Lớp Giáo Lý
Mô Si A 18–24: Khái Quát


“Mô Si A 18–24: Khái Quát”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mô Si A 18–24”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mô Si A 18–24

Khái Quát

An Ma đã dạy cho dân của ông bên Dòng Suối Mặc Môn về giao ước mà chúng ta lập với Thượng Đế khi chúng ta chịu phép báp têm. Trong khi đó, vì đã khước từ A Bi Na Đi, Vua Nô Ê và dân chúng bị mất những phước lành là sự an toàn và phải trải qua nỗi khốn khổ lớn lao. Mô Si A 21–24 mô tả những kinh nghiệm của dân Lim Hi và dân An Ma khi cả hai nhóm dân đều gặp phải những thử thách khó khăn. Hai nhóm dân này tìm đến Chúa để cầu xin sức mạnh và sự giải thoát khỏi cảnh tù đày.

Chuẩn Bị Giảng Dạy

Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.

Mô Si A 18

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hiểu rõ hơn về giao ước báp têm và giao ước đó có thể ảnh hưởng như thế nào đến mối quan hệ của các em với Thượng Đế và những người khác.

  • Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên mang đến lớp một bức hình hoặc một mục nhật ký về ngày các em chịu phép báp têm. Các em cũng có thể hỏi những người khác đã ở đó về những điều họ nhớ được. Bất kỳ ai chưa chịu phép báp têm đều có thể sẵn sàng chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận của các em trong khi dự lễ báp têm hoặc những câu hỏi các em có thể có về phép báp têm.

  • Video:Mắt để Thấy” (9:44; xem từ phút 4:55 đến 6:53)

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Trước giờ học, hãy cân nhắc mời học viên cung cấp cho anh chị em một bức ảnh được chụp vào lễ báp têm của các em. Trưng ra những bức ảnh này để bắt đầu bài học và mời học viên cố gắng xác định những bức ảnh đó là của ai. Sau đó, mời học viên chia sẻ những kỷ niệm và cảm nhận từ lễ báp têm của các em.

Thông Thạo Giáo Lý: Mô Si A 18:8–10

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong Mô Si A 18:8–10, giải thích giáo lý được dạy trong những câu thánh thư đó và áp dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh vào các tình huống thực tế bằng cách sử dụng đoạn thánh thư này.

  • Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên cố gắng học thuộc lòng phần tham khảo và cụm từ thánh thư then chốt trong Mô Si A 18:8–10.

  • Nội dung cần trưng ra: Cụm từ thánh thư then chốt trong Mô Si A 18:8–10, được viết lên trên bảng theo thứ tự xáo trộn hoặc trên các mảnh giấy riêng và gắn lên bảng theo thứ tự xáo trộn

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc trưng ra ba nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh làm đề mục trên một tài liệu mà học viên có thể chỉnh sửa. Mời học viên ôn lại các nguyên tắc này bằng cách nhập những điều các em nhớ được về từng nguyên tắc vào bên dưới đề mục của nó.

Mô Si A 19–20

Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên cảm thấy có nhiều mong muốn hơn để lắng nghe những lời cảnh báo và lời giảng dạy của các vị tiên tri của Chúa.

  • Học viên chuẩn bị: Mời học viên nghĩ về một ví dụ từ thánh thư hoặc cuộc sống của chính các em mà chứng minh cho lời phát biểu sau đây. Khuyến khích các em chuẩn bị sẵn trước khi đến lớp để chia sẻ ví dụ của mình. “Lịch sử đã cho thấy rằng có sự an toàn, bình an, thịnh vượng và hạnh phúc khi hưởng ứng theo lời khuyên bảo của vị tiên tri” (M. Russell Ballard, “His Word Ye Shall Receive”, Ensign, tháng Năm năm 2001, trang 65).

  • Hình ảnh: Tranh ảnh các đồ vật hoặc thiết bị an toàn; hình ảnh A Bi Na Đi đứng trước mặt Vua Nô Ê; biểu đồ về những cuộc hành trình giữa Gia Ra Hem La và xứ Nê Phi

  • Tài liệu học tập: Các sách Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ (cuốn sách nhỏ, năm 2011) dành cho những học viên không thể truy cập vào sách này trên thiết bị điện tử

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi bắt đầu bài học, hãy yêu cầu học viên tìm kiếm ở nhà của các em một đồ vật được tạo ra để giữ cho các em được an toàn. Mời các em cho cả lớp xem đồ vật đó.

Mô Si A 21–24, Phần 1

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên cảm thấy tin tưởng hơn nơi Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô khi các em trải qua những thử thách và đau khổ trong cuộc sống.

  • Học viên chuẩn bị: Có thể mời học viên suy ngẫm về một thử thách hoặc khó khăn trong quá khứ đã giúp các em tiến triển hoặc đến gần Chúa hơn. Khuyến khích học viên chuẩn bị sẵn trước khi đến lớp để chia sẻ những điều các em đã học hoặc về cách mà thử thách này có thể đã ảnh hưởng tích cực đến các em như thế nào.

  • Đồ vật: Một chiếc ba lô và một vài vật nặng để bỏ vào trong đó

  • Hình ảnh: Biểu đồ về những cuộc hành trình giữa Gia Ra Hem La, xứ Nê Phi, Dòng Suối Mặc Môn và xứ Hê Lam

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Trong phần “Tại sao Chúa cho phép các thử thách xảy ra”, hãy cân nhắc mời một nửa lớp nghiên cứu các câu thánh thư về dân của Lim Hi và nửa lớp còn lại nghiên cứu các câu thánh thư về dân của An Ma. Sử dụng các phòng thảo luận nhóm để học viên có thể thảo luận về những điều các em đã học được và đặt thêm câu hỏi cho mỗi nhóm.

Mô Si A 21–24, Phần 2

Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên trông cậy vào Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô để giúp các em vượt qua những thử thách của mình.

  • Học viên chuẩn bị: Học viên có thể nói chuyện với một người trong gia đình về một thử thách hoặc nỗi đau đớn mà người này đã trải qua và cách Chúa củng cố người đó để có thể chịu đựng được nó.

  • Hình ảnh: Biểu đồ về những cuộc hành trình giữa Gia Ra Hem La, xứ Nê Phi, Dòng Suối Mặc Môn và xứ Hê Lam

  • Tài liệu phát tay:Mô Si A 21–24: Sức Mạnh và Sự Giải Thoát”

  • Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Khi học viên điền xong vào bảng biểu, hãy cân nhắc sử dụng tính năng bảng trắng hoặc chia sẻ màn hình của anh chị em với các em để các em có thể cho thấy những cụm từ yêu thích từ thánh thư mà các em đã học.