Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1: 1 Nê Phi 3:7 đến Mô Si A 18:8–10


“Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1: 1 Nê Phi 3:7 đến Mô Si A 18:8–10”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

“Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 1

1 Nê Phi 3:7 đến Mô Si A 18:8–10

Trong nửa đầu của khóa học này, học viên đã nghiên cứu 12 đoạn thông thạo giáo lý trong Sách Mặc Môn từ 1 Nê Phi đến Mô Si A. Bài đánh giá này được biên soạn để đánh giá khả năng học viên ghi nhớ các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt cho các đoạn này, cũng như khả năng các em sử dụng những phần đó trong các tình huống thực tế. Bài đánh giá này cũng sẽ đánh giá sự hiểu biết của học viên về các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Bài đánh giá này cần được thực hiện trước khi kết thúc nửa đầu của khóa học. Để giúp chuẩn bị cho học viên, hãy dạy “Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập Bài Đánh Giá 1” hoặc cung cấp cho học viên hướng dẫn học tập ở cuối bài học đó. Ngoài ra, hãy dạy tất cả các đoạn thông thạo giáo lý từ 1 Nê Phi đến Mô Si A trước khi thực hiện bài đánh giá này. Có thể cần phải điều chỉnh lịch giảng dạy để đạt được mục đích này.

Nếu có thể, hãy thực hiện bài đánh giá này trực tiếp và sửa bài trong lớp ngay sau khi học viên hoàn thành hoặc trong buổi học tiếp theo.

Ngoài việc đánh giá sự hiểu biết hiện tại của học viên, kinh nghiệm làm bài và sửa bài đánh giá còn là một kinh nghiệm có ý nghĩa, xây dựng chứng ngôn cho học viên. Trong khi sửa các câu hỏi 7–12, hãy mời học viên cho biết lý do tại sao các em chọn câu trả lời đó và giải thích xem những đoạn mà các em đã chọn có thể giúp ích như thế nào trong các tình huống được mô tả. Hãy giúp học viên hiểu bất kỳ câu hỏi nào mà các em có thể đã trả lời sai. Hãy dành thời gian để trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác mà học viên có thể có.

Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn: Đánh Giá 1

Các phần tham khảo thông thạo giáo lý

Đối với các câu hỏi 1–3, hãy viết chữ cái của phần tham khảo tương ứng vào khoảng trống bên cạnh mỗi cụm từ. Vui lòng không sử dụng thánh thư của em cho phần đánh giá này.

Các Cụm Từ Then Chốt

Các Phần Tham Khảo Thánh Thư

Các Cụm Từ Then Chốt

  1. “Những người tuân giữ các lệnh truyền của Thượng Đế … được ban phước lành trong tất cả mọi điều”.

Các Phần Tham Khảo Thánh Thư

  1. 1 Nê Phi 3:7

Các Cụm Từ Then Chốt

  1. “Con sẽ đi và làm những gì Chúa đã truyền lệnh”.

Các Phần Tham Khảo Thánh Thư

  1. 2 Nê Phi 2:25

Các Cụm Từ Then Chốt

  1. “A Đam sa ngã để loài người sinh tồn, và loài người có sinh tồn thì họ mới hưởng được niềm vui”.

Các Phần Tham Khảo Thánh Thư

  1. 2 Nê Phi 2:27

Các Phần Tham Khảo Thánh Thư

  1. Mô Si A 2:41

Các Phần Tham Khảo Thánh Thư

  1. Mô Si A 3:19

Các cụm từ thánh thư then chốt

Đối với các câu hỏi 4–6, hãy điền vào các từ còn thiếu trong các cụm từ thánh thư then chốt của đoạn thông thạo giáo lý. Vui lòng không sử dụng thánh thư của em cho phần đánh giá này.

  1. “Khi mình đồng bào , thì tức là mình phục vụ của mình vậy” (Mô Si A 2:17).

  2. “[Hãy cởi] bỏ con người của mình và trở nên một nhờ sự của Đấng Ky Tô, là Chúa” (Mô Si A 3:19).

  3. Hãy “được trong danh Chúa, để … rằng các người đã lập với Ngài” (Mô Si A 18:8–10).

Áp dụng vào các tình huống thực tế

Em có thể sử dụng thánh thư của mình cho phần còn lại của bài đánh giá.

Đối với các câu hỏi 7–8, hãy xác định một hoặc nhiều đoạn thông thạo giáo lý mà có thể giúp một người nào đó trong các tình huống sau đây và giải thích cách mà (các) lẽ thật trong (các) đoạn đó có thể giúp ích. Sau đó, hãy làm theo hướng dẫn cho câu hỏi 9.

  1. Một thiếu niên phải đưa ra một quyết định quan trọng mà có thể ảnh hưởng lớn đến tương lai của bạn ấy. Bạn ấy lo lắng và không biết nên đưa ra lựa chọn nào.

  2. Một thiếu nữ sống trong tình thế mà bạn ấy cảm thấy rất khó có thể tuân giữ các giáo lệnh của Thượng Đế. Bạn ấy muốn vâng lời, nhưng điều đó có vẻ quá khó khăn trong hoàn cảnh của bạn ấy.

  3. Hãy chọn bất kỳ đoạn nào trong số 12 đoạn thông thạo giáo lý từ 1 Nê Phi đến Mô Si A, và chia sẻ một tình huống trong đó những lẽ thật được dạy trong đoạn đó có thể giúp ích cho một thiếu niên trong cuộc sống của bạn ấy.

Các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Trong các câu hỏi 10–11, em hãy cho thấy sự hiểu biết và khả năng của mình để sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

  1. Hãy giải thích ngắn gọn ba nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh sau đây bằng từ ngữ của riêng em.

    1. Hành động trong đức tin.

    2. Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

    3. Hãy tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định.

  2. Em có một người bạn đang thắc mắc tại sao một số điều bạn ấy đã được dạy gần đây ở trường dường như mâu thuẫn với những điều Thượng Đế đã dạy qua thánh thư và các vị tiên tri thời hiện đại. Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

    1. Bạn ấy có thể làm những việc cụ thể nào để hành động trong đức tin?

    2. Việc nhìn nhận tình huống này từ một quan điểm vĩnh cửu có thể giúp bạn ấy như thế nào?

    3. Các đoạn thông thạo giáo lý là những ví dụ về các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định. (Những) đoạn thông thạo giáo lý nào từ 1 Nê Phi đến Mô Si A có thể giúp ích cho người bạn của em? Bằng cách nào?

Tác động đến cuộc sống của em

  1. Đoạn thông thạo giáo lý nào mà em nghiên cứu trong học kỳ này đã tác động đến em? Đoạn đó đã tác động như thế nào đến em? Đoạn này dạy cho em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô?

Hãy cho học viên đủ thời gian để hoàn thành bài đánh giá. Sau khi học viên hoàn thành, thì hãy xem lại cùng với cả lớp. Hãy xác định xem học viên nên tự sửa bài làm của mình hay nên chuyển cho một người bạn cùng lớp để sửa.

Đáp án

  1. d. Mô Si A 2:41

  2. a. 1 Nê Phi 3:7

  3. b. 2 Nê Phi 2:25

  4. phục vụ; đồng bào; Thượng Đế

  5. thiên nhiên; thánh hữu; sự chuộc tội

  6. báp têm; chứng tỏ; giao ước

  7. Các câu trả lời có thể có bao gồm 2 Nê Phi 32:32 Nê Phi 32:8–9, nhưng học viên có thể được tính điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào nếu các em có thể giải thích cách áp dụng lẽ thật trong đoạn đó.

  8. Các câu trả lời có thể có bao gồm 1 Nê Phi 3:7Mô Si A 2:41, nhưng học viên có thể được tính điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào nếu các em có thể giải thích cách áp dụng lẽ thật trong đoạn đó.

  9. Miễn là học viên trả lời câu hỏi mở này một cách chân thành và đầy đủ, thì các em nên được tính điểm.

  10. Học viên phải giải thích ngắn gọn các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Hãy cân nhắc mời học viên so sánh những câu trả lời của các em với các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023).

  11. Học viên cần có khả năng giải thích các hành động liên quan đến việc hành động trong đức tin và những phước lành của việc xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu. Các em cũng cần xác định một đoạn thông thạo giáo lý mà có thể giúp một người nào đó đang thắc mắc tại sao một số lời dạy trên thế gian dường như mâu thuẫn với những điều Chúa đã dạy. Một số đoạn mà học viên có thể sử dụng bao gồm Mô Si A 4:92 Nê Phi 28:30.

  12. Miễn là học viên trả lời câu hỏi mở này một cách chân thành và đầy đủ, thì các em nên được tính điểm. Hãy mời các em thảo luận về đoạn thông thạo giáo lý đã chọn và lý do tại sao các em chọn đoạn đó. Hãy cân nhắc cho phép càng nhiều học viên chia sẻ càng tốt theo thời gian hiện có. Hãy mời học viên chia sẻ xem đoạn mà các em đã chọn dạy cho các em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy kết thúc phần đánh giá bằng cách chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về quyền năng của việc hiểu biết giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô như trong thánh thư của Ngài và việc biết cách áp dụng những lời giảng dạy của Ngài vào các tình huống thực tế.