Lớp Giáo Lý
Mô Si A 2:1–18: “Khi Mình Phục Vụ Đồng Bào Mình”


“Mô Si A 2:1–18: ‘Khi Mình Phục Vụ Đồng Bào Mình’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mô Si A 2:1–18”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mô Si A 2:1–18

“Khi Mình Phục Vụ Đồng Bào Mình”

Vua Bên Gia Min đang trò chuyện với đám đông

Điều gì tạo nên một người lãnh đạo tuyệt vời? Trong bài nói chuyện của Vua Bên Gia Min, chúng ta hiểu được sơ lược về kiểu lãnh đạo và tấm gương ông đã nêu ra cho người dân của mình. Vua Bên Gia Min là một nhà lãnh đạo phục vụ Thượng Đế bằng cách phục vụ người dân của ông và dạy họ phục vụ lẫn nhau. Bài học này nhằm giúp em phục vụ Thượng Đế tốt hơn bằng cách phục vụ những người khác tốt hơn.

Mở rộng kinh nghiệm học tập.Khi anh chị em mời học viên hành động theo giáo lý chân chính, anh chị em đang giúp các em có kinh nghiệm học tập ngay cả khi ở nhà và trong cuộc sống hằng ngày của các em. Khi làm điều này, các em có thể trở nên có động lực hơn để tìm hiểu và áp dụng các lời giảng dạy phúc âm.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên tìm một cách thức nhỏ để phục vụ một người khác trước bài học tiếp theo.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em nhìn nhận sự phục vụ như thế nào?

Học viên có thể thực hiện sinh hoạt sau đây riêng cá nhân, theo nhóm nhỏ hoặc cùng với cả lớp. Có thể là hữu ích nếu lập một bản liệt kê chính lên trên bảng.

Hãy dành 60 giây để viết ra càng nhiều càng tốt các cách thức khác nhau mà em nghĩ là mình có thể phục vụ một người nào đó trong tuần này.

  • Điều gì có thể tạo động lực cho một người nào đó làm những việc này?

  • Tại sao một người nào đó có thể do dự khi làm những điều này?

Phần tự đánh giá sau đây có thể giúp học viên nhận ra cảm nhận của mình đối với sự phục vụ và mời Đức Thánh Linh dạy dỗ các em. Cân nhắc trưng ra bài đánh giá và mời học viên suy ngẫm về câu trả lời của các em. Ngoài ra, anh chị em có thể cung cấp cho mỗi học viên một bản liệt kê và mời các em đánh giá bản thân theo thang điểm từ 1 đến 5 cho mỗi mục.

Câu nào sau đây có thể mô tả đúng nhất cảm nhận hiện tại của em về các cơ hội để phục vụ?

  • Tôi tìm kiếm những cơ hội để phục vụ.

  • Tôi sẵn sàng đáp ứng khi được yêu cầu giúp đỡ.

  • Tôi muốn phục vụ nhưng cảm thấy khó có thể ưu tiên cho sự phục vụ trong cuộc sống của tôi.

  • Tôi có xu hướng nghĩ rằng người nào khác sẽ làm công việc phục vụ đó.

  • Tôi thích phục vụ nhưng lo lắng về cách người khác nhìn nhận tôi.

  • Tôi thích phục vụ nhưng gặp khó khăn trong mong muốn được người khác chú ý hoặc công nhận.

  • Khác:

Nếu anh chị em cảm thấy sẽ hữu ích và phù hợp, hãy cân nhắc mời học viên chia sẻ những điều các em đã nghĩ hoặc cảm nhận khi các em thực hiện bài đánh giá này.

Trong khi học bài học này, hãy suy ngẫm về cách thức và lý do để em có thể phục vụ tốt hơn cho những người xung quanh, bắt đầu từ hôm nay.

Tấm gương về sự phục vụ của Vua Bên Gia Min

Khi Vua Bên Gia Min sắp gần đất xa trời, ông yêu cầu Mô Si A, con trai mình, kêu gọi dân Nê Phi đến để ông có thể nói chuyện với họ. Họ quy tụ lại theo từng gia đình tại đền thờ để nghe lời của Vua Bên Gia Min (xin xem Mô Si A 2:1–9).

Đọc Mô Si A 2:10–14, tìm kiếm cách Vua Bên Gia Min đã phục vụ dân của ông.

  • Em ấn tượng điều gì về Vua Bên Gia Min?

    Cân nhắc lập một bản liệt kê những câu trả lời của học viên lên trên bảng.

  • Gia đình, trường học hoặc cộng đồng của em sẽ khác như thế nào nếu mọi người sống giống như Vua Bên Gia Min?

Lý do chúng ta phục vụ

Đọc Mô Si A 2:15–18, tìm kiếm những điều Vua Bên Gia Min đã dạy về sự phục vụ.

  • Em có thể nhận ra những lẽ thật nào?

Mô Si A 2:17 là một đoạn thông thạo giáo lý. Hãy cân nhắc đánh dấu các đoạn thông thạo giáo lý theo một cách đặc biệt để em có thể dễ dàng tìm ra đoạn đó. Trong bài học tiếp theo, em sẽ có cơ hội tập áp dụng giáo lý được dạy trong đoạn này cho một câu hỏi hoặc một tình huống.

Một lẽ thật mà chúng ta có thể học được từ Vua Bên Gia Min là “khi mình phục vụ đồng bào mình, thì tức là mình phục vụ Thượng Đế của mình vậy”.

Phần này của bài học nhằm giúp học viên tập trung vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi các em phục vụ. Cân nhắc những nhu cầu của học viên và sử dụng các tài liệu sau đây hoặc những tài liệu khác mà anh chị em cảm thấy được soi dẫn để chia sẻ.

Một lựa chọn khác để giúp học viên suy ngẫm về Đấng Cứu Rỗi là mời các em tìm kiếm mối liên hệ giữa Mô Si A 2:18Ma Thi Ơ 20:27–28.

  • Chúng ta phục vụ Thượng Đế ra sao khi chúng ta phục vụ những người khác?

  • Em thấy gì trong những câu này mà nhắc em về Chúa Giê Su Ky Tô?

Đọc lời phát biểu sau đây của Chủ Tịch Thomas S. Monson (1927–2018), và tìm kiếm những điều ông dạy về sự liên hệ giữa việc chúng ta phục vụ những người khác và mối quan hệ của chúng ta với Thượng Đế:

Khi chúng ta nhìn lên thiên thượng, chúng ta chắc chắn biết được trách nhiệm của mình để giúp đỡ những người xung quanh. Để tìm thấy hạnh phúc thật sự, chúng ta phải tìm kiếm mà không tập trung vào bản thân mình. Không ai học được ý nghĩa của cuộc sống cho đến khi người đó từ bỏ cái tôi để phục vụ đồng bào mình. … Kinh Tân Ước dạy rằng không thể hướng về Đấng Ky Tô với thái độ đúng đắn nếu thiếu đi thái độ vô vị kỷ đối với đồng loại. …

Chúng ta lấy Đấng Cứu Rỗi làm tấm gương cho chúng ta về sự phục vụ. Mặc dù Ngài đến thế gian với tư cách là Vị Nam Tử của Thượng Đế, nhưng Ngài khiêm nhường phục vụ những người xung quanh Ngài. Ngài từ thiên thượng xuống trần gian để sống như một người phàm và để thiết lập vương quốc của Thượng Đế. Phúc âm vinh quang của Ngài đã định hình lại tư tưởng của thế gian. Ngài ban phước cho người bệnh; Ngài làm cho kẻ què đi được, kẻ mù thấy được, kẻ điếc nghe được. Ngài còn khiến người chết sống lại nữa. (Thomas S. Monson, “The Joy of Service”, New Era, tháng Mười năm 2009, trang 4, 6)

Anh chị em có thể mời học viên im lặng suy ngẫm và trả lời câu hỏi sau trong nhật ký ghi chép việc học tập.

  • Làm thế nào mà việc suy nghĩ về tấm gương của Đấng Cứu Rỗi tạo động lực cho em phục vụ những người khác?

Đây có thể là một cơ hội tốt để thảo luận và mời học viên chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân về việc phục vụ hoặc được phục vụ. Cân nhắc chia sẻ một kinh nghiệm cá nhân.

3:19

Các ví dụ bổ sung nằm trong đề mục “Có một số ví dụ nào về sự phục vụ giống như Đấng Ky Tô?” trong phần “Chú Thích Dẫn Giải và Thông Tin Tham Khảo”.

  • Em đã được ban phước như thế nào khi phục vụ những người khác?

  • Em đã được ban phước như thế nào nhờ sự phục vụ của những người khác?

Lập một kế hoạch

Chị Sharon Eubank, Đệ Nhất Cố Vấn trong Chủ Tịch Đoàn Trung Ương Hội Phụ Nữ, đã chia sẻ sự hiểu biết sâu sắc quan trọng này về việc phục vụ. Hãy suy ngẫm những điều bà dạy khi em chuẩn bị lập kế hoạch phục vụ những người khác. ChurchofJesusChrist.orgĐọc lời phát biểu sau đây.

0:54

Nếu chúng ta thay đổi quan điểm của mình về cách chăm sóc cho người nghèo khó và người túng thiếu, để bớt chú tâm đến việc cho tặng vật chất mà tập trung hơn vào việc đáp ứng sự thiếu thốn trong tiếp xúc với con người, mang đến những cuộc trò chuyện có ý nghĩa, và tạo ra các mối quan hệ phong phú và tích cực, thì Chúa có thể gửi chúng ta đến một nơi nào đó để giúp đỡ. …

… Và hãy nhớ rằng, cũng giống như Đấng Cứu Rỗi, bản thân các anh chị em là một trong những món quà tuyệt vời nhất mà các anh chị em có thể trao cho người khác trong hoạn nạn. (Sharon Eubank, “Turning Enemies into Friends” [Diễn đàn Brigham Young University, ngày 23 tháng Một năm 2018], trang 6–7, speeches.byu.edu)

  • Em ấn tượng điều gì từ những điều Chị Eubank đã dạy về sự phục vụ?

Em có thể làm những điều bà ấy dạy bằng những cách thức nào? Hãy nghĩ về gia đình, bạn bè hoặc cộng đồng của em. Hãy cầu nguyện để xin Cha Thiên Thượng soi dẫn cho em về những cách thức em có thể phục vụ. Trong nhật ký ghi chép việc học tập̣, hãy viết tên những người xuất hiện trong tâm trí và những ý tưởng về cách em có thể giúp đỡ họ. Hãy quyết định khi nào em sẽ hành động theo những ấn tượng của mình. Có lẽ có điều gì đó em có thể làm ngay bây giờ.