Lớp Giáo Lý
Lời Mặc Môn: “Vì Mục Đích Thông Sáng”


“Lời Mặc Môn: ‘Vì Mục Đích Thông Sáng’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Lời Mặc Môn”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Lời Mặc Môn

“Vì Mục Đích Thông Sáng”

người đàn ông viết trên các bảng khắc bằng vàng

Em đã bao giờ được ban phước nhờ sự chuẩn bị từ trước của người khác chưa? Sự chuẩn bị của họ đã ảnh hưởng như thế nào đến kinh nghiệm của em? Mặc Môn đã phát hiện ra các bảng khắc nhỏ của Nê Phi sau khi ông tóm lược một phần biên sử của dân Nê Phi. Được Thánh Linh của Chúa hướng dẫn, Mặc Môn gộp các bảng khắc nhỏ vào “vì mục đích thông sáng”, theo ý muốn của Chúa (xin xem Lời Mặc Môn 1:3–7). Bài học này có thể giúp em cảm thấy được trấn an rằng Chúa biết hết mọi điều và công việc của Ngài sẽ được hoàn thành.

Đặt ra những câu hỏi mời sự tham gia.Các câu hỏi hiệu quả có thể giúp học viên tham gia vào bài học và tương tác với nhau. Các câu hỏi cũng có thể khuyến khích học viên mời Đức Thánh Linh tham gia vào kinh nghiệm học tập của các em khi sử dụng quyền tự quyết của mình và thực hiện vai trò của mình trong quá trình học tập. Hãy đặt ra các câu hỏi đòi hỏi sự suy nghĩ lẫn cảm nhận.

Học viên chuẩn bị: Học viên có thể hỏi cha mẹ hoặc vị lãnh đạo Giáo Hội xem họ đã được hướng dẫn hoặc ban phước ra sao nhờ việc làm theo một ấn tượng hoặc sự thúc giục thuộc linh.

Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Những niềm tin về Thượng Đế

Anh chị em có thể cân nhắc cho học viên trả lời những câu hỏi sau trong nhật ký ghi chép việc học tập của các em hoặc sử dụng một ứng dụng thăm dò ẩn danh trực tuyến để thu thập câu trả lời của học viên.

Sử dụng thang điểm 0–5 (0 = Tôi không tin, 5 = Tôi có niềm tin mạnh mẽ), hãy dành một chút thời gian để đánh giá một cách trung thực mức độ tin tưởng của em cho mỗi câu sau:

  • Tôi tin nơi Thượng Đế.

  • Tôi tin rằng Ngài hiểu hết mọi điều và có mọi quyền năng.

  • Tôi tin rằng Ngài chuẩn bị một cách thức để tôi thành công trong cuộc sống của mình.

  • Tôi cảm thấy tôi có thể tin tưởng lời khuyên bảo và những thúc giục của Ngài ban cho tôi qua Đức Thánh Linh.

Có thể là hữu ích nếu suy ngẫm lý do tại sao em tin tưởng như vậy.

Trong khi học ngày hôm nay, hãy tìm kiếm những lẽ thật có thể làm gia tăng hoặc trấn an em về niềm tin và sự tin cậy của em nơi Thượng Đế, quyền năng của Ngài và cách Ngài hoàn thành công việc của Ngài.

Mặc Môn tóm lược các bảng khắc

Mặc Môn viết trên các bảng khắc bằng vàng

Cân nhắc chia sẻ thông tin sau đây bằng lời của riêng anh chị em:

Hãy tưởng tượng cảm giác của tiên tri Mặc Môn, người đã sống gần 1000 năm sau khi gia đình của Lê Hi rời Giê Ru Sa Lem. Ông là một trong những người cuối cùng lưu giữ biên sử của dân Nê Phi và đã nỗ lực để gói gọn một ngàn năm lịch sử của dân Nê Phi vào một bộ các bảng khắc duy nhất. Em sẽ quyết định đưa vào những sự kiện nào và loại bỏ sự kiện nào?

Khi tóm lược các bảng khắc của dân Nê Phi cho đến thời Vua Bên Gia Min, Mặc Môn đã có một khám phá quan trọng. Ông đã đưa vào một lời giải thích ngắn gọn về kinh nghiệm của mình trong cuốn sách có tựa đề Lời Mặc Môn.

Đọc Lời Mặc Môn 1:3–6, tìm kiếm những điều Mặc Môn đã tìm thấy và những gì ông đã làm bởi điều đó.

Có thể là hữu ích khi biết rằng cụm từ “các bảng khắc này” (Lời Mặc Môn 1:3–4) đề cập đến các bảng khắc nhỏ mà Nê Phi được truyền lệnh để làm (xin xem 1 Nê Phi 9:2–4). Các bảng khắc nhỏ kể lại phần lớn về cùng thời kỳ với các bảng khắc lớn của Nê Phi mà Mặc Môn đã tóm lược, nhưng chúng tập trung vào những sự kiện thuộc linh đã xảy ra. Nếu em muốn hiểu thêm về những biên sử này, hãy cân nhắc đọc “Giải Thích Tóm Lược về Sách Mặc Môn”, có ở phần đầu Sách Mặc Môn.

Anh chị em có thể cân nhắc mời học viên đọc các câu thánh thư sau đây và thảo luận theo cặp về những câu hỏi đi kèm.

Cả Mặc Môn lẫn Nê Phi đều nhận được những thúc giục cụ thể từ Chúa về các bảng khắc nhỏ. Đọc 1 Nê Phi 9:5–6Lời Mặc Môn 1:7–8, tìm kiếm sự tương đồng giữa những điều mà hai vị tiên tri này đã trải qua.

  • Các từ hoặc cụm từ nào nổi bật đối với em?

  • Những câu này cho chúng ta biết điều gì về Nê Phi và Mặc Môn?

  • Những lời của họ có thể dạy cho chúng ta những lẽ thật nào về Chúa?

Anh chị em có thể khuyến khích học viên ghi lại những lẽ thật mà các em đã nhận ra lên trên bảng.

Trong số các lẽ thật này, em có lẽ đã nhận thấy rằng Chúa biết hết mọi điều, có mọi quyền năng, và chuẩn bị một cách thức để hoàn thành các công việc của Ngài.

Những câu hỏi sau đây nhằm giúp học viên suy ngẫm về những đặc điểm này của Chúa. Có thể là có ý nghĩa cho học viên để ghi lại những suy nghĩ của mình vào nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Tại sao điều quan trọng đối với em là phải biết rằng Chúa biết hết mọi điều và có mọi quyền năng?

  • Sự hiểu biết này có thể giúp gì cho em trong cuộc sống?

  • Làm thế nào mà sự hiểu biết những lẽ thật này có thể ảnh hưởng đến việc em sẵn lòng để tuân theo những sự thúc giục của Chúa?

Cân nhắc mời một hoặc nhiều học viên chia sẻ câu trả lời của các em cho một trong những câu hỏi trước đó. Anh chị em cũng có thể muốn chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân.

Chúa đã chuẩn bị cách thức

Bằng chứng về sự biết trước và quyền năng của Chúa có thể được thấy trong việc Ngài truyền lệnh cho Nê Phi chuẩn bị các bảng khắc nhỏ và thúc giục Mặc Môn đưa những biên sử đó vào phần tóm lược của ông.

Hàng trăm năm sau, khi Joseph Smith phiên dịch các bảng khắc của Sách Mặc Môn, ông bắt đầu với phần tóm lược của Mặc Môn về các bảng khắc lớn của Nê Phi. Martin Harris, người đã hỗ trợ Joseph trong vai trò biên chép, đã liên tục yêu cầu đưa các trang đã dịch cho vợ ông và những người khác trong gia đình ông xem. Mặc dù Chúa đã từ chối yêu cầu của Martin, Joseph vẫn tiếp tục cầu xin Ngài cho phép. Cuối cùng, với những chỉ dẫn và cảnh báo nghiêm ngặt, Martin được phép mang 116 trang bản thảo về nhà của mình ở Palmyra, New York. Ông cam kết trả lại bản thảo cho Joseph ở Harmony, Pennsylvania, trong vòng hai tuần.

Anh chị em có thể mời một học viên sẵn lòng kể lại các sự kiện xung quanh việc mất 116 trang bản thảo Sách Mặc Môn. Những điểm lịch sử dưới đây có thể giúp học viên hiểu được bối cảnh của những sự kiện này.

ChurchofJesusChrist.org Em có thể đọc những điểm sau đây mô tả những điều Joseph và Martin đã trải qua. (Xin xem thêm Các Thánh Hữu: Câu Chuyện về Giáo Hội của Chúa Giê Su Ky Tô trong Những Ngày Sau, tập 1, Cờ Hiệu của Lẽ Thật, 1815–1846 [năm 2018], trang 51–53.)

13:34
  1. Vợ của Joseph là Emma sinh đứa con đầu lòng, và đứa bé đã mất chỉ sau vài giờ. Joseph đã dành hai tuần để chăm sóc Emma, sau đó đi đến Palmyra trong khi Martin không trở lại Harmony.

  2. Martin thú nhận rằng ông đã đánh mất bản thảo Sách Mặc Môn. Joseph đã bị Chúa sửa phạt và không được phép tiếp tục phiên dịch.

  3. Sau khi Joseph hoàn thành một giai đoạn hối cải chân thành và cầu xin sự tha thứ, Chúa đã cho phép Joseph tiếp tục phiên dịch các bảng khắc. Tuy nhiên, ông được chỉ thị là không dịch lại phần đã bị mất.

  4. Chúa mặc khải rằng, bởi ảnh hưởng của Sa Tan, những cá nhân tà ác đã đánh cắp bản thảo. Chúng dự định thay đổi từ ngữ và làm cho có vẻ như Joseph chỉ giả vờ phiên dịch, như vậy sẽ hủy diệt công việc của Chúa (xin xem Giáo Lý và Giao Ước 10:10–19, 29–33).

  5. Chúa đã truyền lệnh cho Joseph dịch biên sử của Nê Phi trên các bảng khắc nhỏ, mà Mặc Môn đã đưa vào với phần tóm lược của ông và kể lại phần lớn về cùng một thời kỳ và các sự kiện trong phần bị mất. Chúa đã làm chứng: “Sự thông sáng của ta còn vĩ đại hơn sự xảo quyệt của quỷ dữ” (Giáo Lý và Giao Ước 10:43).

Thảo luận những câu hỏi như sau hoặc những câu hỏi khác mà anh chị em nghĩ ra để giúp học viên đánh giá cách Chúa có thể sử dụng sự hiểu biết và quyền năng của Ngài để ban phước cho chúng ta và hoàn thành công việc của Ngài.

  • Ví dụ này từ lịch sử Giáo Hội chứng minh sự hiểu biết và quyền năng của Chúa như thế nào?

  • Làm thế nào sự việc này có thể trấn an em rằng Chúa có thể chuẩn bị cách thức trong cuộc sống của em?

  • Khi nào thì việc đáp lại sự thúc giục thuộc linh đã giúp em hoặc một người nào đó mà em biết hoàn thành công việc của Chúa?

  • Làm thế nào mà những lẽ thật em đã học được hôm nay có thể ảnh hưởng đến mối quan hệ của em với Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Tuân theo những thúc giục

Tất cả các bài viết em đã nghiên cứu cho đến nay trong Sách Mặc Môn (1 Nê PhiÔm Ni) đều có sẵn cho em vì Mặc Môn tin rằng Chúa biết hết mọi điều và ông đã tuân theo ấn tượng thuộc linh để gồm vào các bảng khắc nhỏ.

Giống như Nê Phi, em có thể muốn tạo ra một phần “các bảng khắc nhỏ” trong nhật ký ghi chép việc học tập để ghi lại những kinh nghiệm thiêng liêng đối với em. Em có thể muốn suy ngẫm và ghi lại những điều em biết và tin về Thượng Đế và cách Ngài có thể giúp em hành động theo đức tin để hoàn thành công việc của Ngài.

Nếu thời gian cho phép, hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ những đoạn thánh thư hoặc câu chuyện có ý nghĩa mà các em nhớ được từ 1 Nê PhiÔm Ni. Anh chị em có thể muốn chia sẻ chứng ngôn của mình để kết thúc bài học.