Lớp Giáo Lý
Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2: An Ma – Mô Rô Ni


“Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2: An Ma – Mô Rô Ni”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên (năm 2024)

“Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2”, Hướng Dẫn Dạy Sách Mặc Môn dành cho Giảng Viên

Thông Thạo Giáo Lý: Bài Đánh Giá 2

An Ma Mô Rô Ni

Trong nửa sau của khóa học này, học viên đã nghiên cứu 12 đoạn thông thạo giáo lý từ An Ma đến Mô Rô Ni. Bài đánh giá này được biên soạn để đánh giá khả năng của học viên để ghi nhớ các phần tham khảo thánh thư và cụm từ thánh thư then chốt cho các đoạn này, cũng như khả năng của các em để sử dụng những phần đó trong các tình huống thực tế. Bài đánh giá này cũng sẽ đánh giá sự hiểu biết của học viên về các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

Hãy thực hiện bài đánh giá thông thạo giáo lý này vào bất kỳ lúc nào sau khi anh chị em đã dạy tất cả các đoạn thông thạo giáo lý từ An Ma 7:11–13 đến Mô Rô Ni 10:4–5. Để giúp chuẩn bị cho học viên, hãy dạy “Thông Thạo Giáo Lý: Ôn Tập cho Bài Đánh Giá 2” hoặc cung cấp cho học viên hướng dẫn học tập ở cuối bài học đó. Có thể cần phải dạy một số bài học thông thạo giáo lý trước khi những bài học đó được đề cập đến trong trình tự bài học để có thể thực hiện bài đánh giá trước khi kết thúc năm.

Nếu có thể, hãy thực hiện bài đánh giá này trực tiếp và chấm điểm ngay sau khi học viên hoàn thành. Anh chị em có thể trực tiếp chấm điểm từng bài đánh giá, sau đó thảo luận các câu trả lời đúng với cả lớp, hoặc anh chị em có thể mời mỗi học viên tự chấm điểm. Vì học viên có thể chia sẻ thông tin cá nhân trong một số câu trả lời của các em, đừng yêu cầu học viên chấm điểm bài đánh giá của các học viên khác.

Ngoài việc đánh giá sự hiểu biết hiện tại của học viên, việc làm bài và thảo luận về bài đánh giá cũng cần là thời gian cho học viên có những suy ngẫm cá nhân có ý nghĩa. Trong khi thảo luận các câu hỏi 7–12, hãy mời học viên cho biết lý do tại sao các em chọn câu trả lời đó và giải thích (các) đoạn mà các em đã chọn có thể giúp ích như thế nào trong các tình huống được mô tả. Hãy giúp học viên hiểu bất kỳ câu hỏi nào mà các em có thể đã trả lời sai. Hãy dành thời gian để trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác mà học viên có thể có.

Các Sinh Hoạt Học Tập Có Thể Thực Hiện

Thông Thạo Giáo Lý Sách Mặc Môn: Bài Đánh Giá 2

Các phần tham khảo thông thạo giáo lý

Đối với các câu hỏi 1–3, hãy viết chữ cái của phần tham khảo tương ứng vào khoảng trống bên cạnh mỗi cụm từ. Vui lòng không sử dụng thánh thư của em cho phần đánh giá này.

Các Cụm Từ Then Chốt

Các Phần Tham Khảo Thánh Thư

  1. “Lòng bác ái là tình thương yêu thanh khiết của Đấng Ky Tô”.

  1. An Ma 39:9

  1. “Và Ngài sẽ đi ra ngoài đời để chịu đựng mọi sự đau đớn, thống khổ, cùng mọi cám dỗ”.

  1. An Ma 41:10

  1. “Chớ đi theo sự thèm khát của mắt mình nữa”.

  1. Mô Rô Ni 7:45–48

  1. Hê La Man 5:12

  1. An Ma 7:11–13

Các cụm từ thánh thư then chốt

Đối với các câu hỏi 4–6, hãy điền vào các từ còn thiếu trong các cụm từ thánh thư then chốt của đoạn thông thạo giáo lý. Vui lòng không sử dụng thánh thư của em cho phần đánh giá này.

  1. “Hãy cầu vấn với một tấm lòng , với thật sự, cùng có đức tin nơi Đấng Ky Tô. … Và bởi quyền năng của Đức Thánh Linh, các người sẽ có thể lẽ thật của tất cả mọi điều”. (Mô Rô Ni 10:4–5)

  2. “Chúng ta phải xây dựng của mình trên của chúng ta”. (Hê La Man 5:12)

  3. “Các người không thể nhận được cho đến khi của các người đã được ”. (Ê The 12:6)

Áp dụng vào các tình huống thực tế

Em có thể sử dụng thánh thư của mình cho phần còn lại của bài đánh giá.

Đối với các câu hỏi 7–9, hãy xác định một hoặc nhiều đoạn thông thạo giáo lý từ An Ma đến Mô Rô Ni mà có thể giúp một người nào đó trong các tình huống sau đây. Hãy giải thích lý do tại sao em chọn (các) đoạn đó.

  1. Một thiếu nữ đang học về Giáo Hội muốn biết mình nên làm gì để noi theo Chúa Giê Su Ky Tô.

  2. Người bạn của em không hiểu tầm quan trọng của Chúa Giê Su Ky Tô và hỏi em rằng Ngài đã làm gì cho chúng ta.

  3. Một thiếu niên muốn biết làm thế nào mà bạn ấy có thể nhận được sự giúp đỡ và sức mạnh của Thượng Đế để được bảo vệ khỏi những sự cám dỗ của Sa Tan.

Các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh

Trong các câu hỏi 10–11, em hãy cho thấy sự hiểu biết và khả năng của mình để sử dụng các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh.

  1. Em sẽ giải thích như thế nào cho một người nào đó về các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh sau đây?

    1. Hành động trong đức tin.

    2. Xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu.

    3. Hãy tìm kiếm thêm sự hiểu biết qua các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định.

  2. Một thiếu nữ đôi khi cảm thấy những lệnh truyền của Thượng Đế quá khắt khe. Bạn ấy tự hỏi liệu có hạnh phúc hơn không nếu bạn ấy có thể sống cuộc sống của mình theo bất kỳ cách nào mà bạn ấy cảm thấy là tốt nhất.

    Hãy trả lời những câu hỏi sau đây:

    1. Bạn ấy có thể làm những việc cụ thể nào để hành động trong đức tin?

    2. Việc nhìn nhận tình huống này từ một quan điểm vĩnh cửu có thể giúp bạn ấy như thế nào?

    3. Các đoạn thông thạo giáo lý là những ví dụ về các nguồn phương tiện thiêng liêng đã được Chúa quy định. (Những) đoạn thông thạo giáo lý nào có thể hữu ích trong tình huống này? Giúp ích như thế nào?

  3. Trong số 12 đoạn thông thạo giáo lý mà em đã nghiên cứu trong nửa sau của Sách Mặc Môn, đoạn thông thạo giáo lý nào đã đặc biệt hữu ích hoặc có ý nghĩa đối với em? Tại sao?

Hãy cho học viên đủ thời gian để hoàn thành bài đánh giá. Sau khi học viên hoàn thành, thì hãy xem lại cùng với cả lớp. Anh chị em có thể chấm điểm các bài đánh giá hoặc yêu cầu học viên tự sửa bài làm của mình.

Đáp Án:

  1. c. Mô Rô Ni 7:45–48

  2. e. An Ma 7:11–13

  3. a. An Ma 39:9

  4. chân thành; chủ ý; biết được

  5. nền móng; đá; Đấng Cứu Chuộc

  6. bằng chứng; đức tin; thử thách

  7. Các câu trả lời có thể có bao gồm 3 Nê Phi 27:20 hoặc Mô Rô Ni 7:45–48, nhưng học viên có thể được tính điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào nếu các em có thể giải thích cách áp dụng lẽ thật trong đoạn đó.

  8. Các câu trả lời có thể có bao gồm An Ma 7:11–13 hoặc An Ma 34:9–10, nhưng học viên có thể được tính điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào nếu các em có thể giải thích cách áp dụng lẽ thật trong đoạn đó.

  9. Các câu trả lời có thể có bao gồm Hê La Man 5:12 hoặc Ê The 12:27, nhưng học viên có thể được tính điểm khi sử dụng bất kỳ đoạn thông thạo giáo lý nào nếu các em có thể giải thích cách áp dụng lẽ thật trong đoạn đó.

  10. Học viên phải giải thích ngắn gọn các nguyên tắc để đạt được sự hiểu biết thuộc linh. Hãy cân nhắc mời học viên so sánh những câu trả lời của các em với các đoạn 5–12 của phần “Đạt Được Sự Hiểu Biết Thuộc Linh” trong Tài Liệu Chính Yếu cho Phần Thông Thạo Giáo Lý (năm 2023).

  11. Học viên cần có khả năng giải thích cách em thiếu nữ này có thể hành động trong đức tin và xem xét các khái niệm và câu hỏi với một quan điểm vĩnh cửu. Các em cũng nên xác định một đoạn thông thạo giáo lý mà có thể giúp giải quyết những mối bận tâm của em ấy. Các câu trả lời có thể bao gồm An Ma 41:10, Ê The 12:6, và Mô Rô Ni 10:4–5.

  12. Miễn là học viên trả lời câu hỏi mở này một cách chân thành và đầy đủ, thì các em nên được tính điểm. Hãy mời học viên thảo luận về đoạn thông thạo giáo lý mà các em đã chọn cho câu hỏi 12 và lý do tại sao các em chọn đoạn đó. Có thể là hiệu quả khi cho càng nhiều học viên càng tốt chia sẻ trong thời gian còn lại. Hãy mời học viên chia sẻ xem đoạn mà các em đã chọn dạy cho các em điều gì về Cha Thiên Thượng và Chúa Giê Su Ky Tô.

Hãy kết thúc phần đánh giá bằng cách chia sẻ chứng ngôn của anh chị em về quyền năng của việc hiểu biết giáo lý của Chúa Giê Su Ky Tô như trong thánh thư của Ngài và việc biết cách áp dụng những lời giảng dạy của Ngài vào các tình huống thực tế.