Lớp Giáo Lý
Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 9: Hiểu và Giải Thích Những Lẽ Thật


“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 9: Hiểu và Giải Thích Những Lẽ Thật”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn (năm 2024)

“Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 9”, Sách Hướng Dẫn dành cho Giảng Viên về Sách Mặc Môn

Ôn Lại Phần Thông Thạo Giáo Lý 9

Hiểu và Giải Thích Những Lẽ Thật

một em giới trẻ giải thích những lẽ thật phúc âm cho những người khác

Các đoạn thông thạo giáo lý chứa những lẽ thật quan trọng về Chúa Giê Su Ky Tô và phúc âm của Ngài. Bài học này có thể giúp học viên hiểu được giáo lý được dạy trong các đoạn thông thạo giáo lý và giải thích các đoạn đó cho những người khác.

Giúp học viên phát triển khả năng thảo luận về các niềm tin phúc âm với những người khác.Giải thích giáo lý và các nguyên tắc, chia sẻ những hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm liên quan, và làm chứng về lẽ thật thiêng liêng làm sáng tỏ sự hiểu biết của học viên về giáo lý và các nguyên tắc phúc âm và cải thiện khả năng dạy phúc âm cho người khác của học viên. Thường xuyên cung cấp cơ hội cho học viên giải thích những điều các em đang học.

Học viên chuẩn bị: Mời học viên chuẩn bị sẵn trước khi đến lớp để chia sẻ về một thời điểm khi cuộc sống của các em được ban phước nhờ người nào đó giải thích thánh thư cho các em hoặc khi các em có thể ban phước cho cuộc sống của một người khác bằng cách sử dụng hoặc giải thích thánh thư.

Những Sinh Hoạt Học Tập Khả Thi

Có thể cần dạy bài học về đoạn thông thạo giáo lý thay cho bài học ôn tập này. Hãy tham khảo tiến độ giảng dạy do giám đốc hoặc điều phối viên giáo vùng hay khu vực cung cấp để đảm bảo rằng mỗi bài học về đoạn thông thạo giáo lý sẽ được giảng dạy trong khi tổ chức lớp giáo lý.

Giải thích những lẽ thật từ thánh thư

Trưng ra câu hỏi sau đây cho học viên và mời các em viết câu trả lời của mình lên trên bảng.

  • Có một số trường hợp nào khi khả năng hiểu và giải thích thánh thư của em có thể tạo ra hoặc đã tạo ra sự khác biệt trong cuộc sống của người nào đó?

Anh Cả Arnulfo Valenzuela thuộc Nhóm Túc Số Thầy Bảy Mươi đã chia sẻ một kinh nghiệm khi ông có thể ban phước cho những người khác bằng cách giảng dạy thánh thư một cách rõ ràng. Xin xem video “Làm Sâu Sắc Thêm Sự Cải Đạo Của Chúng Ta theo Chúa Giê Su Ky Tô” từ phút 6:34 đến 7:31, trên trang ChurchofJesusChrist.org, hoặc đọc lời phát biểu dưới đây.

10:5

Trong khi đang phục vụ công việc truyền giáo lúc còn trẻ, tôi đã nhận thấy rằng qua việc giảng dạy của chúng tôi bằng cách sử dụng thánh thư, cuộc sống của nhiều người đã được thay đổi. Tôi đã nhận thức được quyền năng trong thánh thư và cách chúng có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta. Mỗi người mà chúng tôi đã giảng dạy phúc âm phục hồi đều là một cá nhân đặc biệt với những nhu cầu khác nhau. Thật vậy—thánh thư là những lời tiên tri được viết bởi các vị thánh tiên tri—đã giúp họ có được một đức tin nơi Chúa và để hối cải cùng thay đổi tấm lòng họ.

Thánh thư đã làm cho họ tràn đầy niềm vui khi họ nhận được sự mặc khải, sự chỉ dẫn, sự an ủi, sức mạnh, và những sự đáp ứng cho những nhu cầu của họ. Phần đông trong số họ đã quyết định thay đổi cuộc sống của mình và bắt đầu để tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế. (Arnulfo Valenzuela, “Làm Sâu Sắc Thêm Sự Cải Đạo Của Chúng Ta theo Chúa Giê Su Ky Tô”, Liahona, tháng Mười Một năm 2021, trang 60)

  • Em nghĩ tại sao thánh thư lại có ảnh hưởng sâu sắc như vậy đến những người mà Anh Cả Valenzuela đã dạy?

    Học viên có thể cần thêm thời gian để suy ngẫm các câu hỏi sau đây. Có thể là hữu ích khi đặt ra những câu hỏi và mời học viên suy ngẫm về câu trả lời của các em khi anh chị em chia sẻ câu trả lời của chính mình.

  • Khi nào cuộc sống của em được ban phước nhờ người nào đó giải thích thánh thư cho em?

  • Em đã có thể ban phước cho những người khác qua việc giải thích thánh thư cho họ khi nào?

Hãy suy ngẫm về cách em có thể phát triển hơn nữa khả năng hiểu và giải thích thánh thư của em. Hãy nghĩ xem làm thế nào mà việc làm như vậy có thể giúp em trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn, là Đấng thường sử dụng thánh thư để giảng dạy cho những người khác (xin xem Lu Ca 24:27; Giăng 10:34–36).

Thông thạo giáo lý Sách Mặc Môn

12 đoạn thông thạo giáo lý đầu tiên của Sách Mặc Môn được liệt kê dưới đây. Cân nhắc đánh dấu các đoạn này cùng với cụm từ thánh thư then chốt trong đoạn đó nếu em chưa làm như vậy.

Trưng ra bảng biểu sau đây để học viên có thể tham khảo trong suốt bài học.

 12 Đoạn Thông Thạo Giáo Lý Đầu Tiên và Các Cụm Từ Then Chốt

Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Phần Tham Khảo Thánh Thư

1 Nê Phi 3:7

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Con sẽ đi và làm những gì Chúa đã truyền lệnh”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 2:25

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“A Đam sa ngã để loài người sinh tồn, và loài người có sinh tồn thì họ mới hưởng được niềm vui”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 2:27

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Họ được tự ý lựa chọn sự tự do và cuộc sống vĩnh cửu … hay … cảnh tù đày và sự chết”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 26:33

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Tất cả mọi người đều như nhau trước mặt Thượng Đế”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 28:30

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Thượng Đế “sẽ ban cho con cái loài người từng hàng chữ một, từng lời chỉ giáo một”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 32:3

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy nuôi dưỡng những lời nói của Đấng Ky Tô; vì này, những lời nói của Đấng Ky Tô sẽ cho các người biết tất cả những gì các người phải làm”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

2 Nê Phi 32:8–9

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Các người phải cầu nguyện luôn luôn”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 2:17

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Khi mình phục vụ đồng bào mình, thì tức là mình phục vụ Thượng Đế của mình vậy”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 2:41

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Những người tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế … được ban phước lành trong tất cả mọi điều”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 3:19

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy cởi bỏ con người thiên nhiên của mình, và trở thành một thánh hữu nhờ sự chuộc tội của Đấng Ky Tô, là Chúa”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 4:9

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

“Hãy tin nơi Thượng Đế; … hãy tin rằng Ngài có mọi sự thông sáng”.

Phần Tham Khảo Thánh Thư

Mô Si A 18:8–10

Cụm Từ Thánh Thư Then Chốt

Hãy “được báp têm trong danh Chúa, để chứng tỏ … rằng các người đã lập giao ước với Ngài”.

Suy ngẫm xem làm thế nào mà việc sử dụng mẫu mực sau đây có thể giúp em hiểu rõ hơn và giải thích những lẽ thật từ thánh thư tốt hơn.

Trưng ra hoặc cung cấp cho học viên mẫu mực gồm ba bước sau đây.

  • Bước 1: Hiểu ngữ cảnh của thánh thư và xác định cách giải thích thánh thư bằng lời của riêng em. Ngữ cảnh có thể bao gồm nơi các sự kiện đang diễn ra và ai đang nói chuyện với ai và lý do tại sao. Việc đọc đề mục chương và một vài câu xung quanh có thể giúp ích trong nỗ lực này.

  • Bước 2: Hiểu những lẽ thật có trong thánh thư đủ để có thể giải thích các lẽ thật đó. Để giúp em, hãy cân nhắc tự hỏi bản thân những câu hỏi như sau: Sứ điệp chính mà tác giả đang cố gắng chia sẻ là gì? Đoạn này dạy điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô? Làm thế nào tôi có thể trình bày lẽ thật theo một cách đơn giản? Có một số tình huống nào mà người nào đó có thể được lợi ích từ việc hiểu sứ điệp này?

  • Bước 3: Hãy suy ngẫm xem làm thế nào mà những lẽ thật em đã phát hiện ra có thể giúp cho người mà em đang giải thích. Hãy suy nghĩ về hoàn cảnh sống của họ và những vấn đề họ đang gặp phải. Tạo mối liên kết giữa những lẽ thật và những hoàn cảnh và vấn đề này.

Thực hành

Chọn một hoặc hai đoạn thông thạo giáo lý từ bảng biểu ở trên mà em muốn hiểu rõ hơn hoặc em cảm thấy sẽ là một phước lành cho em hoặc người mà em biết. Sử dụng mẫu mực em vừa học để viết ra cách em sẽ giải thích thánh thư cho người nào khác.

Sau khi đã có đủ thời gian để nghiên cứu và chuẩn bị, hãy cân nhắc mời học viên đóng kịch cách giải thích những lẽ thật thánh thư cho nhau.

Khi em hoàn thành, hãy trả lời các câu hỏi sau đây:

  • Làm thế nào mà việc sử dụng mẫu mực này làm sâu sắc thêm sự hiểu biết của em? Mẫu mực này đã giúp em như thế nào khi em chuẩn bị và giải thích đoạn thánh thư này cho những người khác?

  • Làm thế nào mà những lẽ thật em đã hiểu và giải thích có thể giúp em với hoàn cảnh cá nhân của riêng mình?

  • Làm thế nào mà việc sử dụng mẫu mực này để hiểu và giải thích thánh thư một cách thích hợp hơn có thể giúp em trở nên giống như Đấng Cứu Rỗi hơn?