Lớp Giáo Lý
Đánh Giá Việc Học Tập của Em 3: 2 Nê Phi 26–Gia Cốp 7


“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 3: 2 Nê Phi 26–Gia Cốp 7”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Đánh Giá Việc Học Tập của Em 3”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Đánh Giá Việc Học Tập của Em 3

2 Nê Phi 26Gia Cốp 7

thiếu nữ đang viết vào sổ ghi chép

Bài học này nhằm giúp em nhận thấy em đã phát triển hoặc thay đổi như thế nào trong quá trình học 2 Nê Phi 26Gia Cốp 7.

Khuyến khích học viên học tập.Khuyến khích học viên sử dụng quyền tự quyết của mình để tham gia vào kinh nghiệm học tập. Anh Cả David A. Bednar thuộc Nhóm Túc Số Mười Hai Vị Sứ Đồ đã dạy: “Một học viên sử dụng quyền tự quyết bằng cách hành động theo các nguyên tắc đúng thì mở lòng mình cho Đức Thánh Linh và mời đến sự giảng dạy, quyền năng làm chứng và lời chứng vững chắc của Ngài” (“Seek Learning by Faith”, Ensign, tháng Chín năm 2007, trang 64).

Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên suy ngẫm về cách các em đã phát triển về mặt thuộc linh qua việc học tập Sách Mặc Môn trong bốn tuần qua. Anh chị em có thể mời các em xem lại nhật ký ghi chép việc học tập và xác định những lời dạy cụ thể mà các em đã áp dụng hoặc những câu thánh thư có ý nghĩa đặc biệt đối với các em.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Trở Nên Tốt Hơn Một Chút Mỗi Ngày

Hãy cân nhắc bắt đầu bài học này bằng một cuộc thảo luận về những mục đích và giá trị của việc tự đánh giá. Học viên có thể chia sẻ những lời dạy cụ thể từ Sách Mặc Môn mà các em đã áp dụng vào cuộc sống của mình hoặc những câu từ Sách Mặc Môn đặc biệt có ý nghĩa đối với các em.

Chủ Tịch Lorenzo Snow (1814–1901), Chủ Tịch thứ năm của Giáo Hội, đã dạy:

Đừng mong trở nên hoàn hảo ngay lập tức. Nếu các anh chị em làm như vậy, thì các anh chị em sẽ thất vọng. Các anh chị em của ngày hôm nay hãy tốt hơn chính mình của ngày hôm qua, và tốt hơn nữa vào ngày mai. Những cám dỗ mà có lẽ một phần nào đó đã chiến thắng chúng ta hôm nay, hãy để chúng không chế ngự chúng ta quá nhiều vào ngày mai. Vì vậy, hãy tiếp tục trở nên tốt hơn một chút mỗi ngày; và đừng để cuộc sống của các anh chị em hao mòn mà không thực hiện điều tốt đẹp cho những người khác cũng như cho chính chúng ta. (Teachings of Presidents of the Church: Lorenzo Snow [năm 2012], trang 103)

  • Làm thế nào em có thể biết rằng em của ngày hôm nay tốt hơn so với ngày hôm qua?

  • Làm thế nào để Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô có thể giúp em trong những nỗ lực để trở nên tốt hơn vào ngày mai so với em của ngày hôm nay?

Bài học này nhằm giúp em suy nghĩ về sự phát triển của mình với tư cách là một môn đồ của Chúa Giê Su Ky Tô, bao gồm khả năng để giải thích giáo lý em học được trong thánh thư. Hãy suy ngẫm về những cách thức mà việc học tập Sách Mặc Môn đã giúp em phát triển với tư cách là một môn đồ của Đấng Ky Tô. Trong khi học hôm nay, hãy mời Đức Thánh Linh giúp em xem việc học tập Sách Mặc Môn đang ảnh hưởng như thế nào đến khả năng của em để sống theo và chia sẻ phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô.

Việc học về 2 Nê Phi 26 đến Gia Cốp 7 của lớp anh chị em có thể đã tập trung vào những lẽ thật khác với những lẽ thật có trong các sinh hoạt sau đây. Đừng ngại chọn các sinh hoạt đáp ứng tốt nhất nhu cầu của lớp anh chị em hoặc hãy điều chỉnh các sinh hoạt để gồm vào những lẽ thật mà học viên của anh chị em đã nhận ra.

Mục đích của các sinh hoạt A và B là cho học viên một cơ hội để giải thích giáo lý đã được dạy trong các bài học trước. Có thể chỉ cần thực hiện một trong hai sinh hoạt trên để có thời gian cho sinh hoạt C hoặc D.

Sinh hoạt A: Giải thích giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô

Sinh hoạt sau đây sẽ yêu cầu học viên xem lại một số câu thánh thư. Hãy cảm thông với những học viên có thể gặp khó khăn trong việc đọc hoặc hiểu thánh thư. Cân nhắc sắp xếp học viên theo cặp hoặc theo nhóm, và giúp các em nhận ra các nguyên tắc và giáo lễ trong giáo lý của Đấng Ky Tô. Những nguyên tắc và giáo lễ này bao gồm đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô, sự hối cải, phép báp têm để được xá miễn các tội lỗi, nhận được ân tứ của Đức Thánh Linh và kiên trì đến cùng.

Nê Phi đã dạy những điều chúng ta cần phải làm để có được cuộc sống vĩnh cửu. Những nguyên tắc và giáo lễ này được gọi là giáo lý của Đấng Ky Tô (xin xem 2 Nê Phi 31:2, 21). Giáo lý của Đấng Ky Tô “là con đường; và ngoài ra không còn con đường hay danh hiệu nào khác được ban ra dưới gầm trời này mà nhờ đó loài người được cứu vào vương quốc của Thượng Đế” (2 Nê Phi 31:21). Hãy xem lại 2 Nê Phi 31:10–12, 17, 20–21, tìm kiếm các nguyên tắc và giáo lễ thuộc vào giáo lý của Đấng Ky Tô.

Mời học viên trả lời những câu hỏi sau đây với nhóm của các em hoặc viết câu trả lời vào nhật ký ghi chép việc học tập của các em.

  • Làm thế nào em có thể giải thích giáo lý của Đấng Ky Tô cho người khác bằng cách sử dụng những điều Nê Phi đã ghi lại trong 2 Nê Phi 31?

  • Làm thế nào mà giáo lý của Đấng Ky Tô giúp chúng ta trông cậy nơi Ngài cho sự cứu rỗi của chúng ta?

  • Em được ban phước như thế nào bằng cách tuân theo giáo lý của Đấng Ky Tô?

Sinh hoạt B: Giải thích vai trò của Sách Mặc Môn trong Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô

Anh chị em có thể trình bày tình huống sau đây như một vở kịch, trong đó anh chị em đóng vai chủ tịch giáo khu và các học viên phản hồi với tư cách là Luca. Nếu anh chị em làm vậy, thì hãy đặt ra các câu hỏi để giúp học viên làm chứng về việc Sách Mặc Môn là quyển thánh thư song hành và làm chứng về lẽ thật trong Kinh Thánh (xin xem 1 Nê Phi 13:40–42; 2 Nê Phi 3:11–12), là một điềm triệu của Sự Phục Hồi (xin xem 2 Nê Phi 27; 29:1–10) và là “nền tảng của tôn giáo chúng ta” (lời giới thiệu Sách Mặc Môn).

Hãy tưởng tượng tình huống sau đây:

Luca đang chuẩn bị trở thành một người truyền giáo toàn thời gian. Chủ tịch giáo khu của anh đã gửi tin nhắn sau đây một tuần trước khi họ gặp nhau để phỏng vấn:

“Luca, tôi rất vui khi được gặp em. Để chuẩn bị cho cuộc họp của chúng ta, em vui lòng chuẩn bị sử dụng Sách Mặc Môn để trả lời câu hỏi này: Vai trò của Sách Mặc Môn trong Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô là gì? (xin xem 2 Nê Phi 3:11–12; 2 Nê Phi 27:25–26; 2 Nê Phi 29:7–11)”.

  • Luca có thể chia sẻ điều gì từ Sách Mặc Môn về vai trò của quyển sách này trong Sự Phục Hồi phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô?

Sinh hoạt C: Chống lại quỷ dữ bằng đức tin nơi Chúa Giê Su Ky Tô

Nếu học viên không được mời lập một kế hoạch như trong bài học “2 Nê Phi 28:1–26”, thì cần điều chỉnh đoạn này cho phù hợp. Ví dụ, anh chị em có thể giúp học viên tạo ra một kế hoạch hoặc thảo luận về các chiến lược chống lại những nỗ lực của Sa Tan.

Trong 2 Nê Phi 28:20–22, Nê Phi đã dạy về các chiến lược Sa Tan sẽ sử dụng để lôi kéo con người rời xa Thượng Đế trong những ngày sau cùng. Những chiến lược này bao gồm việc kích động con người nổi giận chống lại điều tốt đẹp, dẹp yên và ru ngủ mỗi người trong một sự an toàn trần tục, và nói với họ rằng không có ngục giới và quỷ dữ. Là một phần trong khi học bài học “2 Nê Phi 28:1–26” của mình, em có thể đã tạo ra một kế hoạch để bảo vệ bản thân tốt hơn trước các chiến thuật của Sa Tan. Xem lại những điều em đã ghi vào nhật ký ghi chép việc học tập từ bài học đó.

  • Em đã thực hiện kế hoạch của mình hiệu quả như thế nào? Tại sao?

  • Kế hoạch của em đã giúp em nhận được sự bảo vệ của Đấng Cứu Rỗi trước các chiến thuật của Sa Tan bằng những cách thức nào?

  • Em đã học được hoặc trải qua những điều gì có thể giúp em bổ sung vào kế hoạch của mình?

Suy ngẫm những cách thức để cam kết trở lại với kế hoạch của em. Hãy chắc chắn tìm đến Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô để được cảnh báo về sự nguy hiểm và giúp em có khả năng thoát khỏi hoặc chiến thắng những nỗ lực của Sa Tan (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 10:5).

Sinh hoạt D: Tham gia vào sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên

Cả Nê Phi và Gia Cốp đều rất quan tâm đến sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên. Có lẽ, điều này một phần là do Chúa đã cho Nê Phi thấy những điều sẽ xảy ra với con cháu của ông (xin xem 1 Nê Phi 12–13).

Có thể em đã được mời tham gia vào sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên như là một phần trong khi em học 1 Nê Phi 19–22; 2 Nê Phi 6; hoặc Gia Cốp 5:52–77; 6:1–13. Nếu có, hãy xem lại bất kỳ cam kết hoặc kế hoạch nào em đã thực hiện hoặc thái độ và sự sẵn lòng của em để tham gia vào công việc đó.

  • Em đã học được điều gì trong khi học thánh thư về sự quy tụ của Y Sơ Ra Ên mà em thấy đầy khích lệ hoặc hữu ích?

  • Em đã thực hiện những nỗ lực nào mà trước đây em chưa thử? Em có thành công không? Tại sao có hoặc tại sao không?

  • Em đã cảm thấy Đấng Cứu Rỗi hướng dẫn hoặc củng cố em như thế nào khi tham gia vào công việc của Ngài?

  • Em đã thấy những phước lành nào từ việc tham gia vào công việc này?