm những điều đã giúp Gia Cốp bác bỏ các lời dạy của Sê Rem.

Một nguyên tắc chúng ta có thể học từ câu 5chúng ta có thể vượt qua những thử thách đối với đức tin của chúng ta nơi Chúa Giê Su Ky Tô bằng cách nhớ lại những kinh nghiệm thuộc linh trong quá khứ mà đã củng cố đức tin của chúng ta.

  • Gia Cốp đã nhớ đến những điều cụ thể nào trong cuộc đối đầu này mà đã giúp ích cho ông?

  • Tại sao việc nhớ lại những kinh nghiệm thuộc linh trong quá khứ có thể củng cố chúng ta khi chúng ta đối mặt với những thử thách đối với đức tin của mình?

Anh Cả Neil L. Andersen thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy:

Cùng với sự hướng dẫn dịu dàng mà chúng ta nhận được từ Đức Thánh Linh, thỉnh thoảng, Thượng Đế cam đoan một cách mạnh mẽ và rất riêng tư với mỗi người chúng ta rằng Ngài biết chúng ta và yêu thương chúng ta và rằng Ngài đang ban phước cho chúng ta một cách cụ thể và công khai. Sau đó, trong những thời điểm khó khăn của chúng ta, Đấng Cứu Rỗi nhắc chúng ta nhớ lại những kinh nghiệm này. …

Hãy luôn ghi nhớ những ký ức thiêng liêng của anh chị em. Hãy tin tưởng những ký ức đó. Hãy viết chúng xuống. … Tôi hứa với anh chị em rằng khi anh chị em sẵn lòng ghi nhận và trân quý kỹ những sự kiện thuộc linh tối quan trọng trong cuộc sống của anh chị em thì càng ngày càng có nhiều hơn những sự kiện như vậy sẽ đến với anh chị em. Cha Thiên Thượng biết anh chị em và yêu thương anh chị em! (Neil L. Andersen, “Những Ký Ức Thuộc Linh Tối Quan Trọng”, Liahona, tháng Năm năm 2020, trang 19, 21–22)

Nếu anh chị em sử dụng ý tưởng sau đây, hãy cho học viên có đủ thời gian suy ngẫm, cầu nguyện và ghi lại những cảm nhận và kinh nghiệm của các em. Sau đó, mời những học viên tình nguyện chia sẻ các kinh nghiệm không quá thiêng liêng. Cân nhắc chia sẻ một ví dụ cá nhân không quá thiêng liêng hoặc quá đặc biệt để học viên có thể liên hệ với kinh nghiệm của anh chị em.

Dành chút thời gian để nhớ lại những cảm nhận và kinh nghiệm mà Thượng Đế đã ban cho em để đảm bảo rằng Ngài biết và yêu thương em. Hãy ghi lại một số cảm nhận và kinh nghiệm vào nhật ký ghi chép việc học tập hoặc thánh thư của em. Nếu em cần giúp đỡ để ghi nhớ những kinh nghiệm như vậy, thì hãy cầu nguyện lên Cha Thiên Thượng để giúp em nhận ra hoặc ghi nhớ một số kinh nghiệm trong tương lai. Ngài sẽ làm như vậy vào kỳ định riêng và theo cách thức riêng của Ngài.

Em có thể muốn xem video “Những Ký Ức Thuộc Linh Tối Quan Trọng” từ phút 13:40 đến 14:46. Hãy tìm kiếm cách Anh Cả Andersen minh họa việc những ký ức thuộc linh của chúng ta có thể thắp sáng cho cả chúng ta và cho những người khác trong thời gian thử thách. Video này có trên trang ChurchofJesusChrist.org.

2:3

Những Ký Ức Thuộc Linh Tối Quan Trọng

Anh Cả Andersen dạy rằng việc ghi nhớ những khoảnh khắc thiêng liêng tối quan trọng trong cuộc sống của chúng ta có thể củng cố và an ủi chúng ta trong những thời gian thử thách.

Anh chị em có thể sử dụng các gợi ý sau đây và cho học viên một vài phút để nhắn tin hoặc gửi email cho một người thân. Có thể là hữu ích nếu nhắc các em rằng một số kinh nghiệm thiêng liêng nên được giữ riêng cho cá nhân.

Hãy suy ngẫm về những người em biết có thể được củng cố nhờ nghe một trong những kinh nghiệm của em. Cân nhắc tìm một cách thức để chia sẻ kinh nghiệm đó với họ.

Đồng thời, hãy nghĩ về những người thân yêu và các vị lãnh đạo Giáo Hội mà đức tin và những kinh nghiệm của họ có thể củng cố đức tin của chính em. Cân nhắc tìm đến những người này để được giúp đỡ.

Một điềm triệu từ Thượng Đế

Đọc Gia Cốp 7:13–23 để tìm hiểu những điều đã xảy ra với Sê Rem.

7:16

Sherem Denies Christ | Jacob 7

Jacob 7 | Sherem preaches against the doctrine of Christ and demands a sign. He is smitten by the power of God and dies after confessing his sins to the people.

Cân nhắc trưng ra những câu hỏi sau đây và cho học viên thời gian để suy ngẫm chúng. Sau đó, mời những học viên tình nguyện chia sẻ câu trả lời của các em.

  • Em nghĩ tại sao Gia Cốp đã ghi lại câu chuyện này cho mọi người trong thời kỳ của chúng ta?

  • Em nghĩ rằng Cha Thiên Thượng sẽ muốn em áp dụng những điều đã học được ngày hôm nay trong một tình huống em đang đối mặt như thế nào?