Lớp Giáo Lý
Mô Si A 26: “Nếu Kẻ Đó Thú Tội … và Biết Hối Cải”


“Mô Si A 26: ‘Nếu Kẻ Đó Thú Tội … và Biết Hối Cải’”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Mô Si A 26”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Mô Si A 26

“Nếu Kẻ Đó Thú Tội … và Biết Hối Cải”

một em giới trẻ đang nói chuyện với vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh của mình

Sự hối cải có thể giúp chúng ta như thế nào trong cuộc sống hằng ngày của mình? Tại sao chúng ta phải thú nhận những tội lỗi của mình khi hối cải? Là thầy tư tế thượng phẩm trong Giáo Hội của Đấng Cứu Rỗi, An Ma muốn giúp đỡ những người đã phạm những tội lỗi nghiêm trọng. Thượng Đế đã ban cho ông hướng dẫn rõ ràng về những điều ông nên làm. Bài học này nhằm giúp học viên hiểu được thiên tính đầy nhân từ và vị tha của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô và lý do chúng ta nên hối cải những tội lỗi của mình.

Thương yêu những người anh chị em giảng dạy.Nhờ quyền năng của Đức Thánh Linh, chúng ta có thể được tràn đầy tình thương yêu của Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô. Hãy cầu nguyện rằng anh chị em có thể được tràn đầy tình thương yêu này dành cho học viên của mình và tìm kiếm các cơ hội để thể hiện tình thương yêu của anh chị em theo những cách phù hợp trong khi giảng dạy.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên suy ngẫm những câu hỏi của các em về sự hối cải. Hãy khuyến khích học viên đọc Mô Si A 26 và tìm kiếm câu trả lời cho những câu hỏi này.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Em nên làm gì?

Hãy tưởng tượng rằng em đã nghe người nào đó đề cập đến những câu hỏi và nỗi lo sau đây về sự hối cải:

Cân nhắc viết các câu sau đây lên trên bảng trước khi bắt đầu bài học.

  • Tôi không chắc có đáng để hối cải không.

  • Tại sao tôi phải thú nhận những tội lỗi của mình? Tại sao một số tội lỗi cần phải được thú nhận với một vị lãnh đạo chức tư tế?

  • Tôi đã phạm quá nhiều tội lỗi để Chúa có thể tha thứ cho tôi.

Giúp học viên suy ngẫm về cách các em cảm nhận về sự hối cải. Sinh hoạt sau đây là một cách thức để thực hiện điều này.

Hãy suy nghĩ một chút xem em có biết bất cứ ai có thể có bất kỳ nỗi lo nào trong số này không.

  • Một người có thể có những câu hỏi hoặc nỗi lo nào khác về sự hối cải?

Cân nhắc thêm vào bảng bất kỳ câu hỏi hoặc nỗi lo nào được học viên đề cập.

Hãy suy ngẫm về một hoặc hai câu hỏi hoặc nỗi lo trong số này mà có ý nghĩa nhất đối với em để em tập trung nghiên cứu trong bài học này. Tìm kiếm sự hướng dẫn từ Cha Thiên Thượng để giúp em tìm thấy câu trả lời và gia tăng sự hiểu biết của em về sự hối cải.

Các vấn đề trong Giáo Hội

Sau khi Chúa giải cứu An Ma và dân của ông khỏi vòng nô lệ thì họ gia nhập vào dân Nê Phi và dân của Lim Hi ở Gia Ra Hem La. Ở đó, Vua Mô Si A đã chỉ định An Ma làm người lãnh đạo của Giáo Hội. Một số người thuộc sự lãnh đạo của An Ma nhưng lại phạm tội nghiêm trọng và không hối cải (xin xem Mô Si A 26:1–6). Họ được đưa đến trước An Ma, nhưng ông bối rối không biết cách xử lý như thế nào.

Đọc Mô Si A 26:13–15, 19–24, 28–31 và tìm kiếm sự hướng dẫn mà Chúa đã ban cho An Ma.

Khuyến khích một số học viên chia sẻ những điều các em đã học. Nếu các em đề cập đến các nguyên tắc chân chính, thì hãy viết những nguyên tắc đó lên trên bảng. Nếu hữu ích, hãy cân nhắc đặt ra một số hoặc tất cả các câu hỏi sau đây:

  • Chúa đã phán người dân phải làm gì để được Ngài tiếp nhận và tha thứ?

  • Theo câu 23, tại sao Đấng Cứu Rỗi có đủ tư cách để quyết định ai có thể được tha thứ và nhận được cuộc sống vĩnh cửu?

  • Em đã học được điều gì khác về Chúa từ những câu này?

Nếu chúng ta hối cải

Em có thể đã nhận ra các nguyên tắc như sau: Nếu chúng ta thú nhận những tội lỗi của mình và thành thật hối cải, thì Chúa sẽ tha thứ cho chúng ta.Khi chúng ta càng thường xuyên hối cải, thì Chúa sẽ càng tha thứ cho chúng ta.

  • Thú nhận những tội lỗi của chúng ta có nghĩa là gì?

  • Em nghĩ “biết hối cải một cách chân thật trong lòng” (Mô Si A 26:29) có nghĩa là gì?

  • Việc biết thiên tính đầy vị tha của Chúa ảnh hưởng như thế nào đến thái độ của em đối với sự hối cải?

Những nguyên tắc này có thể giúp ích cho các câu hỏi và nỗi lo về sự hối cải trong phần đầu bài học.

Cân nhắc xem cách tốt nhất là nên giải quyết cả bốn nỗi lo hay là nên tập trung vào một hoặc hai điều liên quan nhất đến học viên của anh chị em. Cũng có thể là hiệu quả nếu chia học viên thành các nhóm nhỏ và giao cho từng nhóm chịu trách nhiệm chuẩn bị giải đáp các nỗi lo khác nhau.

Anh chị em cũng có thể mời vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh Giáo Hội hiện tại đến thăm lớp học để trả lời các câu hỏi về sự hối cải và tha thứ.

Sự Hối Cải

Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)—“Mô Si A 26: ‘Nếu Kẻ Đó Thú Tội … và Biết Hối Cải’”

Nỗi Lo A

Tôi không chắc có đáng để hối cải không.

  • Em có thể chia sẻ những câu thánh thư và nguyên tắc nào từ Mô Si A 26 hoặc các câu thánh thư khác có thể giúp giải đáp cho nỗi lo này?

Nếu hữu ích, hãy cân nhắc mời học viên xem lại Mô Si A 26:23, 29–30, cũng như đọc một số câu sau: 2 Nê Phi 9:23; 3 Nê Phi 9:22; 3 Nê Phi 27:19–20; Giáo Lý và Giao Ước 18:10–12; 19:15–20; 58:42–43.

Hãy nhớ lại rằng chính An Ma đã phạm những tội lỗi nghiêm trọng trước đó trong cuộc đời của ông và ông đã hối cải và nhận được sự tha thứ nhờ Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô (xin xem Mô Si A 11:5–7; 18:1–3; 26:15, 20).

  • Em nghĩ An Ma có thể chia sẻ điều gì với người có nỗi lo này?

Hãy suy ngẫm về những điều em hoặc những người em biết đã trải qua khi em tìm đến Đấng Cứu Rỗi Chúa Giê Su Ky Tô qua sự hối cải.

Nỗi Lo B

Tại sao tôi phải thú nhận những tội lỗi của mình? Tại sao một số tội lỗi cần phải được thú nhận với một vị lãnh đạo chức tư tế?

Chúa nói với An Ma rằng những người đã phạm tội sẽ cần phải “thú tội trước mặt ngươi [An Ma, vị lãnh đạo chức tư tế của họ] và ta [Chúa]” (Mô Si A 26:29).

  • Vì Chúa đã biết những tội lỗi của chúng ta, tại sao vẫn quan trọng cho chúng ta để thú nhận những tội lỗi đó với Ngài? Việc đó sẽ ban phước như thế nào cho cuộc sống của chúng ta?

Một số ý kiến có thể là điều đó giúp chúng ta biết chịu trách nhiệm về những hành động của mình, làm gia tăng sự khiêm nhường của chúng ta và củng cố mối quan hệ cá nhân với Chúa khi chúng ta cầu xin và nhận được sự tha thứ.

Đọc các lời phát biểu sau đây từ cuốn sách nhỏ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ và Anh Cả C. Scott Grow, Vị Thẩm Quyền Trung Ương danh dự thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi, và tìm kiếm những hiểu biết sâu sắc về khi nào và tại sao chúng ta cần thú nhận với một vị giám trợ hoặc chủ tịch chi nhánh.

Vị giám trợ của em nắm giữ các chìa khóa chức tư tế và những ân tứ thuộc linh để giúp em hối cải. Em có thể tìm kiếm sự giúp đỡ và tham vấn của ông bất cứ lúc nào. Nếu em đã phạm những tội lỗi nghiêm trọng như phạm luật trinh khiết thì hãy gặp với vị giám trợ của em. Ông ấy sẽ không chỉ trích em. Ông là một người đại diện cho Chúa Giê Su Ky Tô và sẽ giúp em biết làm thế nào để hoàn toàn hối cải và nhận được quyền năng chữa lành và củng cố của Đấng Cứu Rỗi. (Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻtrang 8)

Vị giám trợ được quyền mặc khải từ Đức Thánh Linh về các tín hữu trong tiểu giáo khu của ông, kể cả các em. … Vị giám trợ có thể giúp các em qua tiến trình hối cải trong những cách mà cha mẹ hoặc những người lãnh đạo khác của các em không thể cung ứng được. …

[Nếu chúng ta không thú tội, chúng ta] một mình tiếp tục mang gánh nặng tội lỗi, thay vì để cho Đấng Cứu Rỗi cất đi gánh nặng ấy. (C. Scott Grow, “Tại Sao và Điều Gì Tôi Cần Phải Thú Tội với Vị Giám Trợ của Tôi?Liahona, tháng Mười năm 2013, trang 28–29)

  • Làm cách nào mà lời phát biểu này có thể giúp người nào đó đang lo lắng về việc thú tội với vị lãnh đạo chức tư tế của họ?

Nỗi Lo C

Tôi đã phạm quá nhiều tội lỗi để Chúa có thể tha thứ cho tôi.

Một số ví dụ có thể bao gồm người phụ nữ đã lấy nước mắt rửa chân cho Đấng Cứu Rỗi (xin xem Lu Ca 7:36–50), câu chuyện ngụ ngôn về đứa con trai hoang phí (xin xem Lu Ca 15:11–32), và sự tha thứ của Chúa đối với Phao Lô (xin xem 1 Ti Mô Thê 1:15–16).

Nỗi Lo D

Sự lựa chọn của em

Hãy suy ngẫm về một nỗi lo thực tế hoặc thắc mắc khác mà người nào đó có thể có về sự hối cải. Nghiên cứu “Hối Cải” hoặc “Thú Nhận, Thú Tội” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (scriptures.ChurchofJesusChrist.org), tìm kiếm những lẽ thật mà có thể giúp ích. Em cũng có thể xem lại các câu thánh thư liên quan đến “Hối Cải” hoặc “Thú Nhận, Thú Tội” trong Sách Hướng Dẫn Thánh Thư (ChurchofJesusChrist.org). Cũng có thể là hữu ích khi nghiên cứu “hối cải” trong cuốn sách nhỏ Cổ Vũ Sức Mạnh của Giới Trẻ và suy ngẫm những điều em biết về Chúa mà có thể giúp ích.

Mời học viên chia sẻ những điều các em đã học được và cách mà những điều đó có thể giúp một người có thắc mắc hoặc nỗi lo đó. Hãy tìm những cách thức để nhấn mạnh tình thương yêu của Chúa và mong muốn của Ngài để tha thứ cho chúng ta khi chúng ta hối cải.

Chuyện gì đã xảy ra?

Đọc Mô Si A 26:34–37 và tìm kiếm những điều đã xảy ra khi An Ma làm theo những chỉ dẫn của Chúa.

Viết vào nhật ký ghi chép việc học tập những điều em có thể muốn nhớ hoặc làm qua bài học này. Suy ngẫm này có thể bao gồm cách em muốn ghi nhớ sự sẵn lòng tha thứ của Chúa hoặc cách em có thể muốn cố gắng thú nhận và hối cải những tội lỗi của chính mình.

Cân nhắc làm chứng về các nguyên tắc được giảng dạy trong bài học này.