“Mô Si A 25–28: Khái Quát”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)
“Mô Si A 25–28”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn
Mô Si A 25–28
Khái Quát
Là thầy tư tế thượng phẩm trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi, An Ma đã nhận được sự hướng dẫn từ Chúa để giúp đỡ những người phạm tội nghiêm trọng. Cả ông và Vua Mô Si A đều biết nỗi đau buồn của việc chứng kiến những người trong gia đình nổi loạn chống lại Đấng Cứu Rỗi. Nhờ lòng thương xót của Đấng Ky Tô, cuối cùng họ đã được ban phước để cảm nhận được niềm vui khi nhìn thấy những người thân yêu hối cải. Đấng Cứu Rỗi đã giúp An Ma Con và các con trai của Mô Si A, những người được mô tả là “những kẻ xấu xa nhất” (Mô Si A 28:4), thay đổi sang “trạng thái ngay chính” (Mô Si A 27:25). Sau khi họ cải đạo, các con trai của Mô Si A đã đi thuyết giảng phúc âm cho dân La Man.
Chuẩn Bị Giảng Dạy
Thông tin sau đây cung cấp cho giảng viên ý tưởng về những điều có thể cần được chuẩn bị trước cho mỗi bài học.
Mô Si A 26
Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên hiểu được thiên tính đầy nhân từ và vị tha của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và lý do chúng ta nên hối cải những tội lỗi của mình.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm những câu hỏi của các em về sự hối cải. Hãy khuyến khích học viên đọc Mô Si A 26 và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này.
-
Tài liệu phát tay: “Những Lo Ngại về Sự Hối Cải”
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc gửi email hoặc nhắn tin tài liệu phát tay cho học viên của anh chị em trước giờ học. Nếu anh chị em đang chọn một điều lo ngại cho cả lớp nghiên cứu, hãy cân nhắc mời học viên nhập vào phần chat chữ cái của điều mà các em muốn nghiên cứu. Nó sẽ giúp anh chị em biết những điều mà hầu hết các học viên muốn học. Nếu học viên đang chọn một điều lo ngại để nghiên cứu riêng, thì hãy cho phép các em hoàn thành nó, sau đó cân nhắc mời các em nhập vào phần chat chữ cái của điều mà các em đã nghiên cứu. Tùy thuộc vào nhu cầu của lớp, anh chị em có thể kêu/mời gọi những học viên đã nghiên cứu cùng một nỗi lo ngại để thảo luận với nhau về những điều các em đã học. Hoặc, để đa dạng, anh chị em có thể chọn những học viên đã nghiên cứu các nỗi lo ngại khác nhau để thảo luận với nhau về những điều các em đã học được.
Mô Si A 27:1–24
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên khám phá các cách thức để giúp những người bác bỏ những lời giảng dạy của Chúa Giê Su Ky Tô để trở về cùng Ngài.
-
Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên chuẩn bị chia sẻ những câu chuyện từ thánh thư, trong đó Chúa đã giúp người nào đó thay đổi sau khi lạc lối hoặc chống đối.
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Đến cuối bài học, để giúp học viên học về việc nhịn ăn hoặc chia sẻ chứng ngôn, hãy cân nhắc nhóm học viên vào các phòng thảo luận nhóm. Hãy nhớ trưng ra các hướng dẫn để nghiên cứu một trong hai đề tài, đặt giới hạn thời gian (ví dụ như sáu phút), và thông báo cho học viên rằng các em sẽ chia sẻ những điều đã học được khi quay trở lại với cả lớp.
Mô Si A 27:24–37
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hối cải và thể hiện đức tin rằng Đấng Cứu Rỗi có thể thay đổi tấm lòng của các em.
-
Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên nghĩ đến những sự vật trong tự nhiên thay đổi một cách mạnh mẽ (như một con sâu bướm hóa thành một con bướm). Các em có thể chụp ảnh một sự vật gì đó để cho cả lớp xem.
-
Hình ảnh để trưng ra: Hình ảnh của một con sâu bướm và một con bướm; hình ảnh của thiên sứ hiện đến cùng An Ma Con; hình ảnh của Chúa Giê Su Ky Tô
-
Video: “Hy Vọng nơi Ánh Sáng của Thượng Đế” (6:46)
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Cân nhắc mời một người lớn đã cải đạo vào Giáo Hội tham dự lớp học hoặc ghi lại một video trong đó người ấy chia sẻ cách Đấng Cứu Rỗi đã giúp người ấy thay đổi. Hãy nhớ xin sự chấp thuận từ điều phối viên của anh chị em và vị lãnh đạo chức tư tế địa phương trước khi mời người đó đến.
Mô Si A 28
Mục đích của bài học: Bài học này nhằm giúp học viên gia tăng mong muốn chia sẻ phúc âm của các em.
-
Học viên chuẩn bị: Cân nhắc mời học viên nói chuyện với một cá nhân mà các em tin rằng đã được cải đạo sâu sắc theo phúc âm của Chúa Giê Su Ky Tô. Điều gì đã giúp cá nhân đó trên con đường cải đạo của mình? Anh chị em cũng có thể cân nhắc mời các học viên đánh giá mong muốn chia sẻ phúc âm của các em.
-
Dụng cụ trực quan: Một đồ vật nào đó (hoặc hình ảnh của một đồ vật nào đó) em rất yêu thích, và thích chia sẻ nó với những người khác
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Để bắt đầu bài học, hãy cân nhắc mang đến hoặc trưng ra một bức hình về một đồ vật gì đó anh chị em yêu thích đến mức muốn chia sẻ với những người khác. Chia sẻ đồ vật hoặc hình ảnh đồ vật với học viên trước khi đặt ra cho các em câu hỏi đầu tiên trong bài học.
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 9
Mục đích của bài học: Bài học này có thể giúp học viên hiểu giáo lý được dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý và giải thích các đoạn đó cho những người khác.
-
Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị sẵn trước khi đến lớp để chia sẻ về một thời điểm khi cuộc sống của các em được ban phước nhờ người nào đó giải thích thánh thư cho các em hoặc khi các em có thể ban phước cho cuộc sống của một người khác bằng cách sử dụng hoặc giải thích thánh thư.
-
Video: “Làm Sâu Sắc Thêm Sự Cải Đạo Của Chúng Ta theo Chúa Giê Su Ky Tô” (10:05; xem từ phút 6:34 đến 7:31)
-
Gợi ý giảng dạy qua video trực tuyến: Trưng ra ba bước để hiểu và giải thích những lẽ thật từ thánh thư. Yêu cầu học viên chuẩn bị chia sẻ một câu thông thạo giáo lý với người khác bằng cách sử dụng các bước này. Cân nhắc chia học viên vào các phòng thảo luận nhóm để đóng vai cách giải thích đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn.